Những yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý chi ngân sách nhà nước cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quảnlý chi ngân sách nhà nước cho

1.1.6.1. Cơ cấu tổ chức và năng lực cán bộ quản lý chi ngân sách

Bản chất của NSNN là mối quan hệ kinh tế về lợi ích giữa Nhà nước với các chủ thể khác trong nền kinh tế, vì vậy quản lý NSNN đòi hỏi phải hết sức minh bạch, công khai, đảm bảo hài hòa các mối quan hệ lợi ích. Đây là lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra các tiêu cực trong tất cả các khâu, vì vậy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và nhân tố con người là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả, chất lượng công tác quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng.

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy phải quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, mối quan hệ và phân cấp quản lý giữa các bộ phận trong bộ máy. Tránh sự chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác quản lý và dễ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm, lạm dụng quyền hành trong công việc. Bộ máy quản lý phải tinh gọn, không được cồng kềnh, dư thừa gây lãng phí ngân sách, đồng thời dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm công việc, làm giảm hiệu quả quản lý chi NSNN (Phùng Văn Hùng, 2006).

1.1.6.2. Chính sách, pháp luật quản lý chi ngân sách cho phát triển nông nghiệp

Cùng với Luật NSNN thì các cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách là một trong những nhân tố tác động trực tiếp tới hiệu quả quản lý chi NSNN. Nếu hệ thống luật pháp và chế độ chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN đầy đủ, đồng bộ; quy định rõ ràng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NSTW và NSĐP; định mức phân bổ dự toán ngân sách công khai, minh bạch, đảm bảo tính công bằng giữa các vùng miền, các lĩnh vực, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chi tương ứng… sẽ làm tăng hiệu quả quản lý chi NSNN, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính. Nếu hệ thống luật pháp liên quan đến quản lý chi NSNN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thiếu đồng bộ, quy định không rõ ràng, cụ thể về nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách, hệ thống định mức phân bổ lỗi thời, lạc hậu, thiếu tính công bằng, minh bạch và không đáp ứng được yêu cầu chi sẽ làm giảm hiệu quả quản lý chi NSNN, gây lãng phí, thất thoát nguồn lực, dẫn đến khó có thể thực hiện được các mục tiêu phát triển KT-XH đã định.

1.1.6.3. Đặc thù và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Mục tiêu của quản lý chi NSNN là nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ chi phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của cơ quan QLNN, để đạt được các mục tiêu phát triển KT-XH mà địa phương đề ra. Như vậy, quản lý chi NSNN phải luôn gắn với những đặc thù và nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn. Do đặc thù điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của mỗi địa phương khác nhau, nên mỗi địa phương sẽ có các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH khác nhau.

Nếu địa phương là những huyện miền núi khó khăn, điều kiện về kết cấu hạ tầng yếu kém, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp… thì nhiệm vụ phát triển KT-XH sẽ tập trung vào việc nâng cấp, sửa chữa hệ thống kết cấu hạ tầng, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, góp phần thu hẹp khoảng cách với các huyện miền xuôi, có điều kiện kinh tế phát triển hơn. Yêu cầu tất yếu trong quản lý chi NSNN của các địa phương này là phải tập trung nguồn lực của NSNN bố trí cho đầu tư phát triển và thực hiện các chế độ, chính sách nhằm giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống người dân. Ngược lại với những huyện có điều kiện KT-XH phát triển, trình độ dân trí cao… thì nhiệm vụ phát triển KT-XH sẽ là duy trì và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; đảm bảo công bằng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, cải thiện đời sống tinh thần và các dịch vụ công… (Nguyễn Thị Mai, 2013).

1.1.6.4. Hệ thống kiểm tra, giám sát tới quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thanh tra, kiểm tra là một chức năng quan trọng của QLNN và là một nội dung của công tác quản lý chi NSNN. Đồng thời là phương pháp bảo đảm việc tuân thủ theo pháp luật về NSNN của các chủ thể và các bên liên quan. Tác động cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật. Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra sẽ phát hiện những sai sót, kẽ hở của việc sử dụng sai mục đích, sai nhiệm vụ, không đúng chế độ, chính sách hiện hành góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý NSNN.

Giám sát là một trong những yêu cầu cơ bản, cần phải có trong quản lý chi NSNN, với vai trò là người đại diện của nhân dân, HĐND các cấp có vai trò quan trọng trong việc giám sát quá trình quản lý chi NSĐP. Thông qua hoạt động giám sát của HĐND sẽ phát hiện những tồn tại, hạn chế của hệ thống luật pháp và các chế độ, chính sách hiện hành. Từ đó kịp thời đề xuất với trung ương sửa đổi, bổ sung hoặc trực tiếp sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các chế độ, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND huyện cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.

1.1.6.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN cho phát triển nông nghiệp

Trong quản lý chi NSNN việc ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu lập dự toán, phân bổ, giao dự toán, chấp hành dự toán, kiểm soát chi, cũng như hỗ trợ trong việc tổng hợp báo cáo, quyết toán và kết nối với các chương trình quản lý khác sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, đáp ứng yêu cầu quản lý (Lê Bá Anh, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)