Theo phụ lục số 4 của thông tư 133/2016/TT- BTC thì có 4 hình thức ghi sổ kế toán, gồm:
- Hình thứcghi sổ kế toán nhật ký chung - Hình thứcghi sổ kế toán nhật ký - sổ cái - Hình thứcghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ - Hình thứcghi sổ kế toán trên máy vi tính
a. Hinh thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung
Căn cứ theo phụ lục số 4 thông tư 133/2016/TT- BTC: tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp
vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật ký đặc biệt - sổ cái
-Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
b. Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký - sổ cái
Căn cứ theo phụ lục số 4 thông tư 133/2016/TT - BTC: Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký - Sổ Cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Nhật ký - Sổ cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
c. Hình thức ghi sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
Căn cứ theo phụ lục số 4 thông tư 133/2016/TT - BTC: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
-Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ Cái
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán đính kèm, phải đươck kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán. Hình thức ghi sổ kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
+ Chứng từ ghi sổ
+ Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ + Sổ cái
d. Hình thức ghi sổ kế toán trên Máy vi tính
Căn cứ theo phụ lục số 4 thông tư 133/2016/TT- BTC: Công việc của kế toán được thực hiên theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong 3 hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên ( Nhật ký chung, Nhật ký - sổ cái, Chứng từ ghi sổ). Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định. Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
Hiện nay, có các phần mềm kế toán như: Phần mềm kế toán MISA, phần mềm kế toán Fast,
Kết luận chương 1
Tại chương 1 trên, em đã trình bày các cơ sở lý thuyết chung của công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở doanh nghiệp nói chung. Dựa trên cơ sở lý thuyết này, em sẽ có cách nhìn khách quan và cơ sở để đánh giá và phân tích thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Đầu tư Asa Group Quốc Tế về tuân thủ và hợp lý đối với chính sách kế toán và quy định theo pháp luật mà công ty đang áp dụng hiện tại.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ ASA GROUP QUỐC TẾ
2.1. Tổng quan về Công ty CP Đầu tư Asa Group Quốc Te
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triền của Công ty CP Đầu tư Asa GroupQuốc Te. Quốc Te.
a. Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty CP Đầu tư ASA Group Quốc Te
- Tên giao dịch: VIVA PAINT., JSC
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần
- Địa chỉ: Km 14, Đường Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Thành phố
Hà Nội
- Mã số thuế: 0106734138
- Số điện thoại: 0436282333
- Người đại diện theo pháp luật: Tạ Văn Lưu
- Cơ quan thuế quản lý: Chi cục Thuế huyện Thanh Trì
Công ty CP Đầu tư Asa Group Quốc Te có tên giao dịch là VIVA PAINT., JSC, loại hình hoạt động là Công ty Cổ Phần, ngày hoạt động là 31/12/2014 (đã hoạt động được 6 năm).
Công ty CP Đầu tư Asa Group Quốc Tế là đơn vị kinh doanh đa ngành nghề trong đó sản xuất sơn nước và bột bả, sơn chống thấm mang thương hiệu Viva Paint là một trong những lĩnh vực được chú trọng đầu tư, phát triển và trọng tâm của doanh nghiệp. Trong những năm qua, hãng Sơn Viva đã và đang nỗ lực phấn đấu trở thành thương hiệu Sơn Việt Nam cao cấp, nhiều sản phẩm chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Với chiến lược: Đầu tư trọng tâm- Phát triển bền vững- Thể hiên trí tuệ và tầm vóc Việt Nam.
Bằng cách áp dụng công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại của Cộng Hòa Liên Bang Đức,... Sơn Viva còn đạt chuẩn Quốc Tế ISO 9001:2015 về hệ thống
quản lý chất lượng. Vì vậy, Công ty đang dần khẳng định vị trí và vị thế thương hiệu của mình trên thị trường.
Với đội ngũ cán bộ quản lý năng động, sáng tạo và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có ý thức trách nhiệm cao. Công ty CP Đầu tư Asa Group Quốc Tế đã khằng định: hoàn toàn có thể đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, tiến độ và giá thành hợp lý nhất.
b. Chức năng, nhiệm vụ
❖ Chức năng của công ty
- Sản xuất sơn nước mang thương hiệu Viva, đồng thời sản xuất gia công sơn
nước cho các hãng.
- Cung cấp sơn trực tiếp đến các công trình dân dụng trên khắp cả nước. - Cung cấp sơn cho công trình xây dựng và thiết kế, dự án,...
- Cung cấp dịch vụ lăn sơn hoàn thiện có bảo hành hoặc bóc tách nhân công-
vật liệu
- Tư vấn miễn phí: Với đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp có thể giải
đáp mọi thắc mắc của khách hàng về việc chọn loại sơn, màu sơn cũng như việc thi công sơn để phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng.
- Khai thác nguồn vốn, tài sản của công ty trong quá trình kinh doanh để
mang
lại hiệu quả tốt nhất.
- Tạo việc làm cho người lao động mang lại nguồn thu nhập ổn định cho họ
❖ Nhiệm vụ của công ty
- Tổ chức sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký trên giấy phép
kinh doanh
- Chấp hành và thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN
- Chủ động nghiên cứu và xây dựng kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối
sản phẩm
- Sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất, ...
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty CP Đầu Tư Asa Group Te hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp sơn. Bằng cách áp dụng những công nghệ và dây chuyền sản xuất sơn tiên tiến nhất, đầu tư về cơ sở vật chất, nguyên liệu sản xuất được nhập từ các hãng nổi tiếng trên thế giới và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp thì công ty đã đưa ra thị trường với nhiều sản phẩm chất lượng như: sơn nước, véc ni và các chất sơn, quét tương tự: sản xuất mực in và matit mang thương hiệu sơn Viva Paint.
Sơn Viva tự hào mang đến cho khách hàng 2 dòng sản phẩm chủ lực của công ty là sơn nước kinh tế VIVA MAX và dòng sơn cao cấp VIVA NANO với các tính năng ưu việt và khác biệt với các dòng sản phẩm khác như: chống thấm, chống bụi bẩn, kháng khuẩn và đặc biệt là chống tia cực tím.
Hệ thống đa dạng màu sắc sơn với các sắc thái thiết kế khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu và mang lại vẻ đẹp tươi sáng, bền lâu cho công trình thi công của khách hàng.
Các sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty như:
- Sơn nội ngoại thất (sơn bóng mờ nội thất,sơn lót kháng kiềm ngoại thất
công nghệ NANO,...)
- Sơn chống thấm (sơn chống thấm Viva Max, sơn chống thấm Viva Nano,..)
- Sản phẩm khác (sản xuất sơn nước, bột bả cao cấp nội thất,.).
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty là một hệ thống nhiều bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mỗi bộ phận sẽ có chức năng và quyền hạn nhất định để thực hiện các mục tiêu của công ty. Để dần đáp ứng nhu cầu phát triển quá trình kinh doanh của công ty thì bộ máy quản lý của công ty.
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KINH PHÒNG PHÒNG BỘ PHAN PHÒNG KHỐI
NHA
Chú thích:
■> Quan hệ trực tiếp
Quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Tổng Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật, là người trực tiếp và giám sát quá trình kinh doanh của công ty cũng như là người chủ động quyết định các hoạt động kinh doanh.
Phó Tổng giám đốc: Hỗ trợ giám đốc quản lý và điều hành hoạt động của công ty, xử lý các vấn đề xảy ra và tham mưu cho tổng giám đốc về kế hoạch và chính sách của công ty cũng như chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về kết quả kinh doanh.
Phòng kinh doanh:
+ Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh theo từng tháng, quý,..
+ Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, xây dựng chiến lược PR cho sản phẩm
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng tốt nhất
+ Theo dõi và phân tích biến động tài sản, nguồn vốn kinh doanh của công ty để tham mưu cho lãnh đạo công ty đưa ra chiến lược phù hợp.
+ Thu nhập, ghi chép chính xác và đầy đủ chứng từ lên sổ sách và báo cáo. + Hàng tháng, quý, kỳ ,.. lập báo cáo tài chính và quyết toán đúng thời hạn; chấp hành nghĩa vụ nộp NSNN.
Phòng kỹ thuật: Quản lý và kiểm tra những việc liên quan đến công nghệ, kỹ thuật, dây chuyền sản xuất nhằm đảm bảo tiến độ sản xuất của công ty. Quản lý việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì cũng như việc tân trang lại thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất.
Bộ phận vận chuyển: Chịu trách nhiệm vận chuyển nguyên vật liệu về nhà máy và vận chuyển sản phẩm đến tay khách hàng. Giao hàng hóa đầy đủ và nhanh chóng đến khách hàng theo sự chỉ dẫn của nhân viên bán hàng và đảm bảo uy tín của công ty.
Khối nhà máy sản xuất: Quản lý về năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm và những vấn đề khác trong bộ phận nhà máy sản xuất. Nhận đơn đặt hàng, lên kế hoạch sản xuất hàng ngày, tháng, quý, năm. Lập báo cáo theo dõi và thống kê sản xuất, theo dõi và đề xuất phương án sản xuất phù hợp.
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các nhân viên trong bộ phận kế toán của công ty
01 Ke toán trưởng: Là người có quyền hạn cao nhất trong bộ phận kế toán và có nghĩa vụ giám sát và quản lý, điều hành tất cả các công việc liên quan đến tài chính và hoạt động kế toán của công ty. Kế toán trưởng phải thường xuyên kiểm tra và giám sát các hoạt động của các nhân viên kế toán.
02 Ke toán tổng hợp: Tổng hợp các chứng từ và số liệu từ các nhân viên kế toán khác và phụ trách sắp xếp, lưu trữ chứng từ. Lập báo cáo tài chính và báo cáo hàng tháng theo yêu cầu của kế toán trưởng.
02 Ke toán công nợ: Theo dõi các khoản nợ của công ty; gọi điện và gửi giấy đề nghị thanh toán các khoản nợ đến khách hàng. Ngoài ra, thực hiện các công việc khi được sự phân công của kế toán trưởng.
05 Kế toán bán hàng: Lập hóa đơn GTGT, báo giá, phản ánh các nội dung phát sinh trong kỳ liên quan đến quá trình bán hàng; lập báo cáo phân tích về tình hình tiêu thụ hàng hóa trong kỳ.
02 Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư, hàng hóa; Kiểm kê và theo dõi tài sản trong kho; tính giá xuất kho của từng loại hàng hóa.
01 Kế toán thuế: Thu thập hóa đơn chứng từ đầu vào và đầu ra để tiến hành kê khai thuế hàng tháng, quý, năm và lên các báo cáo nộp cho cơ quan thuế như: Tờ khai thuế GTGT, TNDN, TNCN, Quyết toán thuế TNCN, TNDN, BCTC năm....
❖Chế độ kế toán áp dụng
Công ty hiện đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT- BTC ban hành ngày 26/08/2016 của Bộ tài chính dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, công ty còn áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, chế độ hiện hành khác do Nhà nước ban hành. Chính sách kế toán mà công ty đang áp dụng gồm:
Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 Đơn vị tiền tệ sử dụng : Việt Nam Đồng (VND)
Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
PHÂN MẺM KẺ TOÁN
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng Phương pháp tính tỷ giá xuất quỹ: Bình quân cuối kỳ
Báo cáo tài chính được lập định kỳ một niên độ kế toán mà công ty áp dụng bao gồm: Báo cáo tình hình hoạt động tài chính, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính.
❖Hình thức ghi sổ kế toán
Công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ kế toán trên máy vi tính bằng phần mềm Misa theo hình thức Nhật ký chung và hóa đơn điện tử để dễ dàng theo dõi và quản lý.
Ghi chít:
Nhập sò liệu háng ngây
In sò, báo cáo cuỏi tháng, cuõi nàm Doi chiếu, kiểm tta
SO KÉ TOÁN
-Sỏ tông hợp
- Sô chi tỉêt
BẢNG TÒNG HOP CHtNG TÙ KÉ
TOÁN CÙNG LOẠI -Bão cáo tài chinh
-Eio cáo kể toán quân trị
MÂY Vl TĨNH
Sơ đồ 2.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy tính
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra để dùng làm căn cứ ghi sổ và xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán thì các thông tin sau khi nhập sẽ tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp,... Sau khi nhập liệu xong kế toán sẽ kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo tính chính xác.
_________________Chitieu__________________ 2018 2019 2020 __________2019/2018__________ _________2020/2019_________ Bien động % Biến động % Doanh thu bán hàng và CCDV 39,598,988,78 2 59,188,744,80 5 92,592,857,09 1 19,589,756,02 3 49. 47 33,404,112,28 6 56.44
Các khoăn giám trừ doanh thu 0 0
39,598,988,78 59,188,744,80 92,592,857,09 19,589,756,02 49. 33,404,112,28
Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động, luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông