Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG XANH

1.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.1.5. Vai trò của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp và nền kinh tế

Có thể thấy chuỗi cung ứng không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp nói

riêng mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung:

• Đối với doanh nghiệp: Việc quản lý chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, xây dựng trong tình hình hiện nay khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Khi quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả doanh nghiệp sẽ phát triển, cạnh trạnh với các doanh nghiệp cùng ngành, chiếm lĩnh thị trường và tạo được sự tín nhiệm của khách hàng mang về lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Chức năng quan trọng nhất của chuỗi cung ứng đã được nhắc đến trong phần định nghĩa phía trên là đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng. Chính vì thế, quản lý chuỗi cung ứng sẽ tác động đến chất lượng dịch vụ khách hàng, triển khai đáp ứng một cách hiệu quả. Quan khâu này, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu kho sản phẩm cũng như lượng tồn kho, tăng lợi nhuận sau thuế, tăng độ chính xác trong việc dự báo sản xuất, giảm chi phí giá thành mỗi sản phẩm và nâng cao lợi nhuận.

• Đối với nền kinh tế: Ngoài doanh nghiệp, chuỗi cung ứng cũng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung. Các chuỗi cung ứng khác nhau sẽ có mối tác động qua lại lẫn nhau, ví dụ chuỗi cung ứng thịt lợn có biến động

chóng, tối thiểu hóa chi phí. Ngoài ra, chuỗi cung ứng giúp liên kết các chủ thể kinh tế có liên quan với nhau ở một khâu nào đó để tối ưu hóa hoạt động của các chủ thể kinh tế tế đó, qua đó tạo được sự cạnh tranh trong nền kinh tế,

thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Một số vai trò khác

của chuỗi cung ứng: tăng cường hiệu quả hoạt động của nền kinh tế nói chung,

tăng cường khả năng hội nhập của nền kinh tế, giúp cho nền kinh tế sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực sẵn có của mình, góp phần hình thành một văn hóa toàn diện trong kinh doanh. Tóm lại, xét dưới góc độ nền kinh tế, quản lý

chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi.Sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên... Do vậy hiệu quả của nền kinh tế nhìn chung cũng được nâng lên.

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w