TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam như thủy - hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết
cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển
của ngành khai thác.
• Thách thức về vấn đề lao động: Để xây dựng một chuỗi cung ứng xanh cần một đội ngũ nhân lực tốt có kiến thức và năng lực chuyên môn cao. Trong khi đó, thực trạng lao động trong ngành thủy sản không ổn định. Các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.
• Thách thức nữa được đặt ra là bài toán về chi phí. Doanh nghiệp đang đứng trước một bài toán khó làm thế nào để có thể cân bằng giữa việc tăng chi phí tài chính mà vẫn giảm được tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường. Doanh nghiệp đang đứng trong một tình thế khó xử, họ nên theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá hay có trách nhiệm với môi trường mà phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình.
3.4. Giải pháp thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng ngành thủy sản ViệtNam Nam
Sau khi phân tích thực trạng của việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh đối với ngành thủy sản tại Việt Nam thì tác giả có đề xuất một số các giải pháp để thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam.
năng, lúc này hiệu quả công việc sẽ tốt nhất. Mà để thực hiện được mục tiêu này các doanh nghiệp cần phải chú ý một số vấn đề sau:
• Các doanh nghiệp cần đánh giá tác động của môi trường bằng cách nghiêm túc thực hiện các báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường khi có kế hoạch triển khai dự án.
• Trong khâu sản xuất và chế biến, các doanh nghiệp cần xin giấy phép sử dụng nước và các nguồn tài nguyên khác, thực hiện xử lý rác thải theo quy định của pháp luật. Để phát triển bền vững ngành thủy sản cần sản xuất lành mạnh tránh tác động xấu đến môi trường
- Tích hợp logistic ngược vào chuỗi cung ứng xanh thông qua việc đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng. Theo Rogers và Tibben - Lembke (1999) “Logistics ngược là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả dòng chảy của nguyên liệu, bán thành phẩm và thông tin có liên quan từ các điểm tiêu thụ đến điểm xuất xứ, với mục đích thu hồi lại giá trị hoặc xử lý một cách thích hợp.” Logistics ngược bao gồm đầy đủ các khâu trong hoạt động logistics tuy nhiên sẽ được vận hành theo một quy trình hoàn toàn ngược lại bao gồm 4 khâu cơ bản sau: tập hợp các sản phẩm không bán được, sản phẩm bị lỗi lại, kiểm tra, chọn lọc và phân loại chất lượng các loại sản phẩm đã tập hợp được trước đó, xử lý bằng cách tái sử dụng, bán lại, phục hồi sản phẩm hay chuyển thành rác thải, cuối cùng là phân phối lại sản phẩm đã được phục hồi. Khi thực hiện việc tích hợp logistics ngược vào chuỗi cung ứng xanh, bộ phận logistics ngược sẽ phối hợp với các trung tâm phân phối nhằm rà soát ra các sản phẩm khiếm khuyết hoặc đã qua sử dụng sau đó phân loại thành các sản phẩm đưa vào tái chế, sử dụng lại ví dụ như việc có thể tái chế chất thải để trở thành phân bón hữu cơ. Đây
là một việc làm vô cùng có ích, tiết kiệm chi phí mà lại bảo vệ môi trường. Để việc tái chế đạt hiệu quả cao thì công tác quản lý cần được thực hiện tốt ngay từ đầu, tức là từ khi phát sinh nguồn chất thải. Dựa vào thành phần, tính chất của chất thải mà tiến hành phân loại và đựng trong các bao hoặc thùng khác nhau. - Doanh nghiệp cần nhập khẩu nguyên liệu hải sản hợp pháp để thực hiện quá
- Nhà nước là một trong số những người tiêu dùng vô cùng quan trọng. Nói là quan
trọng vì Nhà nước đóng vai trò tác động trực tiếp đến định hướng tiêu dùng của người dân, chính vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng một chuỗi cung ứng xanh phải áp dụng một cách có khoa học và có những đóng góp to lớn và tương xứng với “người tiêu dùng đặc biệt” này trong việc thực hiện phát triển bền vững ngành
thủy sản theo hướng đi hoàn toàn mới.
- Đẩy mạnh liên kết giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng. Để có được một chuỗi cung ứng thực sự hiệu quả, cần có một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các thành phần tham gia chuỗi cung ứng. Thông qua hành động này, sẽ hình thành lên vùng liên kết có quy mô công nghiệp, cung ứng ổn định, đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Để có thể thực hiện được, cần xây dựng lên sự liên kết hoạt động giữa nhà quản lý-nhà chế biến-người tiêu dùng trong việc thực hiện ngăn ngừa sử dụng chất bảo quản không tốt, đảm bảo VSATTP. Trong mối liên kết đó từng thành phần tham gia cần có ý thức chấp hành nghiêm túc luôn đảm bảo VSATTP.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản trị chuỗi cung ứng. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển , nó giúp cho chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả và nhịp nhàng hơn. Cụ thể hơn đối với mô hình chuỗi cung ứng xanh nếu được áp dụng công nghệ thông tin sẽ mang lại những lợi ích đáng kể. Trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng nếu sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin như ERP,MRP,... thì sẽ có kết quản là làm giảm nguồn lao động, giảm chi phí, và tăng năng suất hoạt động. Từ đó, rác thải từ các nhà kho bao gồm cả rác thải sinh hoạt lẫn rác thải từ nhà máy, máy móc được sử dụng trong nhà kho sẽ giảm đi đáng kể, điều này góp phần lớn để xanh hóa chuỗi cung ứng.
- Tăng cường vai trò tuyên truyền, vai trò của thông tin và truyền thông trong nâng
cao nhận thức của cộng đồng nói chung và của doanh nghiệp nói riêng về xanh hoá chuỗi cung ứng thông qua sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
- Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng bền vững ngành thủy sản. Khi áp dụng công nghệ cao trong nuôi trồng và chế biến thủy hải sản sẽ đem lại sản phẩm với
các chế phẩm sinh học đang là hướng đi mới cho hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện nay. Điều này sẽ giúp tạo ra các sản phẩm sạch và xử lý được chất thải, không gây ảnh hưởng ô nhiễm môi trường.
3.4.2. Từ phía chính phủ
- Chính phủ cần tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn doanh nghiệp và hộ gia đình
tham gia vào các chuỗi cung ứng sản phẩm cho chính phủ để đảm bảo thực hiện được xanh hoá các sản phẩm cung cấp cho chính phủ cũng như đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu của thế giới và khu vực.
- Cần có sự kết hợp liên ngành và đa ngành. Để thực hiện quản lý môi trường ven biển cần có sự kết hợp của nhiều ngành khác nhau như nông nghiệp, tài chính, giao thông, du lịch,...Ngoài ra, nhà nước cũng cần phải tăng cường quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản vùng ven biển để phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và khả năng lây lan dịch bệnh.
- Doanh nghiệp là một yếu tố then chốt không thể thiếu, nó là trung tâm trong quá trình thực hiện mua bán hàng hóa và dịch vụ cho Nhà nước, người tiêu dùng, hay
cho việc xuất khẩu sang nước ngoài. Vì thế, việc chính phủ có những quy định cụ thể về yêu cầu và các tiêu chuẩn sản xuất xanh đối với doanh nghiệp khi thực hiện chuỗi cung ứng xanh là điều vô cùng cần thiết. Quy định của chính phủ cần phải có đó chính là các quy định về sản xuất xanh và phân phối xanh dọc theo chuỗi cung ứng của sản phẩm mà đặc biệt là đối với ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như ngành thủy sản thì điều này lại càng cần thiết hơn cả. Những quy định đó sẽ liên quan đến không chỉ các doanh nghiệp mà còn liên quan đến hộ gia đình sản xuất, kinh doanh và các chủ thể khác tham gia vào chuỗi
cung ứng sản phẩm. Cần phải giúp các chủ thể này nhận thức được việc đầu tư thực hiện sản xuất xanh chính là đang tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thời gian tới.
- Về công tác quản lý thì chính phủ, các bộ, ban, ngành cần vào cuộc tích cực thực
khi đưa vào hoạt động chính thức. Đối với các dự án đã đi vào hoạt động thì cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật ban hành. - Tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy xuất nguồn gốc và đăng ký nhãn mác
thông
qua việc hình thành hệ thống hợp tác xã, liên kết sản xuất,... Đồng thời chính phủ
cũng cần phải hỗ trợ để tiếp tục nghiên cứu giải pháp, xây dựng mô hình để quản
lý tập trung sản phẩm khai thác đối với các sản phẩm xuất khẩu.
- Như đã trình bày ở nội dung bên trên về thực trạng của chuỗi cung ứng xanh tại Việt Nam, do công nghệ của nước ta vẫn còn lạc hậu nên việc áp dụng một mô hình hoàn toàn mới trong sản xuất sẽ dẫn đến vô cùng tốn kém. Điều này khiến cho các doanh nghiệp đòi hỏi cần sự hỗ trợ từ phía chính phủ hoặc các tổ chức tư
nhân khác. Đó có thể là hỗ trợ về tài chính, đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng
Ket luận chương 3
Toàn bộ chương 3 đã đề cập một cách cụ thể đến xu hướng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, định hướng phát triển mô hình này đối với ngành thủy sản của Việt Nam từ đó đánh giá được tiềm năng về cơ hội và thách thức mà các doanh nghiệp trong ngành đang đối mặt và đề xuất
ra các giải pháp cụ thể để giúp hoàn thiện hơn trong việc sử dụng mô hình hoàn toàn mới này. Dù chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam chưa có nhiều hoạt động đáng kể để làm giảm tác động đến môi trường, nhưng nếu biết cách thực hiện và thực hiện tốt các giải pháp nêu trên thì hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững ngành
KẾT LUẬN
Có thể nói, việc thực hiện áp dụng chuỗi cung ứng xanh đối với ngành thủy sản tại Việt Nam đang còn đứng trước nhiều thách thức và khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nên nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả mà chuỗi cung ứng xanh có thể mang lại. Nó mang đến lợi nhuận cho các doanh nghiệp nói riêng và mang đến tác động tích cực đến môi trường sống và nền kinh tế nói chung. Qua ba chương của luận văn bao gồm: cơ sở lý luận, thực trạng, giải pháp khi áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh vào ngành thủy sản tại Việt Nam, tác giả đã hệ thống và phân tích một cách chi tiết và rút ra được những kết quả mà chuỗi cung ứng xanh đã đem lại cho ngành thủy sản Việt Nam.
Thực tiễn cho thấy, chuỗi cung ứng Việt Nam vẫn chưa có nhiều hoạt động giảm tác động đến môi trường. Để thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước và doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước vừa phải hỗ trợ giám sát kiểm tra việc thực hiện quy định về môi trường và các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện vì mục tiêu phát triển bền vững của ngành thủy sản và người tiêu dùng hướng tới sử dụng các sản phẩm xanh và sạch. Một trong những biện pháp mà theo tác giả thấy
là tốt nhất trong thời điểm hiện tại là việc đẩy mạnh liên kết giữa các thành phần trong chuỗi. Việc này sẽ giúp cho các giải pháp khác được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Đây là một đề tài khá rộng và hàm chứa nhiều vấn đề cơ sở lý luận phức tạp, chính vì vậy khóa luận sẽ không thể tránh khỏi những sai sót và han chế như chưa có nhiều nghiên cứu định lượng trong quá trình phân tích thực trạng khi áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại Việt Nam. Thông qua khóa luận này cũng
như các hạn chế đã được rút ra, tác giả dự kiến sẽ có những hướng nghiên cứu tiếp theo về mô hình chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản Việt Nam thông qua việc triển khai các mô hình với các biến số và thực hiện khảo sát thị trường, phỏng vấn doanh nghiệp để đưa ra được sự đo lường chính xác về hiệu quả và khó khăn khi áp dụng mô
A. TIẾNG ANH
1. Niaj Kumar, Ravi P. Agrahari, Debjit Roy (2015), Review of Green Supply Chain
Processe, Sheffield University Management School, Conduit Road, Sheffield S10 1FL, UK
2. Trine-Lise Anker-Rasch & Siri Daviknes Sorgard (2011), A Study of Green Supply Chain Management within the pulp andpaper industry, Norwegian school
of economics and business administration (NHH) Bergen
3. C.W.Hsu & A.H.Hu (2008), Green Supply Chain Management in the electronic industry, National Taipei University of Technology, Taiwan
B. TIẾNG VIỆT
1. Bùi Quang Tuấn (2015), Tăng cường năng lực lồng ghép phát triển bền vững và biến đổi khí hậu trong công tác lập kế hoạch - Chuỗi cung ứng xanh, xuất bản lần đầu, nhà xuất bản Lao động, Hà Nội
2. PGS.TS. Vũ Anh Dũng (2015), Cơ sở hạ tầng logistics với việc thực hiện chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Việt-Nhật, Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Lê Thị Bắc (2015), Phát triển Logistics xanh tại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Thị Yến (2016), Chuỗi cung ứng xanh thủy sản Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế và hội nhập ngày 25/8/2016, trang 35-44
5. Khoa Kinh doanh quốc tế , HVNH (2016), Giáo trình Chính sách thương mại quốc tế.
6. Khoa Kinh doanh quốc tế, HVNH (2018), Giáo trình Rủi ro trong kinh doanh quốc tế.
7. PGS.TS. Vũ Đình Thắng (2005), Kinh tế thủy sản, NXB Lao động - Xã hội 8. Thủ tướng chính phủ (2010), Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược
1. VASEP, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Cơ hội và thách thức của thủy sản Việt Nam khi hội nhập, truy cập 27/3
http://vasep.com.vn/Tin-Tuc/1217 43509/Co-hoi-va-thach-thuc-cua-thuy-san- Viet-Nam-khi-hoi-nhap.htm
2. VASEP, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam, truy cập 10/4
http://vasep.com.vn/1192/OneContent/tong-quan-nganh.htm
3. Báo bảo vệ môi trường, Công nghệ mới cải thiện môi trường nước nuôi trồng thủy sản, truy cập ngày 6/4
https://baovemoitruong.org.vn/cong-nghe-moi-cai-thien-moi-truong-nuoc-nuoi- trong-thuy-san/
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Viên Kinh tế và quy hoạch thủy sản,
Ảnh hưởng của nuôi trồng thủy sản ven biển đến môi trường và định hướng phát
triển bền vững, truy cập 15/4
http://www.vifep.com.vn/hoat-dong-nghien-cuu/1012/Anh-huong-cua-nuoi- tr%C3%B4ng-thuy-san-ven-bien-den-moi-truong-va-dinh-huong-phat-trien- ben-vung.html
5. Tạp chí tài chính, Doanh nghiệp thủy sản: Làm gì để tăng sức cạnh tranh, truy cập 21/4
http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/doanh- nghiep-thuy-san-lam-gi-de-tang-suc-canh-tranh-86970.html
6. Báo Vietnam Biz, Việt Nam trở thành trung tâm chế biến thủy sản thế giới, truy