5. Bố cục của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Luận văn sử dụng dữ liệu thứ cấp từ sách, báo đã được xuất bản, các dữ liệu do cơ quan quản lý các khoản thu từ đất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và huyện Thanh Ba cung cấp, đó là: các báo cáo tổng kết năm, các bài viết có liên quan đến đề tài luâ ̣n văn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Thuế và các Chi cục Thuế thuô ̣c tỉnh Phú Thọ. Tài liê ̣u thứ cấp còn được thu thâ ̣p từ các báo cáo củ a Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; các báo cáo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Thanh Ba, Sở Tài nguyên,
Phòng Tài nguyên, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất Thanh Ba…, các tạp chí thuế, internet…
Nguồn số liệu còn được tổng hợp từ các tờ khai thuế, báo cáo tài chính, quyết toán thuế hàng năm và chứng từ nộp tiền, số liệu kiểm tra hàng năm, từ hệ thống dữ liệu thông tin cấp Chi cục, trên các chương trình phần mềm tin học ứng dụng quản lý thuế: QLT, QLN, TINC, QHS, iHTTK, TMS có tại Chi cục. Hệ thống các văn bản pháp quy về thuế, văn bản hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
2.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp * Chọn điểm nghiên cứu:
Luận văn tập trung điều tra những doanh nghiệp,cá nhân sử dụng đất có phát sinh nghĩa vụ tài chính đang hoạt động tại địa bàn huyện Thanh Ba.
* Chọn mẫu điều tra:
- Mẫu nghiên cứu: Được chọn theo 2 nhóm đối tượng, bao gồm: doanh nghiệp, cá nhân sử dụng đất (100 đối tượng) (xem phụ lục 3) và 70 cán bộ quản lý (16 cán bộ ngành thuế, 54 cán bộ UBND xã, thị trấn) (xem phụ lục 4).
- Đối tượng chọn mẫu:
+ Cán bộ quản lý: Điều tra toàn thể cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất, cụ thể: điều tra 16 cán bộ quản lý, chiếm 100% tổng số cán bộ đang làm công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế huyện Thanh Ba. Trong đó, phỏng vấn điều tra 4 cán bộ làm việc tại văn phòng Chi cục Thuế và 12 cán bộ làm việc tại các Đội thuế liên xã. Số phiếu phát ra là 16, số phiếu thu về là 16, đạt tỷ lệ 100%.
+ Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng đất: Áp dụng công thúc chọn mẫu điều tra khi biết trước tổng thể nghiên cứu (Công thức Slovin):
N Trong đó: n: Cỡ mẫu n = . N: Tổng mẫu
Tại địa bàn nghiên cứu có 134 doanh nghiệp, cá nhân được giao đất, cho thuê đất để SXKD có phát sinh nghĩa vụ nộp các khoản thu từ đất, áp dụng công thức trên với tổng mẫu N= 134; sai số chọn mẫu e = +_ 5%; ta có:
n = 134 = 100
1 + 134 x 0,05 x 0,05
Điều tra 100 doanh nghiệp, cá nhân đang khai, nộp các khoản thu từ đất (60 doanh nghiệp và 40 cá nhân sử dụng đất). Trong số các doanh nghiệp đã chọn có loại hình doanh nghiệp Nhà nước (4 doanh nghiệp, chiếm 4%), doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần (16 doanh nghiệp, chiếm 16%), Công ty liên doanh (1 doanh nghiệp, chiếm 1%), công ty trách nhiệm hữu hạn (35 doanh nghiệp, chiếm 40%), quỹ tín dụng (4 quỹ, chiễm 4%) và cá nhân thuê đất (40 cá nhân, chiếm 40%). Số phiếu phát ra 100, số phiếu thu về: 100, đạt tỷ lệ 100%.
+ Cán bộ quản lý địa phương cấp xã, thị trấn: Điều tra toàn bộ 54 cán bộ là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và cán bộ trực tiếp làm công tác địa chính của các xã, thị trấn. Số phiếu phát ra là 54, số phiếu thu về là 54, đạt tỷ lệ 100%.
2.2.1.3. Tiến hành thu thập dữ liệu
Tác giả sử dụng thang đo cấp quãng (thang Likert 1932 - thang đo lấy tổng) để tiến hành điều tra, phỏng vấn. Thang Likert là loại thang đo trong đó một chuỗi các phát biểu liên quan đến thái độ trong câu hỏi được nêu ra và người trả lời sẽ chọn một trong các trả lời đó.
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh hoạt kết hợp với việc áp dụng bảng hỏi, đàm thoại với họ dạng thang đo Likert thông qua các câu hỏi phù hợp với tình hình thực tế hiện nay (thực hiện phỏng vấn thử 4 phiếu điều tra - 2 phiếu điều tra cán bộ quản lý và 2 phiếu điều tra doanh nghiệp để kiểm tra lại tính phù hợp của bảng hỏi cho các đối tượng). Đồng thời, kiểm tra tình hình thực tiễn của thông tin thông qua quan sát trực tiếp.
Bước 2: Điều tra thử nghiệm Bước 3: Thu thập thông tin
Bước 4: Phân tích và xử lý thông tin
Bước 5: Tổng hợp và rút ra những kết luận đánh giá