6. Bố cục của khóa luận
1.3.3. Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964 1968)
Kỳ vọng chính là mong muốn nhận được cái gì sau khi hoàn thành một công việc hoặc một nhiệm vụ nào đó. Nếu ta biết được mong muốn của NLĐ thì sẽ kích thích họ nỗ lực làm việc hơn từ đó sẽ tạo ra thành tích cao hơn. Nếu kích thích đúng thì sẽ tạo ra lợi ích cho cả hai phía là NLĐ và tổ chức.
Nỗ lực của NLĐ căn cứ vào phần thưởng sau khi thực hiện xong công việc mang lại cho họ. Neu phần thưởng mang lại mà tích cực như tiền lương cao, cơ hội thăng tiến. thì họ sẽ cố gắng, nỗ lực làm việc. Nhưng nếu phần thưởng mang lại tiêu cực như mệt mỏi, nhàm chán, chịu áp lực cao... thì họ cũng có thể cố gắng nhưng đó không phải là động lực mà là sự ép buộc, nếu chịu áp lực quá có thể họ sẽ rời bỏ tổ chức.
Học thuyết này nhấn mạnh đến công tác trả công, trả thưởng cho NLĐ. Đây là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động lớn đối với NLĐ. NLĐ muốn tối đa hóa độ thỏa mãn được kỳ vọng của mình, còn nhà quản lý phải quan tâm đến mức tiền công, tiền thưởng để đảm bảo chi phí đó không vượt quá kết quả làm được của NLĐ nhưng vẫn đảm bảo sức hấp dẫn đối với họ.
Học thuyết này do Victor H. Vroom, người gốc Canada đưa ra. Học thuyết chỉ ra rằng các cá nhân sẽ có động lực nếu họ tin vào:
- Mối quan hệ xác thực giữa các cố gắng và thành tích đạt được; - Thành tích của NLĐ sẽ mang lại cho NLĐ phần thưởng xứng đáng.
- Phần thưởng mà NLĐ đạt được sẽ làm thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của họ.
- Sự mong muốn thỏa mãn các nhu cầu đủ mạnh để NLĐ có những cố gắng cần thiết.
Lý thuyết này của Victor H. Vroom có thể được áp dụng trong quản lý nhân viên tại cơ quan, doanh nghiệp, theo đó các nhà quản lý nên hoạch định các chính sách quản trị nhân lực sao cho các chính sách này phải thể hiện rõ mối quan hệ giữa nỗ lực và thành tích, giữa thành tích- kết quả và phần thưởng, đồng thời tạo nên sự hấp dẫn của các kết quả/ phần thưởng đối với NLĐ khi thực hiện những điều này, động lực lao động của NLĐ sẽ tạo ra.