Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG XANH

1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng xanh

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh

một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng xanh. Có thể nói, các yếu tố này có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới quá trình hình thành và phát triển

của chuỗi cung ứng xanh. Cụ thể như sau:

• Yếu tố tài chính: Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng vào quy trình sản xuất của mình. Một trong các lý do đó chính là doanh nghiệp có thể không đủ kinh phí hoặc không có các nguồn vốn từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng, nhờ tài trợ... .Doanh nghiệp dù biết rằng công nghệ thân thiện với môi trường sẽ đem đến

rất nhiều hiệu quả nhưng để chuyển đổi sang công nghệ mới thì có lẽ vẫn là một bài toán khó.

• Yếu tố thể chế. các quy định của cơ quan chức năng: Các quy định và giám sát của cơ quan quản lý nhà nước thực sự có ảnh hưởng lớn khi doanh nghiệp thay đổi chuỗi cung ứng của mình sang chuỗi cung ứng xanh. Các quy định được nhà nước ban hành liên quan đến tiêu chuẩn môi trường trong quá trình sản xuất, dán nhãn sinh thái đối với sản phẩm. ... sẽ là điều kiện cần để thúc đẩy quá trình xanh

hóa chuỗi cung ứng. Việc ban hành ra các quy định chỉ là một phần nhỏ để tác động đến chuỗi cung ứng xanh của doanh nghiệp mà việc cơ quan quản lý phải thực hiện giám sát hiệu quả của việc thực hiện các quy định của các công ty sản xuất mới là quan trọng hơn cả. Trong một số trường hợp, có thể cơ quan quản lý đã đưa ra các quy định về đảm bảo môi trường và tiết kiệm năng lượng nhưng các biện pháp chế tài hợp lý và các phương tiện giám sát lại không có. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp không có động lực để thực hiện việc chuyển đổi sang công nghệ mới bằng cách cải tiến công nghệ, tân trang thêm trang thiết bị sản xuất phù hợp.

• Quy mô thị trường: Khi một doanh nghiệp sản xuất có thị phần lớn. chi phí đầu tư vào cải tiến trang thiết bị máy móc thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng

trở nên tốn kém (so với sản lượng sản xuất trung bình của doanh nghiệp), do đó doanh nghiệp sẽ không còn động lực để thay đổi công nghệ để thân thiện với môi

trường và tiết kiệm năng lượng.

• Nguồn nhân lực: Việc thực hiện thay đổi công nghệ mới để phục vụ cho chuỗi cung ứng xanh đòi hỏi cần có một đội ngũ nhân lực có trình độ cao và phù hợp. Nếu trình độ của các kỹ sư còn hạn chế thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn và vượt quá năng lực của doanh nghiệp trong việc đổi mới kỹ thuật nhằm mục đích đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường hay tiết kiệm năng lượng. Khi trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên thấp thì việc chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh sẽ tốn nhiều thời gian và gặp khó khăn hơn. Ngược lại, khi trình độ cao thì việc chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh sẽ trở nên dễ dàng mà mất ít thời gian hơn. Chính vì vậy, khả năng chuyển đổi sang chuỗi cung ứng xanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn và tay nghề của các kỹ sư và công nhân của doanh nghiệp.

• Công nghệ: Đây cũng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng xanh. Công nghệ tái chế làm giảm phát thải khí nhà kính và công nghệ xử lý chất thải rắn là công nghệ ở đẳng cấp cao, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính đủ và phải có đội ngũ nhân lực có chuyên môn để có thể vận hành được các máy móc thiết bị.

• Quản trị: Từ trước đến nay, có lẽ mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp nghĩ đến có thể là lợi nhuận nhưng khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào sản xuất thì lợi nhuận phải đi kèm với đảm bảo các yêu cầu về giảm khí thải, giảm tiêu hao năng lượng cũng như đảm bảo các yêu cầu về môi trường. Giờ đây, việc quản trị trở nên phức tạp hơn trước rất nhiều, đòi hỏi các nhà lãnh đạo cần phải có trình độ cao hơn và tầm nhìn xa hơn. Dưới góc độ là quản trị doanh nghiệp như vậy còn đối với quản trị nhà nước cũng đặt ra nhiều vấn đề hơn như các khía cạnh về môi trường và văn hóa phải được chú ý nhiều hơn, hay các biện pháp quản lý, giám sát sẽ phải được bổ sung.

• Thông tin- tuyên truyền: Chuỗi cung ứng xanh bao gồm nhiều công đoạn từ khâu

thiết kế, lựa chọn nguyên vật liệu, sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Cùng với đó,

để các nhà sản xuất, người dân và các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp hiểu rõ hơn về lợi ích cũng như tác hại của việc gây ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng sẽ thay đổi động lực của các nhà sản xuất trong việc thay đổi, đổi mới

hay cải tiến công nghệ.

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w