Thực trạng tạo động lực tại kiểm toán viên nhà nước chuyên ngành Ia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc đối với cán bộ kiểm toán viên nhà nước chuyên ngành IA thuộc kiểm toán nhà nước việt nam​ (Trang 57 - 58)

Các công cụ tạo động lực cho Kiểm toán viên còn yếu và chưa thực sự phát huy tác dụng tối ưu trong tạo động lực cho Kiểm toán viên.

Còn nhiều bất cập trong chế độ tiền lương hiện nay. Sự gia tăng thực tế của lương, thưởng… không thực sự mang lại mức thu nhập phù hợp để đảm bảo mức sống tối thiểu của Kiểm toán viên bởi rất nhiều nguyên nhân mà nguyên nhân chủ yếu là do lạm phát kinh tế, do chỉ số giá tiêu dùng tăng tương ứng với tăng lương, thậm chí còn cao hơn tăng lương…

Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên, các chương trình đào tạo bồi dưỡng được xây dựng chủ yếu chỉ nhằm đáp ứng các yêu cầu chung của chức danh Kiểm toán viên, cụ thể là các ngạch kiểm toán viên, kiểm toán viên chính và kiểm toán viên cao cấp. Chính vì lý do này nên nội dung đào tạo còn chưa gắn nhiều liền thực tiễn công tác của công chức ở các cơ quan HCNN do đặc thù khác nhau trong chuyên môn của mỗi cơ quan HCNN. Điều này khiến cho các hoạt động đào tạo bồi dưỡng có xu hướng giống như hoàn thiện bằng cấp, chứng chỉ, điều kiện để bổ nhiệm chức danh công chức… vì thế công tác đào tạo bồi dưỡng không đạt hiệu quả tạo động lực một cách thực sự.

Việc áp dụng các biện pháp tạo sức hút từ công việc nhằm kích thích động lực làm việc cho công chức rất hạn chế. Biện pháp tạo sức hút từ công việc chưa

thực sự được chú trọng, hình thức được áp dụng chủ yếu là luân chuyển, điều động; biện pháp mở rộng hay làm giàu công việc chưa được quan tâm đúng mức khiến cho công việc trong cơ quan phần nào thiếu sức hút đối với nguồn nhân lực có kỹ năng, trình độ cao (chủ yếu chọn làm việc tại khu vực tư hoặc các tổ chức nước ngoài), đồng thời đã ảnh hưởng không nhỏ tới động lực làm việc.

Sự rời rạc của công cụ đào tạo với các nội dung khác của công tác cán bộ, đặc biệt là tạo cơ hội thăng tiến đã khiến cho công tác đào tạo bồi dưỡng chưa thực sự phát huy tác dụng tạo động lực cho công chức. Chính việc đãi ngộ, đánh giá công chức chưa thực sự xuất phát từ năng lực công tác đã làm giảm động lực học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác của đội ngũ công chức, giảm hiệu quả sử dụng công chức sau đào tạo bồi dưỡng.

Một biểu hiện nữa khiến công cụ đào tạo bồi dưỡng chưa tạo động lực thực sự cho công chức là việc lạm dụng quá mức công cụ này dẫn đến tư tưởng coi trọng bằng cấp, chứng chỉ trong xem xét, đánh giá cán bộ mà không gắn với thực tiễn công việc để tạo cơ hội thăng tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc đối với cán bộ kiểm toán viên nhà nước chuyên ngành IA thuộc kiểm toán nhà nước việt nam​ (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)