Kinh nghiệm quản lý các khoản thu từ đất tại một số địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại chi cục thuế huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm quản lý các khoản thu từ đất tại một số địa phương

1.2.1.1. Kinh nghiệm tại Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Hạ Hòa là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc thuộc tỉnh Phú Thọ trong vùng Trung du Bắc Bộ, phía Bắc giáp danh với tỉnh Yên Bái, phía Đông

giáp huyện Cẩm Khê và phía Nam giáp huyện Thanh Ba. Huyện Hạ Hòa có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.930, 62 ha. Hạ Hòa có địa hình trung du đồi núi tương đồng với huyện Thanh Ba. Một phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi, địa hình bị chia cắt bởi dòng sông Hồng nên việc quản lý đất đai của huyện gặp khó khăn hơn huyện Thanh Ba.

Được tách ra từ huyện Thanh Hòa thuộc tỉnh Phú Thọ năm 1995, Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa được thành lập ngay sau khi có quyết định tách huyện. Trong thời gian qua, tình hình kinh tế trong nước nói chung, của tỉnh Phú Thọ và huyện Hạ Hòa nói riêng tuy đã có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn chậm, diễn biến phức tạp và có nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế. Trước yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý, thu thuế theo lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành Thuế, Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa đã đạt được nhiều điểm nhấn quan trọng và rất đáng tự hào. Đặc biệt là công tác quản lý các khoản thu từ đất ngày càng đạt hiệu quả cao, số thu được tăng lên theo từng năm đã góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ thu Ngân sách nhà nước của huyện, thúc đẩy kinh tế phát triển, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình phát triển, vào sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của huyện Hạ Hòa. Đến năm 2014, tại huyện Hạ Hòa đã có 28 dự án đầu tư của doanh nghiệp được chứng nhận đầu tư và trên 50 hộ gia đình được cấp phép để thuê đất với mục đích SXKD với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 295,65 tỷ đồng, diện tích đất cho thuê là 89,72 ha. Thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng bộ huyện đề ra, Chi cục thuế thuế Hạ Hòa đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách thuế và các khoản thu từ đất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của nhân dân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn huyện; Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện việc giao đất thông qua

hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai năm 2003 và năm 2013 nhằm đảm bảo công khai minh bạch, tăng thu ngân sách cho nhà nước; Tăng cường tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất; Hoàn thiện bộ máy, bố trí cán bộ có chuyên môn thực hiện nhiệm vụ quản lý các khoản thu từ đất. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện, tập trung rà soát, bãi bỏ hoặc đề nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính, các quy định không cần thiết, nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, hộ gia đình cá nhân sử dụng đất. Tăng cường phối hợp với các Phòng chuyên môn của huyện, ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện trong việc giới thiệu quy hoạch và cấp phép dự án, xây dựng phương án gia chi đấu giá quyền sử dụng đất. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường công tác quy hoạch và xây dựng; quy hoạch sử dụng đất. Tăng cường kiểm tra nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các chủ đầu tư vi phạm Luật Đất đai và pháp luật có liên quan. Số thu thuế từ đất đai của huyện Hạ Hòa giai đoạn từ năm 2012 đến hết năm 2014 được thể hiện ở bảng 1.1 sau đây:

Bảng 1.1. Số thu thuế từ đất đai của huyện Hạ Hòa (2012-2014)

ĐVT: Triệu đồng TT Năm Thuế SD ĐPNN Thuê đất Thu tiền SD Đất Thuế CQ SDĐ Tổng 1 2012 205,6 388,9 21.566,2 395,8 22.556,5 2 2013 236,7 430,5 25.430,5 406,9 26.504,6 3 2014 245,4 436,2 31.469,8 459,8 32.611,2

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa) 1.2.1.2. Kinh nghiệm tại Chi cục Thuế huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

Lâm thao là một huyện đồng bằng trung du nằm ở phía Tây Nam thuộc tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp danh với Thị xã Phú Thọ, phía Đông Bắc giáp

huyện Phù Ninh, phía Tây giáp sông Hồng và huyện Tam Nông, phía Tây Nam và phía Nam giáp Thành phố Việt Trì. Huyện Lâm Thao có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha. Là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ, mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì – Bãi Bằng – Lâm Thao) nên đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế. Lâm Thao có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và hai thị trấn, trong đó có 3 xã miền núi, 11 xã, thị trấn là Đồng Bằng. Là cửa ngõ giữa miền núi và Đồng Bằng, giữa nông thôn và thành thị, giao thông tương đối thuận tiện, có nhiều điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, là địa bàn thuận lợi cho việc sản xuất hàng hóa cung cấp cho các vùng khác. Đặc biệt với địa thế trên, Lâm Thao đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân bố các khu công nghiệp tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư, tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế, thương mại với các tỉnh trong khu vực và cả nước. “Đất đai là yếu tố cơ bản và quan trọng tham gia vào mọi hoạt động an

sinh, kinh tế của con người” (Nguyễn Mạnh Khởi, 2008).

Ngành Thuế huyện Lâm Thao thực hiện sự chỉ đạo tích cực của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ; sự quan tâm lãnh đạo sát sao của Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thuyện, đã chủ động, phối kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân, cá nhân nộp thuế và cán bộ công chức trong toàn Chi cục đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác thuế qua các năm. Công tác quản lý các khoản thu từ đất của Chi cục Thuế huyện Lâm Thao đặc biệt được chú trọng. Ngành Thuế đã tích cực chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện quy

hoạch sử dụng đất nhằm phân bố lại đất đai, đảm bảo hài hoà giữa các mục tiêu sử dụng đất trong ngắn hạn cũng như dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tránh tình trạng chồng chéo trong việc sử dụng đất, góp phần quản lý chặt chẽ tài nguyên đất, kế hoạch hoá việc giao đất, cấp đất, đấu giá đất, cho thuê đất, thu hồi đất, giải quyết tranh chấp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả trước mắt cũng như lâu dài. Phối hợp với các ngành và Uỷ ban nhân dân huyện tăng cường đối thoại với các nhà đầu tư, người nộp thuế để kịp thời trợ giúp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về thủ tục thẩm tra phê duyệt dự án, chấp thuận đầu tư, giải phóng mặt bằng, đấu giá đất, giao đất và cho thuê đất. Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác vận động, công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách thuế và các khoản thu từ đất tới người nộp thuế. Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý cho cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất. Tăng cường đào tạo các lớp công nghệ thông tin, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý các khoản thu từ đất chuyên nghiệp, hiệu quả. Số thu thuế từ đất đai của huyện Lâm Thao giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 được thể hiện ở bảng 1.2 sau đây:

Bảng 1.2. Số thu thuế từ đất đai của huyện Lâm Thao (2012-2014)

Đơn vị tính: Triệu đồng TT Năm Thuế SD ĐPNN (thuế nhà đất) Tiền thuê đất Thu tiền SD Đất Thuế CQ SDĐ Tổng 1 2012 502,6 850,5 40.636,3 389,4 42.378,8 2 2013 561,4 652,8 49.365,7 398,9 50.978,8 3 2014 575,2 613,7 72.396,5 465,5 74.050,9

(Nguồn: Chi cục Thuế huyện huyện Lâm Thao)

Ở Việt Nam, quản lý các khoản thu từ đất là một lĩnh vực quan trọng và nhạy cảm . Thực tiễn công tác quản lý các khoản thu từ đất của 2 Chi cục thuế Hạ Hòa và Lâm Thao cho thấy, cách quản lý nguồn thu từ đất ở mỗi huyện đều có những điểm mạnh riêng. Trong xu thế hội nhập, đất đai là nguồn tài nguyên ngày càng được coi trọng và cạn kiệt, quản lý các khoản thu từ đất có nhiều thay đổi về chế độ, chính sách, có tác động trực tiếp đến công tác nghiệp vụ hành thu như: Triển khai thực hiện Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, xoá bỏ thuế nhà đất, về quy trình thủ tục có những điều chỉnh thay đổi. Các chính sách được đề ra đều rất chú trọng đến tính tổng thể, có tầm nhìn dài hạn và toàn cục. Vì vậy, một số bài học kinh nghiệm được rút ra cho Chi cục Thuế Thanh Ba đó là:

Thứ nhất, đổi mới và đẩy mạnh các biện pháp quản lý thu đối với các

khoản thu liên quan đến đất đai, kinh doanh bất động sản theo hướng tăng cường phân cấp quản lý từ Cục thuế (cấp tỉnh) cho Chi cục thuế (cấp huyện), đồng thời gắn việc đẩy mạnh chỉ đạo Chi Cục thuế thực hiện theo đúng chức năng nhiệm vụ mà Tổng Cục thuế đã quy định.

Thứ hai, tăng cường phối hợp với các ngành liên quan trong công tác

quản lý sử dụng đất đai ngay từ khâu quy hoạch sử dụng đất, phê duyệt dự án, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất, chuyển nhượng đất đai để quản lý thu NSNN đầy đủ và kịp thời các khoản thu từ đất (trong thực tế đây là kinh nghiệm quan trọng nhất).

Thứ ba, tập trung tuyên truyền và tích cực tham mưu cho cấp uỷ chính

quyền các cấp tập trung chỉ đạo thực hiện tốt quản lý các khoản thu từ đất, khai thác hiệu quả các nguồn thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước.

Thứ tư, hoàn thiện cơ chế quản lý các khoản thu từ đất theo hướng

lợi hơn nữa cho người nộp thuế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, đề nghị Cục Thuế Phú Thọ và các Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cần có chiến lược ưu tiên phát triển và tăng cường năng lực thể chế, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý các khoản thu từ đất tại các Chi cục thuế. Thúc đẩy việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý các khoản thu từ đất.

Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư công nghệ thông tin, trang thiết bị làm việc hiện đại tại cơ quan thuế để cán bộ quản lý các khoản thu từ đất thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, tạo điều kiện tốt nhất có thể để cán bộ công chức yên tâm, gắn bó với công việc được giao.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

1.Quản lý các khoản thu từ đất gồm những nội dung nào?

2.Thực trạng quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế huyện Thanh Ba trong thời gian qua như thế nào?

3.Công tác quản lý các khoản thu từ đất có tác động như thế nào đến phát triển kinh tế xã hội huyện Thanh Ba? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế huyện Thanh Ba?

4.Cần phải có những giải pháp và kiến nghị gì để hoàn thiện công tác quản lý các khoản thu từ đất tại Chi cục Thuế huyện Thanh Ba trong thời gian tới?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý các khoản thu từ đất tại chi cục thuế huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)