Các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý chi ngân sách nhà nước cho phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 89 - 90)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý chi ngân sách nhà nước cho phát

- Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách

Hầu hết các cán bộ quản lý chi NSNN đều đã qua đào tạo trình độ Đại học của ngành kinh tế trong cả nước, hàng năm phòng Tài chính được UBND tỉnh giao nhiệm vụ tổ chức các lớp tập huấn, cập nhật bổ sung kiến thức mới về quản lý Tài chính nên phần nào đã phát huy được hiệu lực hiệu quả của việc quản lý chi NSNN tại Địa phương.

Trong bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước của huyện Đại Từ đã phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, đơn vị, từ đó tạo ra sự thống nhất trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trình độ năng lực của cán bộ kế toán ở một số đơn vị sử dụng ngân sách còn hạn chế, nhất là đối với công chức kế toán xã, thị trấn.

- Chính sách, pháp luật quản lý chi ngân sách

Cơ chế chính sách liên quan đến ngân sách nhà nước và kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước còn thiếu đồng bộ và chưa chặt chẽ. Các văn bản quy định chế độ kiểm soát đối với các khoản chi thường xuyên mặc dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều lần nhưng vẫn chưa đầy đủ, không bắt kịp với những thay đổi trong thực tế.

- Đặc thù và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Là một huyện miền núi, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn… do đó nhiệm vụ phát triển KT-XH và nguồn lực chi NSNN luôn được tập trung vào việc nâng cấp, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách với các huyện miền xuôi, bố trí cho đầu tư phát triển và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thực hiện các chế độ, chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống người dân.

- Hệ thống kiểm tra, giám sát tới quản lý chi ngân sách nhà nước

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một chức năng quan trọng của QLNN và là một nội dung của công tác quản lý chi NSNN. Mọi khoản chi của ngân sách cấp tỉnh đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ không chỉ bởi các cơ quan quản lý nhà nước cấp thành phố như: hoạt động giám sát của HĐND huyện; kiểm soát chi của cơ quan kho bạc huyện, kiểm tra, thanh tra của Sở Tài chính, Thanh tra nhà nước tỉnh mà còn chịu sự thanh tra, kiểm toán của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ và Kiểm toán nhà nước. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu trong chu trình ngân sách, vì vậy đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng các khoản chi của ngân sách địa phương nói chung và ngân sách cấp tỉnh nói riêng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN là hết sức cần thiết, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN của cơ quan quản lý nhà nước. Nhận thức được tầm quan trọng đó, các năm qua huyện Đại Từ đã bố trí ngân sách để thực hiện cài đặt, sử dụng các ứng dụng từ công nghệ thông tin từ khâu lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, chấp hành và kiểm soát chi cũng như hỗ trợ công tác tổng hợp báo cáo, quyết toán hàng năm cho tất cả các đơn vị dự toán cấp III như: phần mềm kế toán của Công ty Misa; phần mềm quản lý tài sản công...

3.5. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)