5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Dựa trên quan điểm nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam vì vậy rất cần phải quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp trọng tâm và hợp lý. Do vậy đã có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp như:
Nghiên cứu của tác giả Chu Quý Minh (2009) đề cập đến nội dung vốn đầu tư công cho phát triển kinh tế đã xác định vốn đầu tư cho nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành sản xuất nông nghiệp là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát.
Theo tác giả Trần Viết Nguyên (2015), trong nghiên cứu về nâng cao hiệu quả vốn đầu tứ cho sản xuất nông nghiệp trong đó đã có nghiên cứu về các hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nguồn ngân sách phát triển nguồn nông nghiệp về mặt xã hội bao gồm: nâng cao mức sống người dân, tạo việc làm, giảm đói nghèo, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng các chỉ tiêu này đã đánh giá khá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn nông nghiệp hiện nay.
Theo tác giả Nguyễn Thị Thu Hương (2014) trong nghiên cứu giải pháp hoàn thiện công tác quản lý NSNN tại thành phố cẩm phả tỉnh Quảng Ninh, nghiên cứu đã chỉ ra được công tác quản lý vốn NSNN là rất quan trọng để đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và đem lại hiệu quả cao. Trong nghiên cứu cũng đã đưa ra được 7 giải phap để hoàn thiện công tác chi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ngân sách nhà nước như: Đổi mới công tác lập dự toán, đổi mới công tác chấp hành ngân sách nhà nước, công tác quyết toán ngân sách nhà nước, tăng cường công tác thanh tra tài chính và kiểm soát chi ngân sách nhà nước, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Bắc (2014) về giải pháp quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang tác giả đã đưa ra được thực trạng chi ngân sách cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Lạng Giang tỉnh Bắc Giang và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách NN cho lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: tình hình kinh tế xã hội, trình độ của cán bộ quản lý, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, hệ thống thông tin và sự kết hợp giữa các cơ quan và hệ thống biểu mẫu
Nghiên cứu của tác giả Dương Minh Quyết (2018) về Huy động và sử dụng vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình đã cho thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng, thu hút vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vẫn đang ở mức thấp, cơ cấu vốn, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chưa hợp lý. Trên cơ sở thực trạng đó luận văn đã đưa ra mục tiêu và đề xuất 04 nhóm giải pháp: Tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp, giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, giải pháp sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, gải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp
Nhìn chung, vấn đề nghiên cứu về quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp hiện nay đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trên địa bàn các tỉnh của cả nước nhưng theo tôi được biết chưa cho nghiên cứu nào được thực hiện trên phạm vi huyện Đại Từ tỉnh Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Nguyên. Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu giúp tác giả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
1.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ các địa phương về công tác quàn lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
Từ những kinh nghiệm của các địa phương, bài học kinh nghiệm về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Từ như sau:
Coi việc thực hiện công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.
Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.
Quan tâm đến công tác tập huấn, ứng dụng phần mềm quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn.
Chủ động khai thác, phát huy thế mạnh của địa phương để tận thu NSNN. Có kế hoạch cụ thể, chi tiết ngay từ đầu năm ngân sách đối với các khoản thu từ tiền đất để tăng tích lũy chi đầu tư XDCB và một số nhiệm vụ trọng tâm cho lĩnh vực nôngnghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU