5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu thứ cấp
Những vấn đề lý luận cơ bản về NSNN nói chung và chi ngân sách nhà nước cho ngành nông nghiệp cấp huyện nói riêng được thu thập và hệ thống hoá từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu có liên quan, văn bản pháp luật và thông qua các ý kiến của các chuyên gia, cán bộ đồng nghiệp. Bên cạnh đó số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn này còn bao gồm: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Đại Từ, các Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ huyện giai đoạn 2017 - 2019; các báo cáo của UBND huyện Đại Từ về tình hình kinh tế - xã hội; báo cáo tình hình thu chi ngân sách qua các năm (2017 - 2019) theo dự toán và quyết toán, được thu thập tại các cơ quan như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thống kê, Phòng nội vụ, Phòng Nông nghiệp&phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Tài nguyên môi trường, Thanh tra huyện,…
- Thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra được xây dựng trước để thu thập thông tin sơ cấp về thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đại Từ. Mẫu phiếu điều tra tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đại Từ.
Thang đo gồm 5 mức độ Bậc 1: Rất không đồng ý Bậc 2: Không đồng ý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bậc 3: Không ý kiến Bậc 4: Đồng ý
Bậc 5: Rất đồng ý
Đối tượng điều tra: Là các cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Đại Từ như lãnh đạo UBND huyện, cán bộ phòng Kế hoạch tài chính huyện, cán bộ kho bạc huyện, Kế toán ngân sách xã, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thuộc huyện Đại Từ
Số lượng mẫu điều tra: Có rất nhiều công thức tính mẫu điều tra nhằm để đảm bảo độ chính xác và khả năng suy rộng của nghiên cứu. Với mục tiêu và đặc điểm của công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trong lĩnh vực tại huyện Đại Từ tác giả đã lựa chọn công thức tính số mẫu điều tra Slovin để xác định số lượng mẫu điều tra của luận văn.
n = N
1 + N. e2 Trong đó:
n: Số mẫu cần điều tra
N: Là tổng số cán bộ có liên quan đến công tác quản lý chi ngân sách e: Sai số cho phép là 5%
Tính đến năm 2019 tổng số cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Đại Từ bao gồm 130 người. Theo công thức Slovin thì lượng mẫu luận văn cần điều tra là
n =
130
≈ 98,11 (mẫu phiếu) 1 + 130 x 0,052
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đảm bảo độ tin cậy, tránh các mẫu phiếu sai xót, tác giả lựa chọn 100 cán bộ làm công tác quản lý chi ngân sách để điều tra về công tác quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Đại Từ
Với phiếu điều tra sử dụng thang đo likert điều tra việc tăng cường quản lý chi ngân sách huyện Đại Từ tác giả sử dụng phần mềm Excel tính được giá trị trung bình và độ lệch chuẩn để phân tích với khoảng ý nghĩa của giá trị bình quân.
Khoảng của giá trị trung bình Ý nghĩa đánh giá
1,00 - 1,8 Rất không đồng ý
1,81 - 2,6 Không đồng ý
2,61 - 3,4 Không ý kiến
3,41 - 4,2 Đồng ý
4,21 - 5,00 Rất đồng ý