CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG XANH
1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá chuỗi cung ứng xanh
Để một chuỗi cung ứng xanh hoạt động có hiệu quả nhất đòi hỏi nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:
• Gắn liền mục tiêu của chuỗi cung ứng xanh với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để hình thành mục tiêu chiến lược. Hai mục tiêu này cần phải luôn song song và không được tách rời. Trước khi bắt tay vào phát triển chuỗi cung ứng xanh, cần phải xác định vai trò của môi trường trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong quá trình thay đổi sang công nghệ mới là chuỗi cung ứng xanh, nếu nó được thực hiện một cách hiệu quả và hợp lý so với mục tiêu đề ra thì điều
tất yếu sẽ dẫn đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp đó.
• Đánh giá chuỗi cung ứng xanh như là một hệ thống khép kín, nghĩa là việc đánh giá cần được thực hiện trên toàn bộ hệ thống nhằm tối ưu hóa giá trị của chuỗi. Một chuỗi cung ứng xanh mà được coi là có hiệu quả khi nó thể hiện rõ ở sự tối đa hóa những đầu ra tốt (“good” output) và tối thiểu hóa những đầu và và đầu ra xấu (“bad” imput and output) trong từng giai đoạn của chuỗi cung ứng.
• Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi cung ứng như là nhân tố kích thích sự phát
triển của chuỗi. Ta thấy rằng, sự ô nhiễm và chất thải là biểu hiện của việc sử dụng nguyên vật liệu không hiệu quả. Phân tích chuỗi cung ứng xanh mang đến cơ hội để xem xét lại quá trình, nguồn nguyên vật liệu thô, và ý tưởng kinh doanh.
Sự phân tích nhắm đến: - Nguyên vật liệu bị thải ra - Sự lãng phí năng lượng
- Nguồn tài nguyên không được sử dụng
• Tập trung cắt giảm các nguồn chất thải để giảm bớt sự lãng phí. Có các phương pháp để cái thiện quy trình chuỗi cung ứng xanh thông qua việc cắt giảm các
- Bước 3: Đổi mới phương thức xử lý theo hướng cắt giảm chất thải