Hoàn thiện việc trích lập dự phòng các khoản giảm giá hàng tồn kho

Một phần của tài liệu 310 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư asa group quốc tế (Trang 87 - 89)

Trên Báo cáo của công ty thì chỉ tiêu hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng đáng kể và nó có thể làm thay đổi đến việc công ty có nên sản xuất tiếp hay dừng lại hay không. Để đảm bảo được quá trình sản xuất được diễn ra liên tục cũng như quản lý hàng tồng kho đạt được kết quả tốt hơn thì công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, và việc không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng gây ảnh hưởng đến các chỉ tiêu như chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ, phản ánh bằng TK 2294- “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để phản ánh sự biến động của giá nguyên vật liệu, thành phẩm,... trong kỳ.

Cuối kỳ khi lập báo cáo tình chính, kế toán dựa vào giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho để trích lập dự phòng. Cách xác định mức trích lập:

Sau khi xác định số dự phòng cần trích lập vào cuối kỳ và được định khoản như sau:

Nợ TK 632 Có TK 2294

Ví dụ : Cuối năm 2020, có 10 thùng sơn siêu bóng nội thất cao cấp 18L AP103-4 có giá gốc là 1.301.850,397 đồng đã tồn trong kho 2 năm chưa bán được nên công ty cần trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Giá trị thuần có thể thực hiện được công ty ước tính là 657.000 đồng.

Từ đó, mức trích lập dự phòng được xác định như sau:

Số dự phòng cần trích = 10 * ( 1.301.850,397 - 657.000) = 6.448.503,97

lập cho số hàng tồn kho

Kế toán căn cứ vào số trích lập đó và định khoản:

Nợ TK 632: 6.448.503,97

Có TK 2294: 6.448.503,97

3.3. Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu 310 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư asa group quốc tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w