CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG XANH
3.1. Xu hướng áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh
Phát triển bền vững gần như một chiến lược duy nhất để có thể cung ứng một cuộc sống tốt nhất cho thế giới. Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (WCED) của Liên Hợp Quốc, phát triển bền vững được đinh nghĩa như sau: “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.” Một trong các tiêu chí để có thể đánh giá là phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sống. Như vậy có thể thấy rằng bảo vệ môi trường là một trong các yếu tố cấu thành nên phát triển bền vững. Chính vì vậy, việc áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh như một phương thức phát triển mới tạo ra sự phát triển toàn
diện, bền vững là sự kết hợp một cách hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Trên thế giới
hiện nay, xu hướng áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng xanh đang ngày càng được
nhiều quốc gia gia áp dụng và đem lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Xu hướng này được cả quốc
gia phát triển và đang phát triển áp dụng rất phổ biến.
3.1.1. Tại các quốc gia trên thế giới
Tại châu Á, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thay đổi chuỗi cung ứng của mình sang mô hình quản lý theo chuỗi cung ứng xanh. Cụ thể, các doanh nghiệp có xu hướng
xây dựng chuỗi cung ứng của mình theo hướng phát triển bền vững. Mà để thực hiện được điều đó cần phải có một sự thay đổi trong mô hình chuỗi cung ứng từ trước đến nay. Thêm vào đó, người tiêu dùng tại châu Á có xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường và họ sẵn sàng bỏ ra một một số tiền lớn để được sử dụng sản phẩm như vậy. Chính vì vậy, nếu người tiêu dùng mà có nhu cầu thì tất nhiên các doanh
trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua sắm xanh. Nhật Bản cũng đã có những chính sách về tái chế bao bì và vật liệu đóng gói. Năm 1995,
bộ luật “Containers/ Packaging Recycling Act” được thông qua nhằm thúc đẩy tái chế các loại thùng chứa và bao bì đóng gói sản phẩm.
• Hàn Quốc: Ngoài Nhật Bản thì Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có nhận thức rất sớm về chuỗi cung ứng xanh. Chính phủ Hàn Quốc luôn coi những nhà sản xuất là nhưng nha tiêu dùng lớn, chính phủ đã thông qua những hợp đồng tự nguyện vê mua sắm xanh, găn kêt việc mua các nguyên liệu xanh, góp phần thuc đấy quá trình sản xuất và bán ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tổng khối lượng mua sắm xanh của tất cả các tổ chức công cộng ở Hàn Quốc đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2013, đã tăng 2,6 lần kể từ năm 2005. Hiện nay, chính phủ Hàn còn đưa ra nhiều các chính sách khác để tăng cường độ thân thiện của sản phẩm đối với môi trường như: gắn nhãn dấu Carbon, chứng nhận cửa hàng xanh, dán nhãn sinh thái, chứng nhận công trình xanh,...
• Trung Quốc: là một quốc gia có nhận thức hơi muộn hơn so với Hàn Quốc và Nhật Bản tuy nhiên việc áp dụng mô hình xanh hóa tại Trung Quốc cũng diễn ra một cách vô cùng hiệu quả. Tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2007, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào kêu gọi tất cả các công dân trong xã hội Trung Quốc thay đổi hành vi của họ theo hướng có lợi cho môi trường. Tính đến nay, Trung Quốc đã ban hành 38 các biện pháp môi trường, bao gồm cả pháp luật về năng lượng tái tạo và ô nhiễm nguồn nước, quy định về hóa chất và các chất thải điện tử, và khí thải và tiêu chuẩn ô nhiễm. Trung Quốc cũng đã cố gắng để giảm lãng phí về mặt đóng gói sản phẩm. Các yêu cầu đề xuất nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh bằng cách buộc các nhà sản xuất để cắt giảm vật liệu đóng gói, trừng phạt không tuân thủ sẽ bị phạt lên đến $7,323. Thêm nữa, Trung Quốc đã cấm sử dụng túi nhựa mỏng trong tất cả các cửa hàng bán lẻ trong tháng 6 năm 2008, khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang mua sắm túi tái sử dụng. Theo ước tính của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc tháng 6 năm 2009, lệnh cấm đã giảm hai phần ba lượng sử dụng túi nhựa và có thể tiết kiệm 2,4 triệu tấn dầu mỗi năm.
• Thái Lan: là một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới hiện nay. Theo như tổng hợp từ Trademap thì giá trị xuất khẩu vào năm 2018 của Thái Lan với cá sống là 29,988 nghìn USD (đứng thứ 17), với tôm là 1,052,731 nghìn USD (đứng thứ 10). Thái Lan cũng là nước rất thành công
trong việc nâng cao giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản. Cụ thể, cục nghề cá Thái Lan thực hiện việc khuyến khích các doanh nghiệp phát huy lợi thế của ngành nuôi trông thủy sản để trở
thành nguồn cung cấp nguyên liệu xuất khẩu thủy sản chính của Thái Lan vì nguồn nguyên liệu từ việc đánh bắt không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất ngày càng cao. Đồng thời Thái Lan cũng thực hiện các biện pháp nuôi trông thủy hải sản mà thân thiện với môi trường như chú trọng đến việc phòng ngừa
dư lượng hóa chất và khả năng nhiễm vi sinh, ngăn chặn ô nhiễm môi trường,
áp dụng các công nghệ kỹ thuật nuôi trồng phù hợp. Ngoài ra, cục nghề cá Thái Lan đã thành lập phòng kiểm soát chất lượng và thanh tra thủy sản để thống nhất quản lý chất lượng thủy sản và cấp chứng chỉ cho các sản phẩm xuất khẩu đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để mở rộng thị trường xuất khẩu, mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp ngày càng cao thì Thái Lan đã đặc biệt quan tâm đến việc thực hiện xúc tiến thương mại xác đinh tốt
thị trường trọng điểm, phát triển tập trung vào tôm sú và tôm nước ngọt để xuất khẩu do ít bị dịch bệnh và ít rào cản về chống bán phá giá. Các doanh nghiệp Thái Lan đang dần dần xây dựng chuỗi cung ứng xuất khẩu thủy sản khép kín từ nuôi trồng đến tiêu thụ sản phẩm, thâu tóm các kênh phân phối sản phẩm rồi sau cùng hướng tới mục đích là chiếm lấy phần thặng dư cuối cùng và giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị.
Đối với các quốc gia thuộc liên minh châu Âu (EU) cũng được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Chính phủ cũng thường xuyên quan tâm đến việc áp dụng mô hình xanh hóa trong quá trình sản xuất đối với các doanh nghiệp. Vào tháng 7 năm 2008, kế
nhãn sinh thái, hiệu quả năng lượng EU với mục đích thông báo cho người tiêu dùng về các tác động môi trường của sản phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng.
Một quốc gia tiếp theo có thể kể đến là Na Uy ông Ole Henaes- cố vấn thương mại của Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam cho biết, “Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu lớn
thứ ba của Na Uy (sau dầu mỏ và thép), đồng thời đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Na Uy. Theo đó, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cá hồi nuôi và cá hồi đánh bắt chiếm đến hơn 52% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của Nauy.” DN ngành thủy sản Na Uy áp dụng tiêu chuẩn chất lượng của châu Âu (EU) cho sản phẩm của mình và sản phẩm nhập khẩu. Để triển khai việc xây dựng thương hiệu chung, nghiên cứu thị trường, quảng bá, thống kê, lập kế hoạch và giải quyết các vấn đề liên quan đến thương mại cá hồi Na Uy thành lập Hội đồng Xuất khẩu thuỷ sản (NSEC). Sau
khi có sự ra đời của NSEC ngành thuỷ sản tại Na Uy xây dựng được vị trí vững chắc trên thị trường và cá hồi nuôi của Na Uy điều đó đã giúp cho Na Uy chinh phục lần lượt
được các thị trường quốc gia khó tính nhất. Luật Na Uy quy định “Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu phải thực hiện các quy tắc của NSEC và đóng phí theo tỷ lệ.” Theo như ý kiến của các chuyên gia Na Uy, quy định này là để xác định trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng và ngăn chặn các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, phá huỷ
nỗ lực chung. Năm 1985, ngành thủy sản Na Uy thực sự đã bị khủng hoảng vì ô nhiễm môi trường và dịch bệnh,nó có thể là một cú shock lớn mà ngành thủy sản tại Na Uy phải đối mặt cho đến thời điểm đó và để khắc phục tình trạng này, chính phủ Na Uy đã đưa ra các giải pháp như di chuyển lồng, bè nuôi ra vị trí nước sâu hơn, hạn chế sử dụng
thuốc kháng sinh, thay thế bằng vắc xin trong phòng chống bênh cá hồi, xử lý ô nhiễm môi trường vùng nuôi,...
Tại Hoa Kỳ, theo một thống kê của Cone communications năm 2013, ở Mỹ có 71% người tiêu dùng Mỹ quan tâm tới môi trường khi họ mua sắm trong đó có 7% quan
tâm đến môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môi trường và 44% có quan tâm đến môi trường. Tại Hoa Kỳ, luật chính sách năng lượng
(và hoạt động) bền vững về hoạt động lâm nghiệp và khai thác gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học, và đảm bảo sinh kế bền vững.
3.1.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, khái niệm “tiêu dùng xanh”, “mua sắm xanh” hay “chuỗi cung ứng xanh” vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp nhận thức một cách rõ ràng. Tuy nhiên chính phủ vẫn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này. Bằng chứng cho thấy điều này đó chính là các nội dung liên quan đến tiêu dùng xanh hay tiêu dùng bền vững được thể hiện trong các chính sách, quy định trong các văn bản mà Nhà nước hay Chính phủ ban hành.
Có thể kể đến nghị định 67/2014/NĐ-CP, nghị định 89/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung cho nghi định năm 2014 để tháo gỡ vướng mắc, hỗ trợ tốt nhất có thể cho ngư dân.
Cụ thể, trong các nghị định đó chính phủ có đưa ra các chính sách để phát triển thủy sản
như chính sách đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách bảo hiểm, chính sách ưu đãi thuế,..Theo đó, các bộ ban ngành cần có trách nhiệm trong việc thực hiện để đảm bảo việc thực hiện đúng và nghiêm túc. Các chính sách mà chính phủ đưa ra đã thực sự giúp
ích rất nhiều cho các ngư dân họ được hỗ trợ kinh phí, miễn nhiều loại thuế như thuế tài
nguyên, thuế môn bài, thuế đất, thuê mặt nước để nuôi trồng thủy sản,..Điều này đã thúc
đẩy tạo động lực to lớn cho các ngư dân phát triển hơn nữa ngành thủy sản nước nhà. Thêm một quyết định nữa tiếp tục được chính phủ đưa ra là quyết định số 1690/QĐ- TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020. Theo quyết định đó thì “Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh
xã hội; chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu; đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy sản với góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển.” Quyết định này cũng đã nêu cao vấn đề bảo vệ môi trường trong việc nuôi trồng thủy sản. Cụ thể:
- Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ
sở sản
xuất không tuân thủ quy định của Luật Bảo vệ môi trường để giảm thiểu tình
trạng xả
thải tùy tiện của các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường.
- Đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đặc biệt là xử lý chất thải và nước thải trong quá trình sản xuất để bảo đảm các quy định của Luật Bảo
vệ môi trường.
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường.
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình khai thác hải sản theo mùa vụ. Nghiêm cấm khai thác các đối tượng đang trong mùa sinh sản. Nghiêm cấm sử dụng các công
cụ khai
thác hủy hoại môi trường nguồn lợi thủy sản.” theo quyết định số 1690/QĐ-TTg
về việc
phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản theo nghị định số 66/2016/NĐ-CP Quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm thì “Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản. Với nuôi trồng thủy sản, cơ sở nuôi trong ao hoặc bể cần có hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có nơi xử lý chất thải, các cơ sở nuôi lồng, bè cần có dụng cụ thu gom, xử lý chất thải.”
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 có nội dung như sau “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội; Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; Từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.” Thông qua chiến lược trên của chính phủ cho thấy được tầm quan trọng của vấn đề thay đổi phương thức tiêu dùng sang hướng
còn đặc biệt quan tâm và đã ban hành thêm Quyết định 1933 “Phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn 2050”, để khuyến khích việc xanh hóa nền kinh tế. Cụ thể trong quyết định này đã nêu ra hai vấn đề chính đó chính là xanh
hóa tiêu dùng và xanh hóa sản xuất.
Ngoài các chính sách, quy định mà Nhà nước ban hành để thúc đẩy xanh hóa nền
sản xuất thì các tỉnh, thành phố trên toàn quốc cũng đã thực hiện tốt chiến dịch này. Cụ thể, tại Hà Nội đã tổ chức chương trình “Mạng lưới điểm đến xanh” Đây là một chương
trình vô cùng ý nghĩa với mục đích hướng đến chính là giúp cho các doanh nghiệp và cả người tiêu dùng có nhận thức cao hơn về việc tích cực sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực chiến dịch tiêu dùng xanh hàng
năm và được sự hưởng ứng của rất đông người tham gia. Tính cho đến năm 2018, chiến
dịch này đã được tổ chức liên tục 9 lần với sự tham gia của hơn 1000 tình nguyện viên và các bạn trẻ.
Có thể thấy, không chỉ các doanh nghiệp mà còn cả Nhà nước đều có chung mối quan tâm đặc biệt đến xu hướng xanh hóa quy trình sản xuất trong tất cả các ngành chứ không riêng trong ngành thủy sản. Đặc biệt hơn là đối với ngành thủy sản, một ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường nước ngoài thì vấn đề bảo vệ môi trường đi đôi với quy trình sản xuất là một điều tất yếu dẫn đến việc áp dụng mô hình chuỗi cung ứng xanh.
Nhìn lại thì ngành thủy sản tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng có những
bước tiến vượt bậc trên thị trường thế giới, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam năm 2018 đứng thứ 5 trên toàn thế giới với 5,480,339 nghìn USD (theo tổng hợp từ