Công tác quản lý chi phí

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46 - 51)

a) Giá vốn hàng bán

Nhìn chung, tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần có xu hướng tăng ở nhiều doanh nghiệp dệt may. Do đặc thù là ngành công nghiệp sản xuất, nguyên phụ liệu đầu vào phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nên tỷ lệ này khá cao, đều trên 80%, thậm chí nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ GVHB/DTT lên đến hơn 90%. Đây là lý do khiến các doanh nghiệp

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ GVHB/DTT của một số doanh nghiệp dệt may

74.00% 76.00% 78.00% 80.00% 82.00% 84.00% 86.00% 88.00% 90.00% 92.00% 94.00% 96.00%

■2019 B2018 B2017

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp DM7 là doanh nghiệp có doanh thu khá khiêm tốn trong ngành, tuy nhiên tỷ lệ GVHB/DTT liên lục giảm trong giai đoạn 2017-2019. Mặc dù tỷ lệ này vẫn ở mức khá cao so với các doanh nghiệp khác, nhưng đây là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy khâu quản lý chi phí giá vốn của doanh nghiệp ngày càng được cải thiện, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó, TNG là một trong những doanh nghiệp có doanh thu cao song lại có chi phí giá vốn khá thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần tăng trong năm 2019, tuy nhiên mức tăng không nhiều, từ 82.26% năm 2018 lên 82.94% năm 2019. Điều này cho thấy, TNG đã có chính sách quản lý giá vốn của TNG khá hiệu quả nhưng vẫn cần được cải thiện.

Các khoản chi phí ngoài lương Tỷ lệ trên giá gia công Lễ, tết, phép, phụ cấp tăng ca, ăn ca 13 -16%

Trong khi đó, HSM và BVN có doanh thu giảm mạnh trong năm 2019, tuy nhiên tỷ lệ GVHB/DTT lại tăng mạnh chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa có chính sách quản lý tốt chi phí trong điều kiện kinh tế phức tạp, giá các mặt hàng tương tự trên thị trường có xu hướng biến động mạnh. Năm 2018, tỷ lệ GVHB/DTT của HSM và BVN lần lượt là 89,88% và 87,60%. Đến năm 2019, con số này đã đạt 93,85% và 91,31%. Doanh thu của

các doanh nghiệp này chủ yếu đến từ hoạt động sản xuất nhưng giá vốn lại cao, lợi nhuận

thu về không nhiều cộng thêm hàng loạt các chi phí phát sinh và ngoại cảnh tác động khiến hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thực sự hiệu quả dù ngành bông sợi là một trong những ngành cung ít cầu nhiều ở Việt Nam.

b) Các chi phí khác

Chi phí bán hàng: tỷ lệ CPBH/DTT trung bình rơi vào khoảng 2% ở các doanh nghiệp chỉ thực hiện may gia công hoặc sản xuất hàng hóa. Con số này ở các doanh nghiệp có thực hiện bán lẻ hàng may mặc là khoảng 5-7%. Điều này là dễ hiểu bởi công tác bán hàng tốn nhiều chi phí bao gồm truyền thông, quảng cáo, mở rộng kênh phân phối, xúc tiến bán hàng.

Chiphí quản lý doanh nghiệp: tỷ lệ CPQLDN/DTT cao hơn đáng kể so với CPBH

ở hầu hết các doanh nghiệp dệt may, trung bình từ 5-7%. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp tốn khá nhiều chi phí cho công tác quản lý bao gồm lương nhân viên bộ phận, bảo hiểm, các chi phí văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý... Đây đều là những chi phí cần thiết và hợp lý, tuy nhiên cần cân nhắc chi phí bỏ ra cho thích hợp, quản lý chi phí hiệu quả để tránh lãng phí nguồn lực.

c) Nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

• Chi phí nhân công và Chất lượng nguồn nhân lực

Bên cạnh chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí nhân công cũng là một nhân tố cấu thành nên chi phí giá vốn hàng bán của doanh nghiệp. Năm 2019 là năm đầu tiên trong 10 năm trở lại đây nhiều doanh nghiệp may xuất khẩu Việt Nam bị thiếu đơn hàng.

Một nguyên nhân là chi phí lao động trong ngành may tại Việt Nam đã cao hơn nhiều so

một số quốc gia, trong đó có Bangladesh - quốc gia đang cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam.

Ở Bangladesh, tiền lương công nhân may chỉ khoảng 100 USD/ tháng, trong khi đó ở Việt Nam muốn có lao động may thì doanh nghiệp phải trả 250 USD/tháng cho lao động mới và 500 USD/tháng cho lao động có tay nghề khá, nếu tính cả ăn ca và bảo hiểm.

Các khoản Bảo hiểm và phí công đoàn 9 - 11% Thưởng tháng thứ 13 8 - 10% Phụ cấp lao động nữ, xăng xe, con nhỏ 6 - 8%

Nguồn: Vinatex Hiện tại, Việt Nam vẫn chủ yếu gia công hàng xuất khẩu là chủ yếu, vốn có giá trị gia tăng không cao, lại thêm chi phí tiền lương và chi phí ngoài lương chiếm một phần

không nhỏ trên giá gia công CMT khiến cho doanh nghiệp đâu đầu trong việc quản lý chi phí, đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, thu về lợi nhuận.

Khi so sánh năng suất lao động, thống kê cho thấy, Trung Quốc đạt 18 - 35 sản phẩm/công nhân/ngày thì Việt Nam chỉ đạt 8 - 14 sản phẩm/công nhân/ngày (tính riêng sản phẩm Polo Shirt). Năng suất lao động bình quân của 1 công nhân trong 1 ngày của Trung Quốc đạt mức 25 sản phẩm/công nhân/ngày thì Việt Nam chỉ đạt 12 sản phẩm/công nhân/ngày.

Việt Nam có lợi thế với nguồn nhân công dồi dào và giá rẻ, tuy nhiên chỉ có 25%

lao động có đào tạo chuyên môn: khoảng 7% có trình độ đại học và hơn 17% được đào tạo ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, còn lại 75% lao động phổ thông chưa qua đào

tạo, chủ yếu mới tốt nghiệp THCS, THPT, thậm chí 17% mới tốt nghiệp Tiểu học. Theo dự báo và đánh giá của nhiều nghiên cứu, nguồn nhân lực ngành sợi, dệt, nhuộm có nhu cầu khoảng 300 - 400 kỹ sư/năm nhưng các trường đại học chỉ cung cấp được khoảng 30 sinh viên /năm, tương đương 10% nhu cầu. Muốn tiến lên tới trình độ sản xuất ODM,

khe, đội ngũ lao động trong toàn hệ thống phải có tay nghề cao nhưng hiện nay ngành dệt may vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Trình độ khoa học - công nghệ

Không thể phủ nhận rằng, việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, quản lý và kinh doanh hàng hóa. trình độ công nghệ được áp dụng trong công đoạn kéo sợi được đánh giá ở mức khá, công đoạn dệt thoi, dệt nhuộm và xử lý môi trường ở mức trung bình. Công đoạn dệt kim đước đánh giá cao ở các doanh nghiệp FDI, tuy nhiên tại các doanh nghiệp tư nhân nội địa chỉ ở mức trung bình và thấp. Công nghệ sử dụng trong may mặc là điểm sáng khi được đánh giá khá cao, máy móc tân tiến, đồng bộ và không còn các thiết bị chắp vá.

Một số công nghệ được ứng dụng giúp tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đã được

sử dụng hiện nay như: Công nghệ sản xuất tinh gọn LEAN (CTCP May Phong Phú, Tập

đoàn dệt may Việt Nam, CTCP Sợi Thế Kỷ...); Máy tách xơ lạ JOSSI-UJVS2, máy chải thô TRUTZSCHLER TC 07, máy ghép TOYOTA AUTO, máy ống tự động MURATA 21C nhập khẩu từ châu Âu, Đài Loan,... (CTCP Dệt may Đầu Tư Thương Mại Thành Công); máy may công nghệ ép siêu âm không dùng chỉ may, máy vẽ sơ đồ, máy cắt rập, máy đột trụ, máy làm khuy tự động. Các công nghệ này đều giúp tối ưu và đẩy nhanh quá trình sản xuất, thay thế lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và tiết kiệm chi phí.

Có thể thấy rằng, năm 2019 là một năm không dễ dàng đối với các doanh nghiệp dệt may trong công tác quản lý chi phí. Giá bán của các quốc gia cạnh tranh giảm ảnh hưởng không nhỏ đến dệt may Việt Nam. Chịu lỗ, hạ giá bán xuống thấp hơn giá thành khiến cho chi phí sản xuất kinh doanh trở nên cao hơn tương đối trong hầu hết các doanh

nghiệp.

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w