Năng lực sản xuất

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 46)

Nhìn chung, ngành dệt may Việt Nam có xu hướng tăng năng lực sản xuất qua các năm. Theo thống kê của Tổng cục Thống kê, ước tính số lượng sản xuất một số sản phẩm chính của ngành dệt may những năm trở lại đây như sau:

2015 1.905,3 1.525,6 4.320,0 61,5 680,3 2016 2.180,4 1.700,7 4.530,0 66,0 730,8 20N 2.479,2 1.787,4 4.844,8 67,8 771,3 2018 2.825,1 1.969,1 5.254,4 70,7 828,6

Nguồn: Tổng cục Thống kê Năm 2017, ngành dệt may Việt Nam có gần 2,5 triệu lao động, trong đó 80% là lao động nữ. Tính đến năm 2019, con số này đã tăng lên mức 3 triệu lao động, chiếm ¼ số lượng lao động của toàn ngành công nghiệp. Trong đó lực lượng lao động trong các doanh nghiệp FDI có số lượng khá lớn, chiếm khoảng ½ số lao động trong ngành. Đến nay, Việt Nam vẫn đang tận dụng tốt nguồn nhân công dồi dào vào sản xuất kinh doanh hàng dệt may, năng lực sản xuất luôn có xu hướng tăng, đảm bảo nhu cầu và đem lại lợi nhuận.

2.2.2. Doanh thu

Nhìn chung, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp dệt may qua từng năm đều tăng trưởng. Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn dệt may Việt Năm 2018, doanh thu BH và cung cấp DV của Tập đoàn đạt mức 19.136 tỷ VNĐ, tăng 1.668 tỷ VNĐ, tương ứng tăng 9,55% so với năm 2017. Năm 2019, con số này là 19.023 tỷ VNĐ, giảm 113 tỷ VNĐ, tương đương -0,6% so với năm trước.

Dưới đây là tình hình doanh thu của một số doanh nghiệp dệt may niêm yếu trên sàn chứng khoán Việt Nam (chi tiết ở Phụ lục 1 đính kèm)

Biểu đồ 2.4: Doanh thu BH và cung cấp DV của một số doanh nghiệp dệt may trong gia đoạn 2017-2019

Đơn vị: 1000 đồng

2017 B2018 ■2019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Trong các doanh nghiệp trên, doanh nghiệp có mức tăng doanh thu BH và cung cấp DV cao phải kể đến TCM với mức tăng 45% trong năm 2018, đạt hơn 3.600 tỷ VNĐ

và 27,8% trong năm 2019, đạt hơn 4.600 tỷ VNĐ, ngoài ra M10 mặc dù doanh thu giảm

1,6% trong năm 2018 nhưng đã tăng 12,45% trong năm 2019, đạt khoảng 3.350 tỷ VNĐ.

Trong khi đó, tình hình không khả quan đối với các doanh nghiệp lấy sản xuất sợi

làm ngành chính, tiêu biểu là HSM. Năm 2018, doanh thu BH và cung cấp DV của doanh

nghiệp này tăng 198 triệu VNĐ, tương đương 8,38% so với năm 2017 nhưng năm 2019 lại giảm 138 triệu VNĐ, tương đương 5,4% so với năm 2018.

Các doanh nghiệp ngành sợi phải trải qua “18 tháng khủng hoảng” khi Trung Quốc và Ản Độ bán phá giá sợi filament, sợi polyester khiến lượng nhập khẩu mặt hàng này tăng lên, chiếm thị phần của các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, các doanh nghiệp

Điểm sáng khi nhìn vào bức tranh này là việc doanh thu BH và cung cấp DV vẫn tăng dù phải giảm giá. Doanh thu chịu tác động bởi 2 nhân tố chính là giá bán và sản lượng. Doanh thu tăng trong khi giá giảm chứng tỏ các doanh nghiệp đã tăng cường sản xuất, bán được số lượng sản phẩm lớn hơn để bù đắp sự sụt giảm về giá.

a) Xuất khẩu hàng hóa

Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may chủ yếu đến từ việc xuất khẩu hàng hóa

và bán lẻ hàng may mặc, trong đó 80% đến từ xuất khẩu. Năm 2019, nhóm mặt hàng xuất khẩu chứng kiến một sự sụt giảm về giá đáng kể của bông sợi đồng thời toàn ngành

bị thiếu hụt trầm trọng các đơn hàng dài hạn. Trong tình trạng đang thiếu đơn hàng, nhiều

khách hàng lại yêu cầu giảm giá gia công từ 20%-40% khiến các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu càng thêm khốn đốn.

Tuy khó khăn là vậy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn duy trì được xu hướng tăng. Dù hàng dệt may xuất khẩu chủ yếu đến từ các doanh nghiệp FDI, nhưng không thể phủ nhận đóng góp đáng kể của nhiều doanh nghiệp nội địa trong kim ngạch xuất khẩu như: Tổng Công ty May Nhà Bè - CTCP với 750,1 triệu USD, Tổng CTCP May Việt Tiến với 566 triệu USD, Tổng CTCP dệt may Hòa Thọ với 237,8 triệu USD, Tổng Công ty May 10 - CTCP với 210,1 triệu USD, CTCP Dệt may Huế với 99 triệu USD.

b) Bán lẻ hàng may mặc

Theo thống kê của Marketline, giá trị của thị trường bán lẻ may mặc toàn cầu đạt 1,41 ngàn tỷ USD năm 2017 (trong đó 52,6% là giá trị bán lẻ đồ nữ, 31,3% đồ nam và 16,1% đồ trẻ em), tăng 4,9% so với một năm trước. Giá trị thị trường bán lẻ may mặc toàn cầu dự báo sẽ đạt 1,83 ngàn tỷ USD vào năm 2022, tăng 29,97% kể từ năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm của thị trường đạt 4,4% trong giai đoạn 2013 đến 2017

và ước sẽ đạt 5,3% giai đoạn 2017 - 2022.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), mức tiêu dùng hàng dệt may chiếm từ 5 - 6% chi tiêu của người dân Việt Nam, tương đương từ 3,5 - 4 tỷ USD. Chứng tỏ, ngoài

Đơn vị: tỷ VNĐ 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng doanh thu nội bộ VINATEX 8.51

9 8.69 3 8.887 9.38 5 9.61 5 Tốc độ tăng trưởng theo năm (%) 5,49 2,0 2,23 5,6 2,45

Hiện tại, có khoảng hơn 200 thương hiệu ngoại có mặt tại Việt Nam, sản phẩm tầm trung cho tới cao cấp. Hầu hết các thương hiệu này mới tham gia thị trường trong 3 năm trở lại đây, nhưng đã đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Công ty TNHH H&M Việt

Nam có doanh thu năm 2018 tăng trưởng 244,3%, từ 227,26 tỷ VNĐ năm 2017 lên 782,46 tỷ VNĐ năm 2018, lợi nhuận trước thuế tăng 14,04% từ 13,11 tỷ VNĐ lên 14,95 tỷ VNĐ. Bên cạnh đó, tập đoàn Mitra Adiperkasa có doanh thu 2018 là 1.672 tỷ VNĐ tăng 52% so với 1.100 tỷ VNĐ của năm 2017, lợi nhuận trước thuế tăng 54,40% từ 63,47

tỷ lên 98 tỷ VNĐ năm 2018. Mặc dù lợi nhuận còn khiêm tốn so với doanh thu do chi phí của hoạt động nghiên cứu, phát triển, marketing, quảng cáo... Tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể được cải thiện trong tương lai và đe dọa doanh thu của hàng may mặc nội địa.

Các doanh nghiệp dệt may nội địa chiếm khoảng 30% thị phần cả nước. Trong đó

có thể kể đến Tập đoàn dệt may Việt Nam với các công ty thành viên: Việt Tiến với 453 cửa hàng với dòng sản phẩm chính là sơ mi, đồ công sở với các thương hiệu San Sciaro, Manhattan, Viettien, Vietlong, Viettien Smart Casual, Camellia; May 10 với 43 cửa hàng

với dòng sản phẩm chính là áo sơ mi, veston, hàng thời trang nam nữ với các thương hiệu May10 Serie, May10 Expert, Pharaoh Classic, Eternity CrusZ, Cleopatra; Đức Giang với các thương hiệu HeraDG, DGC Collection, S.Pearl với sản phẩm chính là hàng thời trang công sở nữ, áo khoác, quần âu; Phong Phú với thương hiệu khăn cao cấp

Mollis, sản phẩm quần áo jeans Atom, tất Open; Nhà Bè với các thương hiệu De Celso, Mattana, Novelty, Style of Living, Navy Blue,. Doanh thu nội địa của Tập đoàn trong giai đoạn 2015-2019 được báo cáo như sau:

Đức Giang 245 208 298 241 323 May 10 195 203 216 226 239

Nguồn: VINATEX Có thể thấy rằng, việc phân chia nguồn lực vào sản xuất hàng xuất khẩu hay bán lẻ may mặc cũng đều đem lại lợi ích nhất định cho doanh nghiệp. Việc chú trọng vào lĩnh vực nào cần được nghiên cứu và định hướng rõ ràng để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w