Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 66)

Ở Việt Nam, khái niệm “tiêu dùng xanh”, “mua sắm xanh” hay “chuỗi cung ứng xanh” vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp nhận thức một cách rõ ràng. Tuy nhiên chính phủ vẫn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Bằng chứng cho thấy điều này đó chính là các nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh hay tiêu dùng bền vững được thể hiện trong các chính sách, quy định trong các văn bản mà Nhà nước hay Chính phủ ban hành.

Có thể kể đến nghị định 67/2014/NĐ-CP, nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho nghi định năm 2014 để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ tốt nhất có thể cho ngư dân.

Cụ thể, trong các nghị định đó chính phủ có đưa ra các chính sách để phát triển thủy sản

như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế,..Theo đó, các bộ ban ngành cần có trách nhiệm trong việc thực hiện để đảm bảo việc thực hiện đúng và nghiêm túc. Các chính sách mà chính phủ đưa ra đã thực sự giúp

ích rất nhiều cho các ngư dân họ được hỗ trợ kinh phí, miễn nhiều loại thuế như thuế tài

nguyên, thuế môn bài, thuế đất, thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản,..Điều này đã thúc

đẩy tạo động lực to lớn cho các ngư dân phát triển hơn nữa ngành thủy sản nước nhà. Thêm một quyết định nữa tiếp tục được chính phủ đưa ra là quyết định số 1690/QĐ- TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Theo quyết định đó thì “Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh

xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.” Quyết định này cũng đã nêu cao vấn đề bảo vệ môi trường trong việc nuôi trồng thủy sản. Cụ thể:

- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ

sở sản

xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình

trạng xả

thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.

- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo

vệ môi trường.

- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường.

- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công

cụ khai

thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.” theo quyết định số 1690/QĐ-TTg

về việc

phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản theo nghị định số 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm thì “Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản. Với nuôi trồng thủy sản, cơ sở nuôi trong ao hoặc bể cần có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có nơi xử lý chất thải, các cơ sở nuôi lồng, bè cần có dụng cụ thu gom, xử lý chất thải.”

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có nội dung như sau “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.” Thông qua chiến lược trên của chính phủ cho thấy được tầm quan trọng của vấn đề thay đổi phương thức tiêu dùng sang hướng

còn đặc biệt quan tâm và đã ban hành thêm Quyết định 1933 “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050”, để khuyến khích việc xanh hóa nền kinh tế. Cụ thể trong quyết định này đã nêu ra hai vấn đề chính đó chính là xanh

hóa tiêu dùng và xanh hóa sản xuất.

Ngoài các chính sách, quy định mà Nhà nước ban hành để thúc đẩy xanh hóa nền

sản xuất thì các tỉnh, thành phố trên toàn quốc cũng đã thực hiện tốt chiến dịch này. Cụ thể, tại Hà Nội đã tổ chức chương trình “Mạng lưới điểm đến xanh” Đây là một chương

trình vô cùng ý nghĩa với mục đích hướng đến chính là giúp cho các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng có nhận thức cao hơn về việc tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực chiến dịch tiêu dùng xanh hàng

năm và được sự hưởng ứng của rất đông người tham gia. Tính cho đến năm 2018, chiến

dịch này đã được tổ chức liên tục 9 lần với sự tham gia của hơn 1000 tình nguyện viên và các bạn trẻ.

Có thể thấy, không chỉ các doanh nghiệp mà còn cả Nhà nước đều có chung mối quan tâm đặc biệt đến xu hướng xanh hóa quy trình sản xuất trong tất cả các ngành chứ không riêng trong ngành thủy sản. Đặc biệt hơn là đối với ngành thủy sản, một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường nước ngoài thì vấn đề bảo vệ môi trường đi đôi với quy trình sản xuất là một điều tất yếu dẫn đến việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh.

Nhìn lại thì ngành thủy sản tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng có những

bước tiến vượt bậc trên thị trường thế giới, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam năm 2018 đứng thứ 5 trên toàn thế giới với 5,480,339 nghìn USD (theo tổng hợp từ Trademap). Doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam có thành tích đáng kể trong việc đưa mặt hàng cá da trơn vào danh sách các mặt hàng thủy sản được tiêu thụ phổ biến ở các thị trường tiêu thụ lớn. Nhưng doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam vẫn xây dựng chuỗi cung ứng thủy sản chỉ dừng lại ở ở phân khúc sản xuất nguyên liệu và chế biến xuất khẩu sản phẩm thô. Trong chuỗi giá trị hàng thủy sản, ý tưởng sản phẩm, thương hiệu

Hiện nay, cả Nhà nước và các doanh nghiệp đã nâng cao nhận thức về vấn đề thay đổi mô hình chuỗi cung ứng thông thường sang mô hình chuỗi cung ứng xanh trong

ngành thủy sản.

Tối 31/3/2019, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tới dự và phát biểu tại lễ kỷ niệm

60 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản. Phó thủ tướng đã đề cập “Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam phải trở thành quốc gia biển mạnh, có ngành thuỷ sản được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững, hài hòa, bảo vệ môi trường. Ngành thuỷ sản phải gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển, đảo”. Từ đó có thể thấy, thủ tướng muốn nêu cao tinh thần phát triển của ngành thủy sản nói riêng và của toàn ngành

kinh tế biển nói chung điều này sẽ được thực hiện trên cơ sở tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng hóa sinh học, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, ngoài ra cần chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ tối đa môi trường sinh thái đồng thời thích nghi với hiện tượng biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu.

Trong Quyết định số 1690 QĐ-TTG về Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ có đưa ra quan điểm phát triển của ngành thủy sản với nội dung như sau: “Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; chu đông thích ưng vơi tác động của biên đôi khí hâu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.” Theo như nội dung trong quyết định này, Thủ tướng Chính phủ lại tiếp tục nhấn mạnh quan điểm phát triển bền vững ngành thủy sản.

Nhìn chung, để có thể phát triển bền vững ngành thủy sản thì lựa chọn áp dụng mô

hình chuỗi cung ứng xanh là một lựa chọn vô cùng hợp lý tại thời điểm này. Nhà nước cũng

đưa ra nhiều định hướng cho việc phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững và đặc

3.3.1. Cơ hội

Nhà nước, Chính phủ có mối quan tâm đặc biệt đến quá trình xanh hóa chuỗi cung ứng trong ngành thủy hải sản. Cụ thể, nhà nước đã ban hành ra các chính sách liên

quan đến môi trường trong quá trình đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản. Đây là một việc làm vô cùng cần thiết nó giúp tạo điều kiện thuận lợi để cho các doanh nghiệp hay ngư dân tuân thủ thực hiện theo các quy định mà nhà nước đưa ra, góp phần quan trọng trong hoạt động xanh hóa chuỗi cung ứng thủy sản tại Việt Nam. Khi hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, các doanh nghiệp và ngư dân sẽ có cơ hội được trang bị một cách đầy

đủ kiến thức, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường trong

quá trình sản xuất, chế biến ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định mà nhà nước đề ra.

Việt Nam đã ký các hiệp định FTA và TPP, đây sẽ là một cánh cửa mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản của Việt Nam để có thể mở rộng thị trường ra các quốc gia trên thế giới. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Việt Nam có thể nhập khẩu nguồn nguyên liệu tốt, chất lượng từ các quốc gia thành viên cùng tham gia các hiệp định FTA hay TPP với mức thuế ưu đãi. Điều này đã giải quyết được vấn đề khan hiếm về nguyên

liệu thủy sản để chế biến của các doanh nghiệp thủ sản tại Việt xuất khẩu sang thị trường

EU hoặc các quốc gia tham gia TPP. Hiện nay, Trung Quốc đang đứng đầu về gia công thủy sản cho các thì trường trên toàn thế giới nhưng đang có xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước có điều kiện sản xuất và lao động thuận lợi hơn. Nó như một

cơ hội cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tìm kiếm được nguồn nguyên liệu cũng

như khách hàng tốt để các nhà kinh doanh và nhập khẩu thủy sản từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU lựa chọn Việt Nam để đầu tư. Khi tham gia vào TPP và FTA, Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn sơ với các đồi thủ chưa ký các hiệp định này. Đây là một cơ hội tốt cho thủy sản Việt Nam tăng sức cạnh tranh nhờ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất giá rẻ

các công ty sản xuất thủy sản tại Việt Nam có thể đầu tư sản xuất theo công nghệ sạch nó sẽ giúp tăng chất lượng của sản phẩm hơn nữa, khẳng định chất lượng của thủy sản Việt trên thị trường quốc tế.

3.3.2. Thách thức

Chúng ta còn đối mặt với rất nhiều thách thức khi thực hiện xanh hóa chuỗi cung

ứng, có thể kể đến một số các thách thức dưới đây:

• Thách thức về hệ thống cơ sở hạ tầng của của Việt nam hiện nay đang còn rất yếu kém. Cụ thể, Ông Trịnh Văn Tam, thôn Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên, huyện Phú Xuyên chia sẻ: "Đường vào khu trang trại của địa phương là đường đất hoặc rải đá cấp phối nên khi thu hoạch thủy sản, chuyển thức ăn, con giống về gặp nhiều khó khăn, nhất là khi trời mưa. Nếu hạ tầng đồng bộ, chúng tôi sẽ có thêm động lực để nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP". Do hạ tầng phụ trợ còn hạn chế nên mặc dù nông dân sản xuất ra sản phẩm sạch nhưng vẫn phải tự sản, tự tiêu. Hiện tại, cảng cá hay các phương tiện nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản vẫn chưa được đổi mới điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phân phối xanh trong chuỗi cung ứng thủy sản, chất lượng của thủy sản.

• Thách thức về việc nguồn nguyên liệu không ổn định, giá thành sản xuất cao: Hiện nay, nguồn nguyên liệu thủy sản không ổn định do đầu vào sản xuất nguyên liệu như: thức ăn, con giống, hóa chất, kháng sinh đều phụ thuộc phần lớn vào các nguồn cung nước ngoài, các cơ quan quản lý chưa hoặc không kiểm soát được, dẫn đến dịch bệnh, chất lượng kém. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng đầu ra của sản phẩm cũng như ảnh hưởng quá trình sản xuất sẽ gây ô nhiễm môi trường. Chi phí sản xuất cao hơn so với các nước khác khiến cho giá thành sản phẩm và giá xuất khẩu cao, làm giảm khả năng cạnh tranh.

• Thách thức về rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại: Với việc tự do hóa thương mại, thủy sản Việt Nam sẽ có lợi về thuế quan, nhưng sẽ là đối tượng để các thị trường áp dụng các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất nội địa hoặc hạn chế nhập khẩu. Những rào cản như thuế CBPG, thuế chống trợ cấp, các quy định kiểm tra hóa chất, kháng sinh hay chương trình

và sẽ được tăng cường áp dụng.) Bên cạnh những cơ hội và tích cực trong vấn

đề thuế hoặc cộng gộp, các biện pháp SPS - TBT trong TPP/FTAs đặt ra những

thách thức không nhỏ đối với ngành thủy sản. Những rào cản dưới dạng quy định

kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay lao động rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam; Chẳng hạn, những quy định của TPP về quy tắc xuất xứ sẽ gây khó khăn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực

của Việt Nam như thủy - hải sản; còn về môi trường, có những yêu cầu cam kết

cấm trợ cấp đánh bắt thủy hải sản có thể gây bất lợi đối với chính sách phát triển

của ngành khai thác.

• Thách thức về vấn đề lao động: Để xây dựng một chuỗi cung ứng xanh cần một đội ngũ nhân lực tốt có kiến thức và năng lực chuyên môn cao. Trong khi đó, thực trạng lao động trong ngành thủy sản không ổn định. Các ràng buộc và quy định chặt chẽ về lao động từ FTA sẽ tăng thêm thách thức cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản.

• Thách thức nữa được đặt ra là bài toán về chi phí. Doanh nghiệp đang đứng trước một bài toán khó làm thế nào để có thể cân bằng giữa việc tăng chi phí tài chính mà vẫn giảm được tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh lên môi trường. Doanh nghiệp đang đứng trong một tình thế khó xử, họ nên theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá hay có trách nhiệm với môi trường mà phải hy sinh một phần lợi nhuận của mình.

3.4. Giải pháp thực hiện xanh hóa chuỗi cung ứng ngành thủy sản ViệtNam Nam

Sau khi phân tích thực trạng của việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh đối

Một phần của tài liệu 093 cơ hội và thách thức khi áp dụng chuỗi cung ứng xanh trong ngành thủy sản tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w