Ngành dệt may Việt Nam được xem là bắt đầu năm 1897 với sự xuất hiện của Nhà máy Sợi Nam Định, nhà máy liên hiệp thuộc Công ty Bông Sợi Bắc Kỳ của tư bản Pháp trên cơ sở một xưởng dệt thủ công của tư sản Hoa kiều. Năm1930, nhà máy có 2 xưởng sợi, 3 xưởng dệt, 1 xưởng nhuộm, 1 xưởng cơ khí và 1 xưởng điện với khoảng 4.000 công nhân. Sau quá trình dài hình thành và phát triển, dệt may đã trở thành một ngành công nghiệp sản xuất quan trọng đóng góp vào nền kinh tế quốc dân. Về khái quát, cho đến hiện tại ngành dệt may Việt Nam bao gồm các lĩnh vực chính là:
- Ngành sợi sản xuất bông, xơ, sợi. Ngành này đã trải qua hơn 1 năm khó khăn, thời gian khó khăn dài nhất trong lịch sử từ khi đổi mới mở cửa tới nay ảnh hưởng trầm trọng tới sức chịu đựng của doanh nghiệp. Mức lỗ trung bình khoảng 5 tỷ VNĐ năm 2019 cho 10.000 cọc sợi, ước lượng 2019 ngành sợi Việt Nam đã lỗ khoảng 150 triệu USD, tuy được bù lại cơ bản bởi ngành may nhưng sức khoẻ các doanh nghiệp có sản xuất sợi đã suy giảm nghiêm trọng.
- Ngành dệt nhuộm bao gồm xe sợi, dệt, đan, nhuộm vải, với quy mô còn rất nhỏ so với cả ngành sợi và ngành may, ngành dệt - nhuộm của doanh nghiệp Việt Nam đang ở vào thế “kẹt” về chiến lược phát triển.
- Ngành may gồm các công đoạn chính là thiết kế, tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, cắt may hoàn thiện sản phẩm, phân phối và marketing. 2019 cho thấy một bức tranh ngành may với đơn hàng rất ngắn hạn, thương lượng kéo dài, phức tạp và tính chất mùa vụ khó đoán trước. Các nhà đặt hàng có xu thế đặt từng tháng để vẫn khai thác được lợi thế của nhà sản xuất Trung Quốc, nhưng cũng dễ dàng chuyển đi ngay nếu
Trong hơn 6000 doanh nghiệp, có khoảng 85% doanh nghiệp gia công hàng may mặc, 13% doanh nghiệp dệt nhộm và sản xuất vải, và chỉ khoảng 2% doanh nghiệp sản xuất chế biến bông, xơ, sợi. Bên cạnh đó, công nghiệp phụ trợ hàng dệt may cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành dệt may. Công nghiệp hỗ trợ bao gồm 02 nhóm sản phẩm chính là nguyên vật liệu, phụ kiện phục vụ quá trình sản xuất (chỉ may, khuy, khóa kéo.) và máy móc trang thiết bị được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm (máy may, máy dệt, thiết bị thêu, bàn là ủi.)
Ngành dệt may là ngành có chi phí cố định thấp và là ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động. Muốn đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành thì cần đánh giá dựa trên nhiều nhân tố. Ngành dệt may có một số đặc điểm cơ bản như sau:
- Là ngành công nghiệp sản xuất đặc thù bao gồm nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có quy trình sản xuất, công nghệ áp dụng riêng biệt. Tuy nhiên các công đoạn lại có sự liên kết chặt chẽ với nhau, sản phẩm đầu ra của công đoạn này là nguyên vật liệu đầu vào của công đoạn khác tạo thành chuỗi giá trị hàng dệt may.
- Quốc gia có ngành thời trang phát triển, nhân công chất lượng cao, nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm tốt. thì giá trị gia tăng của ngành cao hơn và hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt hơn.
- Ngành dệt may chịu ảnh hưởng lớn từ trình độ khoa học - công nghệ và kỹ thuật. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đồng đều hơn, từ đó nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong ngành.
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành chịu tác động các ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may do sản phẩm chính của các ngành phụ trợ này là nguyên vật liệu đầu vào cho dệt nhuộm, may mặc.
Trải qua quá trình dài phát triển, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã trở thành một trong những ngành có đóng quan trọng với nhiều vai trò:
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thúc đẩy
phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc
FTA Thời điểm có hiệu lực Các bên tham gia ký kết
FTAs đã có hiệu lực
AFTA 1993 ASEAN
ACFTA 2003 ASEAN, Trung Quốc AKFTA 2007 ASEAN, Hàn Quốc AJCEP 2008 ASEAN, Nhật Bản VJEPA 2009 Việt Nam, Nhật Bản AIFTA 2010 ASEAN, Ản Độ AANZFTA 2010 ASEAN, Úc, New Zealand
VCFTA 2014 Việt Nam, Chi Lê VKFTA 2015 Việt Nam, Hàn Quốc
EAEU 2016 Việt Nam, Nga, Amenia,Kazakhstan, Belarus, Kyrgyzstan)
CPTPP
(Tiền thân Tại Việt Nam từ14/1/2019
Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Úc, Nhật Bản,
- Góp phần tạo việc làm cho người lao động không chỉ trong ngành dệt may mà cả các ngành liên quan khác;
- Phục vụ nhu cầu may mặc của con người;
- Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế.
2.1.2. Ngành dệt may trong các Hiệp định thương mại tự do FTAs
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức thương mại quốc tế và ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTAs) trong đó có nhiều điểu khoản liên quan đến các mặt hàng dệt may - một trong những ngành trọng điểm của quốc gia.
FTA đã ký nhưng chưa
có hiệu lực
Nguồn: Trung tâm WTO và Hội nhập Ngoài ra, Việt Nam cũng đang thực hiện đàm phán một số hiệp định khác bao
Những lợi ích mà FTA mang lại có thể kể đến là Việt Nam được hưởng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng dệt may hầu hết ở mức 0%, tuy nhiên vẫn cần phải đạt được những tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Trong CPTPP, Chile cam kết xóa bỏ khoảng 87% các dòng thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực, các dòng thuế còn lại được cam kết xóa bỏ theo lộ trình 4 năm hoặc 8 năm. Trong hiệp định EAEU, EU cam kết cắt giảm 82% dòng thuế cho sản phẩm dệt may của Việt Nam; xóa bỏ hoàn toàn 42% trong lộ trình 10 năm; xóa bỏ ngay khi hiệp định có hiệu lực là 36%. Hiệp định VKFTA cam kết xóa bỏ 24 dòng thuế khi xuất khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam sang Hàn Quốc. Theo VCFTA, khi xuất khẩu sang Chile
các mặt hàng dệt may sẽ được cắt giảm 203 dòng thuế xuống còn 0% và 17 dòng thuế giảm 0% sau 5 năm. EVFTA lại giúp xóa bỏ thuế nhập khẩu vào thị trường EU trong 7 năm đối với một số sản phẩm dệt may (một số sản phẩm vẫn bị áp thuế 6,3%-12%) với điều kiện các sản phẩm dệt may có nguồn gốc xuất xứ từ các nước đối tác của EU hoặc sản xuất ở Việt Nam...
2.1.3. Chuỗi giá trị hàng dệt may
Việc hiểu rõ về “Chuỗi giá trị ” trong ngành dệt may đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của không chỉ các doanh nghiệp trong ngành, mà còn có ý nghĩa với cả ngành dệt may quốc gia.
“Ngành dệt may là một minh họa kinh điển của chuỗi giá trị do người mua quyết định, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước. Trong đó các nhà sản xuất với thương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua các thương hiệu mạnh và sự phụ thuộc của chúng vào những chiến lược thuê gia công toàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này” (Gereffi, 1999). Nghiên cứu của Gereffi và Memodovic (2003) về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có thể phân chia chuỗi giá trị này năm công đoạn chính như sau:
Hình 2.1: 5 công đoạn trong chuỗi giá trị hàng dệt may
Nguồn: Gereffi và Memodovic (2003) Mỗi công đoạn đều đóng vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên không phải công đoạn nào cũng có giá trị gia tăng gióng nhau. Các nhà nghiên cứu đã biểu diễn mức độ gia tăng giá trị trong chuỗi giá trị hàng dệt may dựa trên lý thuyết đường cong nụ cười
như sau:
Hình 2.2: Hình minh họa giá trị gia tăng qua các công đoạn trong chuỗi giá trị
Giá trị gia tăng dóng góp vào sân phàm
Trong chuỗi giá trị hàng dệt may không thể không nói đến các phương thức xuất khẩu bao gồm: CMT (Cut - Make - Trim), FOB (Free-On-Board), ODM (Orginal Design Manufacturing). Trong đó, CMT là phương thức đơn giản nhất, tuy nhiên không tạo ra nhiều giá trị do doanh nghiệp chỉ gia công hoàn thiện sản phẩm với đầu vào và nguyên vật liệu có sẵn. FOB tạo ra giá trị gia tăng cao hơn khi doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào quá trình mua nguyên vật liệu đầu vào đến sản xuất sản phẩm cuối cùng. ODM là phương thức tạo ra giá trị cao nhất, tuy nhiên chỉ có những doanh nghiệp xuất sắc, đủ khả năng mới có thể thực hiện ODM. Các doanh nghiệp này sẽ tham gia vào
việc thiết kế và sản xuất sản phẩm cho những thương hiệu lớn trong ngành. Sau khi tạo ra các mẫu thiết kế có trình độ cao và có khả năng tạo ra xu hướng, các doanh nghiệp ODM sẽ bán lại cho người mua với giá trị lớn. Nếu được người mua ủy quyền, doanh nghiệp ODM mới thực hiện sản xuất những mẫu thiết kế này.
Theo thống kê, đơn giá gia công CMT chỉ chiếm khoảng 25% giá trị xuất khẩu, đem lại cho doanh nghiệp gia công lợi nhuận sau thuế khoảng 1-3% đơn giá gia công. Đối với FOB, doanh nghiệp được hưởng đến 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế
khoảng 3-5% doanh thu thuần, trong khi con số này ở các doanh nghiệp ODM là 5-7%. Nếu 85% doanh nghiệp đang gia công đơn thuần chuyển sang phương thức FOB thì doanh thu ngành dệt may có thể tăng thêm 5 lần. Nếu chuyển được sang hình thức ODM
thì giá trị gia tăng còn cao nhiều hơn nữa.
Hiện tại, hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam là hình thức gia công. Trong đó, kéo sợi và may gia công - CMT là các công đoạn mà Việt Nam có vai trò đáng kể và đem lại nguồn thu xuất khẩu chủ yếu. Dễ dàng nhận thấy, các công đoạn tạo ra thành phẩm xuất khẩu đều nằm ở khâu có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào là sản phẩm ở các khâu có giá trị gia tăng cao, trung bình chi phí nguyên vật liệu đầu vào của doanh nghiệp chiếm khoảng 70-
72% đơn giá gia công. Đây chính là một vấn đề của dệt may nước ta khi phát triển không
cân đối giữa các khâu đoạn trong chuỗi giá trị dệt may.
2.1.4. Tình hình xuất - nhập khẩu các mặt hàng dệt may Việt Nam
Thời điểm hết năm 2019, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 39 tỷ USD, ghi danh Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 về xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh.
Tính về mức tăng trưởng lũy kế (CAGR) trong 5 năm từ 2014 - 2019, Việt Nam có mức tăng trưởng tốt nhất đạt 9,57%, theo sau đó là Bangladesh đạt 6,34%, trong khi những đối thủ khác như Trung Quốc, Ản Độ, Pakistan có CAGR giai đoạn này thậm chí tăng trưởng âm.
Bangladesh 30.849 32.546 34.818 36.837 40.957 41.944 2,41 6,34%
Việt Nam 24.695 26.778 28.213 31.368 36.375 39.001 7,22 9,57%
Ản Độ 38.597 37.161 35.429 37.189 37.119 37.639 1,40 (0,50%)
Hoa Kỳ 2018 2019 Thay đổi KNNK 19/18 KNNK Thị phần (%) KNNK Thị phần (%) Tổng nhập khẩu từ các thị trường 119.369 100 124.502 100 4,30 Trung Quốc 45.891 38,44 44.413 35,67 (3,22) Bangladesh 5.688 ^4,77 6.166 ^4,95 640 Việt Nam 13.952 11,69 15.114 12,14 -833 Ấn Độ 8.104 -679 8.619 6,92 635 Pakistan 3.188 ^2,67 3.441 2,76 ^7,94 EU 2018 2019 Thay đổi KNNK 19/18 KNNK Thị phần (%) KNNK Thị phần (%) Tổng nhập khẩu từ các thị trường 279.321 100 271.460 100 (2,81) Trung Quốc 55.314 19,80 54.485 20,07 650) Nguồn: Trademap Do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng về lượng nhưng lại giảm về kim ngạch do cố gắng giảm giá để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Cụ thể, đơn giá nhập khẩu trung bình từ Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2,29 USD/m2 quy đổi, đã giảm 3,13% so với cùng kỳ 2018. Theo dõi đơn giá nhập khẩu Mỹ trong 5 năm qua, nhận thấy xu hướng đơn giá nhập khẩu
từ Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh, trong khi từ Bangladesh, Indonesia và Việt Nam đều theo xu hướng tăng từ 2017. Thị phần của Việt Nam tại Mỹ đã tăng 8,33% trong năm 2019.
Bảng 2.3: Thị phần hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ 2018-2019
Nguồn: Trademap Ở thị trường EU, nhập khẩu dệt may từ nhà cung ứng Trung Quốc giảm mạnh. Nhập khẩu tại một số nhóm hàng từ các quốc gia khác ở Châu Á cũng tăng. Bangladesh là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất do hai nguyên nhân. Thứ nhất, quốc gia này được hưởng ưu đãi miễn thuế khi vào thị trường EU theo GSP. Thứ hai, chiến lược dịch chuyển nguồn cung của các nhà nhập khẩu tới các nước giá rẻ và Bangladesh là nước cung ứng có lợi thế giá rẻ nhất nhờ chi phí nhân công rẻ hơn các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Bangladesh 25.034 896 26.062 9,60 4,11 Việt Nam 6.036 216 6.418 236 633
Năng lực sản xuất
Sợi
(Nghìn tấn) (Triệu m2)Vải mặc thườngQuần áo (Triệu cái)
Giày vải
(Triệu đôi) Giày thểthao (Triệu đôi) 2010 810,2 1.176,9 2.604,5 503 347,0 2011 967,1 1.238,3 2.975,3 496 380,1 2012 1.152,8 1.251,7 3.144,1 511 400,9 2013 1.321,9 1.239,4 3.424,0 531 480,7 2014 1.560,0 1.346,5 3.706,5 551 567,3 Nguồn: Trademap Tính đến nay, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trung bình đóng góp từ 10% đến 15% GDP hằng năm. Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 3 ở Việt Nam trong năm 2109, trong đó chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm may mặc. Xét về cơ cấu mặt hàng, áo jacket, áo thun, quần,... là những mặt hàng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu hàng dệt may Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia trong khối EU.
Biểu đồ 2.3: Tình hình xuất khẩu và nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam 2017-2019
■ xuất khẩu ■nhập khẩu nguyên phụ thiệu
Nguồn: Tổng cục Thống kê Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017 xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
đạt 26,12 tỷ USD, tăng 2,3 tỷ USD tương đương khoảng 9,5% so với năm 2016. Nhập trên 36 tỷ USD, chiếm khoảng 14% kim ngạch xuất khẩu). Con số này lên tới hơn 39 tỷ USD vào năm 2019. Trong đó Hoa Kỳ nhập khẩu từ Việt Nam 14,85 tỷ USD, tăng 8,4%
so với năm trước và chiếm 45,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất.
Nhập khẩu nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cả nước trong năm 2018 là 23,92 tỷ USD, trị giá nhập khẩu trong năm 2019 của nhóm hàng này là 24,13 tỷ USD, tăng nhẹ 0,9% so với năm trước.
Trong những năm qua mất cân đối về cung cầu nguyên liệu ngành dệt may vẫn luôn là một thách thức lớn. Phần lớn sợi sản xuất trong nước đem đi xuất khẩu trong khi các doanh nghiệp nhuộm phải nhập khẩu mặt hàng này từ nước ngoài. Thêm vào đó, sản
phẩm của khâu dệt nhuộm chưa phát triển đáp ứng được tiêu chuẩn nghiệm ngặt về chất lượng cùng với may gia công CMT là chủ yếu dẫn đến vệc doanh nghiệp không thể tự