Vai trò của chiNSNN cho lĩnh vực nôngnghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

5. Ý nghĩa khoa học của luận văn

1.1.5. Vai trò của chiNSNN cho lĩnh vực nôngnghiệp

Chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp góp phần thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với lĩnh vực nông nghiệp do hạn chế về tiềm

năng đất đai, khả năng sinh học, để đạt được tốc độ 5% đến 6% là rất khó khăn. Vì vậy, cần có các chính sách khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận thấp. Chính sách khuyến khích đầu tư được coi như một trong các nhân tố quyết định của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên thực tế, cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ có tác dụng giải quyết những vấn đề phát triển về mất cân đối giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng yếu, kém phát triển thoát khỏi đói nghèo, phát huy tối đa được lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế-xã hội,...của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn tạo động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển. Kinh tế nông thôn với những đặc điểm như trên rất cần sự khuyến khích tập trung huy động nguồn lực đầu tư vốn và chính sách đầu tư vốn trở thành nhân tố quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Chi NSNN cho lĩnh vực nông nghiệp góp phần nâng cao năng lực cho khoa học và công nghệ. Đầu tư phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến là

trọng tâm của CNH-HĐH, là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta cho hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Ngoài ra, việc tập trung huy động nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp còn góp phần tạo ra công ăn việc làm, khai thác có hiệu quả nguồn tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nguyên thiên nhiên góp phần tăng thu cho ngân sách và có nguồn kinh phí đảm báo để đầu tư trở lại cho lĩnh vực nông nghiệp..

Việt Nam với hơn 80% dân số sống ở vùng nông thôn và nền nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn thì việc tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp,nôngthôn tiếp tục trở thành bắt buộc thật sự đối với tiềm năng của sự tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ góp phần làm thay đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, thay đổi được tập quán canh tác lâu đời của người nông dân vùng cao, như đầu tư cho thuỷ lợi sẽ giúp cho người dân có thể chủ động được nước tưới cho sản xuất lúa, cho cây ăn quả, cây công nghiệp nâng cao năng suất,chất lượng cây trồng, thúc đẩy việc chuyển đổi tập quán canh tác, thay đổi giống cây trồng vật nuôi.

Đồng thời với việc phát triển nông nghiệp nông thôn, sẽ tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Đặc biệt là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng. Có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt sẽ thúc đẩy giao lưu hàng hóa, công nghiệp chế biến bảo quản sau thu hoạch sẽ phát triển nhờ có đủ đường giao thông, điện, nước, chợ,... Ngoài việc thúc đẩy phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo, còn góp phần ổn định đời sống nhân dân, nâng cao chất lượng và đời sống văn hoá của người dân nông thôn vùng sâu vùng xa. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ sẽ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh hơn, tạo những đột phá mới, dựa trên những những tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ canh tác, phòng trừ sâu bệnh, dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi,...Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong và ngoài nước đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất sạch, tạo điều kiện thực hiện nhanh chủ trương đi tắt đón đầu đối với những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng thương hiệu hàng hoá nông sản Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cho phát triển ngành nông nghiệp huyện đại từ tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)