Tình hình sản xuất

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG XANH

2.1. Tổng quan về ngành thủy sản tại Việt Nam giai đoạn từ 2012-2018

2.1.1. Tình hình sản xuất

Việt Nam có đường bờ biển dài 3260km, có vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng bờ biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với các vịnh và đảo thuận lợi cho việc cư trú của tàu thuyền. Cùng với đó là hệ thống sông ngòi dày đặc tạo thuận lợi cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Trong 17 năm qua, có thể thấy sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục với mức tăng bình quân là 9,07%/năm đây là một con số vô cùng ấn tượng. Hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên

Bảng 2.1 Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2013-2018

thủy sản (MT) Sản lượng khai thác

thủy sản (MT) 2804 2918 3035 3226 3396 3590 Tổng(MT) 6020 6331 6587 6871 7229 7743

Từ bảng trên ta có biều đồ dưới đây: ■ Sản lượng nuôi trồng thủy sản (MT) ■ Sản lượng khai thác

Hình 2.1. Tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam giai đoạn 2013-2018

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy, mặc dù sản lượng khai thác thủy sản có tăng song do hạn chế về nguồn lực tài nguyên cũng như trình độ khai thác còn chưa cao nên mức tăng bình quân trong các năm vừa qua còn tương đối thấp. Năm 2013, thời

tiết có nhiều biến động, giá sản phẩm thấp trong khi giá nguyên liệu tăng cao tạo ra khó khăn trong việc đánh bắt. Sang đến năm 2014 và 2015, sản lượng khai thác tăng lần lượt

là 114 nghìn tấn và 303 nghìn tấn tương ứng với mức tăng 4,06% và 11% so với năm 2013. Sự tăng trưởng này là nhờ yếu tố thuận lợi về thời tiết, giá xăng dầu giảm, giá

chính sách hỗ trợ đóng tàu công suất lớn cho ngư dân đánh bắt xa bờ đã giúp nâng cao giá trị kinh tế của sản phẩm khai thác và chất lượng sản phẩm sau khai thác. Năm 2016-

2017, môi trường biển ở các tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ bị ô nhiễm do sự cố chất thải nhà máy thép của công ty Formosa gây nên, tuy nhiên Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục triệt để sự cố này, bên cạnh đó cùng với thời tiết thuận lợi, dịch vụ hậu cần phát triển và chính sách của chính phủ được triển khai hiệu quả nên sản lượng khai thác của năm 2017 tiếp tục tăng so với năm 2016.

Theo Tổng cục Thủy sản báo cáo, giá trị sản xuất thủy sản năm 2018 đạt khoảng 228.139,8 tỷ đồng, tăng 7,7% so với năm 2017, tổng sản lượng đạt khoảng 7,74 triệu tấn, tăng 7,2%. Trong đó tổng sản lượng khai thác thủy sản năm 2018 đạt 3.590,7 nghìn tấn (tăng 5,9% so với năm 2017), khai thác nội địa 218 nghìn tấn và khai thác biển đạt 3.372,7 nghìn tấn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2018 đạt khoảng 1,3 triệu ha,

bằng 106% so với cùng kỳ 2017, sản lượng nuôi dự kiến đạt 4,3 triệu tấn. Để có được con số đáng mừng như vậy thì trong năm 2018 ngành thủy sản đã chú trọng việc phát triển khai thác bền vững, thực hiện phát triển mô hình hợp tác khai thác viễn dương, giảm thiểu khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và khắc

phục cảnh báo thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu.

Xét riêng đối với từng loại mặt hàng khác nhau, cụ thể là các mặt hàng thủy sản chủ yếu của Việt Nam dưới đây:

- Tình hình sản xuất cá tra: Năm 2018, ngành thủy sản của chúng ta đã có sự tăng trưởng một cách đáng kể. Diện tích nuôi cá tra năm 2018 đạt 5.400 ha (tăng

3,3% so với

năm 2017), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tăng 8,4% so với 2017. Thực chất, tình hình

nuôi cá tra qua các năm vẫn còn gặp nhiều khó khăn do còn hạn chế về kỹ thuật chăn

nuôi, chế biến, khâu tiêu thụ, nguồn nguyên liệu là con giống khan hiếm giá bán không

ổn định, vốn vay ngân hàng không cao do cá tra được nhận định là mặt hàng

2013 2014 2015 2016 2017 2018 Giá trị XK(tỷ USD) 672 7,84 6,57 7,05 832 9

Tăng trưởng 9,52% 16,67% -16,20 7,31% 18,01% 8,4% 27

tác động của thời tiết đến chỉ tiêu sản xuất tôm đã đề ra. Năm 2017, nuôi trồng tôm đạt kết quả khả quan hơn nhờ áp dụng kỹ thuật cải tiến trong kỹ thuật nuôi tôm và chủ động

phòng chống dịch bệnh. Từ cuối quý II/2018, bởi vì giá tôm nguyên liệu tăng lên, người

nuôi tôm tiếp tục thả giống nuôi tôm, chính vì thế đã phần nào đưa sản lượng tôm các loại

đạt khoảng 800 nghìn tấn trong năm 2018, tăng 10,5% so với năm 2017.

- Tình hình sản xuất các loại thủy sản như cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, rong biển, cua ghẹ,...: Đối với các loại hải sản này thật đáng mừng khi chúng ta lại

ghi nhận

có sự tăng trưởng tốt, cua ghẹ hơn 60 nghìn tấn ; nhuyễn thể 45 nghìn ha, sản lượng

320 nghìn tấn; diện tích nuôi cá biển 6.000 ha, sản lượng 32 nghìn tấn; tôm hùm 1,6

nghìn tấn.

Giai đoạn năm 2013-2014 xuất khẩu thủy sản tăng mạnh, đạt mức kỷ lục vào năm 2014 với giá trị xuất khẩu là 7,84 tỷ USD. Kết quả này đạt được do nhu cầu thị trường và nguồn nguyên liệu nội địa ổn định. Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đột ngột giảm mạnh lý do là biến động tỷ giá, các rào cản về kỹ thuật và thương mại của các nước

nhập khẩu đưa ra, tiêu biểu là thuế chống bán phá giá cá tra của Hoa Kỳ hay hàng loạt các lô hàng xuất khẩu bị trả về do phát hiện nhiễm kháng sinh, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức cho phép. Đây là một năm đầy khó khăn với ngành thủy sản của Việt Nam. Cho đến giai đoạn năm 2016-2017 giá trị xuất khẩu thủy sản đã tăng trưởng trở lại nhờ nỗ lực cải thiện con giống và chính sách hỗ trợ từ nhàn nước, cùng với nhu cầu thị

tăng giá trị xuất khẩu thủy sản. Năm 2018, đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh thiết lập giá trị xuất khẩu thủy sản lên đến 9 tỷ USD nhờ sự tăng trưởng của mặt hàng cá tra do chất lượng con giống cá tra được nâng lên.

2.1.2.2 Mặt hàng xuất khẩu chính

Hình 2.2. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm 2017 - 2019

Nguồn Vasep

Qua biểu đồ thể hiện tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2017-2018 ta dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây, tại Việt Nam các mặt hàng xuất khẩu thủy sản chính bao gồm: tôm các loại, cá tra, cá ngừ,.. .Trong đó:

- Cá ngừ:

Hình 2.3. Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Nguồn Vasep

Trong hai năm gần đây nhất 2017-2018, tình hình xuất khẩu cá ngừ có nhiều chuyển biến tốt. Tính đến tháng 10/2018, tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ trên cả nước tăng

tiêu thụ cá ngừ đóng hộp cao ở Trung Đông ( khoảng 200 ngàn tấn/năm), cùng với mức thuế nhập khẩu ở hầu hết các nước trong khu vực chỉ 5%, thấp hơn nhiều so với Hoa

Kỳ và

EU, thăn và phile cá ngừ đang được miễn thuế nhập khẩu ở Trung Đông nên xuất khẩu cá

ngừ đã chuyển hướng sang Trung Đông như Israel, Ai Cập,. .Ngoài ra tại thị trường Mỹ xuất

khẩu cá ngừ đã có sự tăng trưởng liên tục, là một trong những thị trường xuất khẩu cá ngừ

Hình 2.4. Xuất khẩu cá tra sang Mỹ theo tháng, 2017 - 2018

Nguồn Vasep

Biểu đồ xuất khẩu cá tra sang Mỹ giai đoạn 2017-2018 cho thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm cá tra Việt Nam khi xuất sang thị trường Hoa kỳ từ năm 2017 đến năm 2018. Năm 2017, cũng đã có sự tăng trưởng trong ngành cá tra nhờ các doanh nghiệp đã đưa ra các chiến lược nuôi trồng, tiêu thụ hợp lý, giá cả ổn định mặc dù khó khăn khi bị áp thuế chống bán phá giá cao. Năm 2018, chứng kiến sự khởi sắc trong việc xuất khẩu cá tra sang Mỹ nhờ Việt Nam được hưởng lợi từ thuế quan thông qua cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, ngành cá tra Việt Nam đã hoàn toàn kiểm soát theo quy định và tiêu chuẩn của USDA. Dự báo trong năm 2019, thị trường Mỹ tiếp tục là thị trường cá tra Việt Nam tiêu thụ lớn nhất.

Thửc àn thủy sẩn I Ị Con giống ~ _z Hoạt dộng nuôi trồng i I i - Xuất khảu t i

Thuốc cho thúy sản Tiêu thụ

Hình 2.5. Xuất khẩu cá sang Trung Quốc và Hồng Kông theo tháng, 2017 - 2018

Nguồn Vasep

Năm 2017, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên là thị trường xuất khẩu cá tra

lớn nhất Việt Nam trong khi các thi trường tiêu thụ cá tra lớn như Hoa Kỳ, Châu Âu,.. gặp rất nhiều các hàng rào về thuế chống bán phá giá, các luật và quy định về thủy hải sản được đưa ra ở Mỹ và các nước thuộc EU. Cho đến năm 2018, kim ngạch xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc đạt 528 triệu USD tăng 28%. Tuy nhiên, khi xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc Việt Nam cũng gặp phải nhiều thách thức như cơ quan thẩm quyền Trung Quốc gia tăng kiểm soát chất lượng cá tra, thực hiện nuôi cá tra với giá vô cùng cạnh tranh,...

- Tôm: là sản phẩm thủy sản xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam sang thị trường quốc tế trong 2 năm gần đây 2017-2018

Hình 2.6. Xuất khẩu tôm Việt Nam, 2016 - 2018

Nguồn Vasep

Dưạ vào biểu đồ trên ta thấy giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể. Năm 2016 mặc dù còn đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức nhu

cầu về tôm tăng nhưng nguồn cung lại giảm, xuất khẩu tôm gặp thời và tăng giá trị trở lại và đạt mốc gần 3,1 tỷ USD. Năm 2017, xuất khẩu tôm đạt kỳ tích với kim ngach xuất

khẩu tôm đạt 3,8 tỷ USD nhờ nhu cầu tăng từ các thị trường nhập khẩu chính, giá tôm thế giới tăng, tỷ giá các đồng EUR và JYP tăng so với USD.

2.2. Thực trạng áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy

sản tại

Việt Nam

Như đã đề cập từ phía trên các doanh nghiệp Việt Nam dù hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có ít nhiều gây ra những tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tiếp đến môi trường và ngành thủy sản cũng không phải là ngoại lệ nó cũng góp phần nào gây ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng của cư dân, doanh nghiệp,..Điều đó bắt buộc các doanh nghiệp phải thực sự nghiêm túc suy nghĩ đến việc áp dụng chuỗi cung ứng xanh vào chuỗi cung ứng thủy sản được xây dựng từ trước tới nay của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, cần phải vạch ra một quá trình thực hiện làm giảm tác động xấu đến môi trường trong các hoạt động của chuỗi cung ứng bao

gồm: hoạch định, tìm nguồn cung ứng, sản xuất, phân phối và tái chế/tái sử dụng. Mỗi ngành khác nhau đều cần trải qua một quy trình cụ thể để từ nguyên vật liệu

đầu vào có thể tạo ra thành phẩm và cung cấp phục vụ cho khách hàng. Ngành thủy sản cũng như vậy, quy trình sản xuất đạt hiệu quả cũng sẽ mang đến lợi nhuận cao cho doanh Chuôi già trị ngành nuôi trồng thúy sàn

Một chuỗi giá trị ngành thủy sản bao gồm từ hoạt động tìm kiếm nguồn nguyên liệu như con giống, thức ăn cho con giống, thuốc cho con giống. Đầu tiên phải kể đến con giống, đây là bước đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành thủy sản, nên nếu khâu này gặp khó khăn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các khâu còn lại trong chuỗi. Qua quá trình thu mua con giống là đến giai đoạn hoạt động nuôi trồng con giống sao cho có hiệu quả nhất rồi sau đó đem đi chế biến, đóng gói tạo ra thành phẩm. Thành phẩm sau khi hoàn thiện có thể được sử dụng để tiêu thụ trong nước và cũng có thể đem đi xuất khẩu ra nước ngoài. Kết thúc chuỗi giá trị là lúc thành phẩm được đem vào tiêu thụ bởi người tiêu dùng.

Cụ thể đối với ngành thủy sản tại Việt Nam, các doanh nghiệp hiện đang thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng theo các khâu dưới đây:

* Tìm nguồn cung ứng

Như phần trên đã đề cập đến các thành phần trong chuỗi giá trị thủy sản thì nguồn

cung ứng thủy sản sẽ bao gồm con giống, thức ăn cho con giống và thuốc thủy sản. - Con giống: Để tạo ra được một chuỗi cung ứng xanh như mục tiêu đặt ra ban đầu thì chất lượng con giống là một trong những yếu tố then chốt. Con giống có tốt thì khi thực hiện nuôi trồng mới đem về thành phẩm tốt được. Tuy nhiên trên thực tế, hiện nay ngành thủy sản đang đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu và thiếu con giống ngày càng trầm trọng. Ông Trần Văn Dũng - Tổng Giám Đốc Công ty Cồ phần Chế biến Xuất Nhập Khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết nguồn cung nguyên liệu hải sản trong nước đang cạn kiệt, kích cỡ hải sản ngày càng thấp không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu. Nguyên liệu bạch tuộc hai da tăng lên 120.000 đồng/kg so với trước là 90.000-95.000 đồng/kg. Đối với sản phẩm là cá tra, tại ĐBSCL có rất nhiều cơ sở sản

xuất con giống nhưng chủ yếu là tự phát nên không chuyên nghiệp tạo ra con giống có chất lượng kém. Do chủ yếu được mua từ các hộ có chất lượng không đảm bảo nên nguồn cá tra giống có chất lượng thấp. Các vùng nuôi tôm ở Đồng bằng Sông Cửu Long

như Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu dù mỗi địa phương này đều có rất nhiều cơ sở sản xuất tôm giống nhưng hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu chế biến, xuất khẩu do đó những người nuôi tôm phải thu mua tôm giống trôi nổi trên thị trường từ các

đây vẫn còn là vấn đề nan giải cần phải được khắc phục sớm để tối thiểu hóa thiệt hại gây ra.

- Thức ăn cho con giống: Khi đã có con giống tốt rồi thì cần phải có thức ăn chất

lượng mới đảm bảo được là con giống có khỏe mạnh không, tránh mang nhiều mầm bệnh. Theo Tổng cục Thuỷ sản thì “Trong nuôi trồng thủy sản, thức ăn có vai trò quan trọng, thường chiếm 40 - 70% chi phí sản xuất. Những năm gần đây nghiên cứu về dinh

dưỡng và thức ăn thủy sản đã có những bước tiến nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu, nhiều loại thức ăn cân bằng dinh dưỡng và có khả năng nâng cao sức khỏe của thủy sản nuôi đã được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất.” Cũng theo tổng cục thủy sản thì trên cả nước ta hiện đang có 130 nhà máy sản xuất thức ăn cho thủy sản. Trong đó, có 96 cơ sở sản xuất thức ăn cá tra, 68 cơ sở thức ăn tôm sú và 38 cơ sở thức ăn tôm chân

Hình 2.8 Tỷ trọng nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại Việt Nam

Nguồn Tổng cục thủy sản

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn bị phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu để sản xuất

ra thức ăn thủy sản từ nước ngoài chiếm tới hơn 50%. Và trong số lượng thức ăn mà Việt Nam nhập từ nước ngoài cũng có ít nhất khoảng 20% trong số đó có vấn đề về chất

lượng. Có thể kể đến một vài vụ việc đã được các bộ ban ngành phát hiện ra như sau: Năm 2008, Trung tâm Khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản kiểm tra 39 mẫu thức ăn thủy sản cũng phát hiện 6 mẫu không đạt chất lượng (chiếm 15%). Thêm nữa, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp đã kiểm tra 131 mẫu thức ăn thủy sản và phát

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w