5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
3.1. Thực trạng hệ thống tổ chức quảnlý và điều hành chiNSNN cho lĩnh
Để đạt được mục tiêu quản lý, nhà nước cần có một hệ thống tổ chức quản lý điều hành, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý chi NSNN cấp huyện. Hệ thống tổ chức quản lý điều hành chi NSNN của hyện Đại Từ được cụ thể hóa qua sơ đồ 3.1:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý chi NSNN
Mỗi bộ phận trong hệ thống giữ những vai trò nhất định đối với hoạt động quản lý chi NSNN:
Hội đồng nhân dân huyện: Căn cứ vào số dự toán UBND tỉnh Thái Nguyên giao, Hội đồng nhân dân huyện Đại Từ ban hành Nghị quyết phê chuẩn dự toán và phân bổ dự toán ngân sách huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ Kho bạc Nhà nước huyện Đại Từ Phòng Tài chính - KH huyện Đơn vị dự toán và khối xã, thị trấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
huyện; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách huyện, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND phê chuẩn.
Ủy ban nhân dân huyện: Lập dự toán và phương án phân bổ dự toán ngân sách huyện, dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; lập quyết toán ngân sách huyện trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; kiểm tra Nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách; căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; tổ chức thực hiện ngân sách huyện; phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý chi NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn; báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.
Kho bạc nhà nước huyện: Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước huyện; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện; Tổ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước huyện.
Phòng Tài chính Kế hoạch huyện: Ngoài chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh của huyện còn có chức năng tham mưu, trình UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, UBND các xã, thị trấn lập phương án phân bổ ngân sách báo cáo UBND huyện xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.
Đơn vị dự toán ngân sách: Tổ chức lập dự toán chi ngân sách thuộc phạm vi được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo quyđịnh của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ quy định.