6. Bố cục của khóa luận
1.4.2. Biện pháp phi tài chính
Các biện pháp kích thích phi tài chính liên quan đến thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần cho NLĐ, bao gồm các biện pháp cơ bản sau:
Tuyển chọn, bố trí, sắp xếp lao động hợp lí
Trong một doanh nghiệp , nếu mỗi NLĐ đều được bố trí và được sử dụng hợp lí sẽ đem lại hiệu quả lao động rất cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có biện pháp bố trí và sử dụng lao động hiệu quả, đặc biệt là ở Việt Nam thì vấn đề này còn nhiều bức bối. Tình trạng bố trí lao động làm việc trái ngành, trái nghề diễn ra phổ biến không chỉ ở lao động phổ thông mà cả những lao động có chuyên môn cao.
Tạo điều kiện làm việc thuận lợi
Để nâng cao chất lượng làm việc của NLĐ, điều thiết yếu ở các doanh nghiệp phải luôn coi trọng việc cải thiện điều kiện làm việc thông qua thực hiện tốt các chính sách an toàn vệ sinh lao động, đầu tư trang bị máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc của NLĐ.
Cải thiện điều kiện làm việc không những để bảo vệ sức khỏe, tránh bệnh nghề nghiệp cho NLĐ mà còn nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Để cải thiện điều kiện làm việc cần phải làm thay đổi tính chất công việc cũng như cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường và thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động.
Đặc điểm công việc hoặc đặc điểm ngành nghề của công việc, có ảnh hưởng mang tính quyết định đến mức độ tiêu hao sức lực và trí lực của NLĐ. Để thay đổi đặc tính công việc, cần tập trung vào nghiên cứu cải tiến công cụ lao động, đối mới công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật trong quá trình lao động.
Tình trạng vệ sinh môi trường nơi làm việc gồm cả yếu tố: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, bụi, độ ẩm, không khí,... tình trạng vệ sinh môi trường nơi làm việc không tốt có thể làm năng suất lao động giảm, tỷ lệ sai hỏng tăng, tâm lý NLĐ căng thẳng, chán nản.
Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp
Thăng tiến là việc một NLĐ được chuyển lên một vị trí làm việc cao hơn, có uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có các điều kiện làm việc tốt hơn và các cơ hội phát triển nhiều hơn.
Thăng tiến nếu được tổ chức và quản lý tốt sẽ đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với cả NLĐ và doanh nghiệp, đó là: Đáp ứng được nhu cầu về nhân lực và phát triển của doanh nghiệp, đồng thời sử dụng được tài năng của NLĐ; Khuyến khích được NLĐ phục vụ tốt nhất theo khả năng của mình và phấn đấu nâng cao trình độ nghề nghiệp; Giúp cho doanh nghiệp có thể giữ được NLĐ giỏi, có tài năng, thu hút những NLĐ giỏi đến với doanh nghiệp. Do vậy, cơ hội thăng tiến là một trong những hình thức tạo động lực làm việc cho NLĐ.
Tạo môi trường làm việc đoàn kết, thân thiện, lành mạnh
Trong công việc, mọi nhân viên đều mong muốn được làm việc trong một doanh nghiệp với môi trường làm việc thật vui vẻ, mọi người luôn giúp đỡ nhau. Nhưng để thực hiện được điều này không phải ai cũng làm được. Trong doanh nghiệp cần duy trì được bầu không khí làm việc thuận lợi, đồng nghiệp tôn trọng lẫn nhau, thường xuyên giúp đỡ nhau, quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không quá căng thẳng... sẽ tạo tâm lý làm việc thoải mái cho mỗi nhân viên để họ nỗ lực phấn đấu , tạo điều kiện nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên.
Doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho NLĐ. Điều kiện làm việc là nơi mà NLĐ tiếp xúc hàng ngày, nên có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ lam việc và hiệu quả công việc của NLĐ. Cách bài trí thiết bị, công cụ, dụng cụ làm việc, ánh sáng, vệ sinh... có ảnh hưởng rất lớn tới tâm trạng làm việc của NLĐ. Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của NLĐ, cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc là những việc làm hết sức cần thiết để tạo điều kiện cho NLĐ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Môi trường vật chất phù hợp, tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện để NLĐ tăng cường động lực lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, để NLĐ làm việc có hiệu quả nhất.
Cơ hội đào tạo và phát triển
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng hợp những hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của NLĐ.
Đối với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ được xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho NLĐ, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NLĐ, bù đắp được những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của NLĐ. Đối với NLĐ, việc được đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng thực hiện công việc của họ. Thông qua đó, quá trình thực hiện công việc của họ nhanh hơn, hiệu quả hơn có thể giúp họ có được
mức thu nhập cao hơn, đóng góp và nhận về những giá trị lớn hơn từ tổ chức. Khi hoạt động đào tạo và phát triển được tổ chức cho NLĐ , NLĐ sẽ tin tưởng hơn vào những chiến lược phát triển lâu dài và sự phát triển bền vững của tổ chức. NLĐ cũng có thể tin tưởng vào những cơ hội thăng tiến dành cho họ.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hình thức nhằm nâng cao và phát triển khả năng, kinh nghiệm của NLĐ. Đào tạo không những giúp nâng cao kiến thức và trình độ cho bản thân NLĐ, nó còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tổ chức bởi vì chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố tạo nên hiệu quả trong công việc, một tổ chức có được đội ngũ lao động có chất lượng cao sẽ giúp tổ chức tạo được vị thế trên thị trường lao động.
Để tiến hành hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, các doanh nghiệp có thể tiến hành bằng cách tự tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, phương pháp và kế hoạch cụ thể với sự hướng dẫn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho NLĐ học tập thông qua việc hỗ trợ kinh phí, bố trí thời gian làm việc linh hoạt. Đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề sử dụng sau đào tạo để nhằm tận dụng những kiến thức kỹ năng NLĐ được đào tạo vào thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
Việc khai thác có hiệu quả các khả năng, tiềm năng của người lao đông và tạo cơ hội phát triển cho họ chính là để đáp ứng được các nhu cầu tự hoàn thiện và nhu cầu được tôn trọng của NLĐ, qua đó sẽ thúc đẩy động lực lao động của họ.
Đào tạo là cơ sở của để đề bạt lao động. Việc đề bạt và tạo cơ hội cho NLĐ được thăng tiến vào những vị trí làm việc có chức vụ cao hơn, với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn có tác động khuyến khích NLĐ vì điều đó không chỉ thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với những thành tích NLĐ đạt được mà còn thể hiện sự tạo điều kiện của tổ chức cho các cá nhân phát huy hết khả năng của chính mình.
Việc thăng tiến phải được xem xét cả một quá trình lao động lâu dài một cách nghiêm túc, công bằng, tiến hành công khai trong tập thể lao động dựa trên những đóng góp, thành tích, kết quả thực hiện công việc, năng lực và nhu cầu của NLĐ nhằm đề bạt đúng người phù hợp với vị trí công việc và được mọi người tán thành. Điều này cũng đảm bảo được sự công bằng giữa các nhân viên trong tổ chức. Nó
đem lại lợi ích cho tổ chức và tạo động lực khuyến khích NLĐ phấn đấu hết mình trong công việc vì lợi ích thiết thân của bản thân và lợi ích của doanh nghiệp.
f. Tạo điều kiện thông qua các phong trào đoàn thể
Việc tổ chức các phong trào thi đua trong lao động để tạo sự phấn đấu nâng cao năng suất của NLĐ, tiết kiệm nguyên vật liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế. NLĐ sẽ phấn đấu lao động để đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra, khi đó họ nhận được những khen thưởng, động viên cụ thể của doanh nghiệp. Họ sẽ có sự so sánh khả năng, năng lực của mình với đồng nghiệp vì thế tạo sự ganh đua trong lao động, phát huy năng lực của NLĐ. Mặt khác, qua các phong trào thi đua tạo điều kiện cho NLĐ được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tạo sự gần gũi, đoàn kết.
Do vậy, các nhà quản lý tổ chức được những phong trào thi đua đúng đắn, phù hợp sẽ tạo sự hứng thú trong công việc, đòi hỏi sự phấn đấu, cạnh tranh trong lao động. Bên cạnh đó, là những khen thưởng cụ thể để động viên NLĐ, tạo cho họ cảm giác được quan tâm, hoàn thành tốt công việc.