Hoàn thiện về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Một phần của tài liệu 310 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư asa group quốc tế (Trang 86 - 87)

3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết

3.2.4 Hoàn thiện về việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Nhìn vào số liệu trên Báo cáo tình hình tài chính của công ty thì số nợ phải

thu

khách hàng đang còn quá cao nên để đảm bảo công tác thu hồi nợ với khách hàng

thì công ty cũng cần đánh giá phân tích công nợ khách hàng, vì thế cần đưa ra

những chính sách thích hợp với khách hàng như: chính sách bán chịu, thời hạn thanh toán,..

Ngoài ra, công ty cần trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với những khách hàng đã quá hạn thanh toán dựa trên báo cáo phân tích tuổi nợ. Việc trích lập dự phòng giúp doanh nghiệp phòng khi khách hàng không có đủ khả năng để thanh toán. Việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi phải được thực hiện vào thời điểm lập BCTC.

Căn cứ theo thông tư 48/2019/TT-BTC thì đối với các khoản nợ phải thu quá hạn mà khách hàng chưa thanh toán, mức trích lập dự phòng quy định như sau:

Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm thì trích lập 30% Nợ quá hạn từ 1- 2 năm thì mức trích lập là 50%

Nợ quá hạn từ 2- 3 năm thì mức trích lập là 70% Nợ quá hạn trên 3 năm thì mức trích lập là 100%

Đối với những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng khách hàng bị phá sản, giải thể,.. thì mức trích lập là 100%.

Căn cứ theo thông tư 133/2016/TT-BTC thì phương pháp hạch toán đối với khoản trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

- Số dư phòng cần trích lập năm nay so với số dư dự phòng đã trích lập năm trước như sau:

+ Trường hợp: Lớn hơn thì sẽ trích lập thêm và ghi tăng đồng thời cả chi phí quản lý doanh nghiệp và dự phòng phải thu khó đòi.

Nợ TK 6422 Có TK 2293

Số dự phòng giảm giá số lượng hàng giá gốc của giá trị thuần

hàng tồn kho cần = tồn kho cần * ( hàng tồn kho - có thể thực )

+ Trường hợp: Bé hơn thì sẽ hoàn nhập dự phòng đồng thời sẽ ghi giảm dự phòng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Nợ TK 2293 Có TK 6422

- Trường hợp: Sau khi công ty tiến hành xóa sổ khoản nợ phải thu mà khách hàng đến thanh toán số nợ thì kế toán sẽ ghi tăng vào thu nhập khác và tăng một khoản tiền tương ứng với số khách hàng thực trả tại thời điểm đó:

Nợ TK 111,112,.. Có TK 711

Ví dụ: Ngày 14/04/2020, Công ty bán hàng cho Công ty Cổ Phần Quốc Tế Sland theo hóa đơn số 0000002 có trị giá là 137.680.000 đồng. Khách hàng chưa thanh toán. Vào cuối năm 2020 mà khách hàng vẫn chưa thanh toán tiền hàng trên thì kế toán sẽ tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ phải thu trên đã quá hạn thanh toán là 8 tháng (tức là quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm) thì mức trích lập sẽ là 30% như sau:

Đơn vị tính : Đồng

Số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập = 137.680.000*30% = 4.130.400

Kế toán định khoản: Nợ TK 6422: 4.130.400

Có TK 2293 : 4.130.400

Một phần của tài liệu 310 hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư asa group quốc tế (Trang 86 - 87)