Một số nhân tố khác

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 64)

a) Ngành công nghiệp phụ trợ hàng dệt may

Số lượng doanh nghiệp trong ngàng công nghiệp hỗ trợ hàng dệt may chiếm khoảng 30% số doanh nghiệp toàn ngành bao gồm các lĩnh vực: sản xuất vải; sản xuất sợi, chỉ may, nhuộm hoàn tất, máy móc thiết bị dệt may, hóa chất, ngành thời trang...

Trong thời gian qua, sản lượng đầu ra của ngành dệt tăng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của số lượng các doanh nghiệp nhưng chất lượng sản phẩm đầu ra chỉ ở mức trung bình khá, chỉ khoảng 20-30% trong số đó đáp ứng được các quy định nghiêm ngắt sử dụng cho xuất khẩu, còn lại được sử dụng cho sản xuất hàng may mặc trong nước. Ngành công nghiệp hỗ trợ cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu nguyên vật liệu đầu vào, vì thế chúng ta vẫn phải tiếp tục nhập các nguyên liệu thô như bông, sợi polyester, sợi viscose để sản xuất được sợi thành phẩm sử dụng trong dệt vải. Tuy nhiên,

khâu sản xuất vải chỉ hấp thụ được khoảng 1/3 do năng lực sản xuất và công nghệ của các doanh nghiệp Việt còn chưa cao nên số sợi còn lại được để cho xuất khẩu. Hiện nay,

bông chúng ta gần như nhập khẩu trên 90%, xơ visco thì nhập khẩu hoàn toàn. Điều này

khiến cho dệt may Việt Nam có giá trị gia tăng không cao.

Chưa có nhiều doanh nghiệp sản xuất phụ liệu cho ngành dệt may như kim, chỉ, mếch, cúc, khóa, băng chun, nhãn... Các nhà máy hầu hết đều sản xuất ở mức trên 80% công suất thiết kế, gần như hết công suất nhưng những ngành phụ liệu này hiện chỉ đáp ứng được hơn 50% nhu cầu trong nước.

Ngành máy móc dệt may ở Việt Nam gần như không phát triển. Phần lớn máy móc thiết bị dệt may của các công ty dệt may đều là hàng nhập ngoại. Lĩnh vực sản xuất

máy móc, thiết bị cho ngành dệt may phát triển chậm, đặc biệt là máy móc cho ngành sợi, dệt. Hầu hết các doanh nghiệp nội địa chủ yếu chỉ sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, lắp đặt hệ thống, sản xuất lắp đặt máy kiểm tra vải, máy cắt, máy dập nút, bàn cắt, xe vận chuyển,.. .và sản xuất một số chi tiết thay thế đơn giản.

Hóa chất cũng là một ngành gắn bó thiết thân với ngành dệt may, với công dụng trải dài từ khâu kéo sợi, dệt vải - xử lý hóa học, cho đến nhuộm - hoàn thiện vải và xử lý ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, ngành hóa chất có sự hỗ trợ và tính liên kết với dệt may hiện nay chỉ ở mức độ thấp do nhu cầu của ngành sản xuất sợi, vải của Việt Nam không lớn, vải nhuộm thành phẩm còn ít hơn nữa.

Ngành thời trang là ngành có nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của ngành dệt may

hoặc có tính chất bổ sung trong tiêu dùng sản phẩm dệt may. Nhìn chung các doanh nghiệp dệt may chưa đề cao thị trường nội địa, sự hỗ trợ và tính liên kết của các ngành thời trang với cụm ngành dệt may hiện nay ở mức độ rất thấp mặc dù đã có một số doanh

nghiệp bắt đầu chú trọng và đầu tư vào thị trường nội địa.

b) Liên kết trong sản xuất kinh doanh hàng dệt may Việt Nam

Ở Việt Nam, liêm kết là một vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của không chỉ các doanh nghiệp mà cả ngành công nghiệp dệt may. Liên kết giúp các doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực dư thừa với chi phí hợp lý. Cụm liên kết công nghiệp dệt may của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn rất nhiều điểm yếu như: chưa có quy hoạch, chưa có nhận thức đầy đủ về cụm liên kết công nghiệp dệt may, quan hệ cạnh tranh đang lấn lướt quan hệ liên kết. Tương tự như vậy, sự hợp tác và liên kết giữa

cụm ngành dệt may với các trường đại học - cao đẳng - dạy nghề, viện nghiên cứu rất mờ nhạt, chưa tạo ra được mỗi liên hệ giữa cung và cầu. Có thể nhận thấy, các doanh nghiệp dệt may hầu hết đều là gia công nhỏ lẻ, chịu ảnh hưởng bởi nguồn lực tài chính có hạn nên còn e dè khi bước vào những công đoạn tạo ra giá trị lớn hơn nhưng đồng thời cũng đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn và trình độ cao hơn.

c) Khả năng tiếp cận vốn

Theo thống kê, trong 7 doanh nghiệp dệt may lớn nhất ở Việt Nam có đến 4/7 là doanh nghiệp FDI bao gồm: Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan, đứng thứ 2), Công ty TNHH Hansoll Vina (Hàn Quốc, đứng thứ 3), Công ty TNHH Hansae Việt Nam (HÀn Quốc, đứng thứ 4), Công ty TNHH Tainan Spinning (Đài Loan, đứng thứ 6). Điều này bước đầu cho thấy rằng, các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam có lợi thế hơn các doanh nghiệp nội về nguồn lực tài chính. Sau 30 năm, dệt may Việt Nam thu hút hơn 19 tỷ USD lượng vốn FDI với gần 1.400 dự án. Doanh nghiệp dệt may FDI chỉ chiếm khoảng 20% số lượng doanh nghiệp toàn ngành nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh lại rất tốt, chiếm đến 60-70% thị phần xuất khẩu của cả nước, tốc độ tăng trưởng được đánh giá là nhanh và ổn định.

Các doanh nghiệp nội địa phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, rất nhiều doanh nghiệp

dựa vào nguồn vốn vay từ ngân hàng với lãi suất khá cao, trung bình từ 9%-11% đối với

trung và dài hạn và 6%-9% đối với vay ngắn hạn. Lãi vay ngân hàng cao gấp từ 2-4 lần so với nhiều quốc gia cũng khiến hàng dệt may Việt Nam cao hơn tương đối từ 20-30% so với các đối thủ của mình. Lợi nhuận để lại để tái đầu tư không đóng góp quá nhiều cho nguồn vốn của doanh nghiệp khi mà lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp dệt may không cao.

Chính phủ đã đưa ra nhiều Thông tư, Nghị quyết... để hỗ trợ vay vốn cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may và hỗ trợ dệt may. Ví dụ:

- Quyết định số 55/2001/QĐ-TTg của Chính phủ ngày 23/04/2001 phê duyệt các chiến lược phát triển cho ngành dệt may, đề ra các chỉ tiêu đồng thơi hỗ trợ nguồn vốn ngân sách và ODA cho các dự án quy hoạch cụm công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng,

phát triển cùng trồng nguyên liệu, đầu tư quy trình xử lý chất thải và đầu tư cho công tác

tào tạo, nghiên cứu.

- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP đối với công nghiệp hỗ trợ dệt may đã đưa ra ưu

đãi tài trợ tối đa 50% kinh phí trong các hoạt động nghiên cứu và phát triển, 50-75% đối với hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất.

Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách hỗ trợ chưa cao do nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ có hạn, hỗ trợ lãi suất thông qua các Ngân hàng thì không nhiều doanh nghiệp có thể đạt yêu cầu đầy đủ về các tiêu chí theo quy định.

Các doanh nghiệp dệt may nội địa đang thiếu vốn là nhưng khả năng tiếp cận vốn

cũng khăn hơn, ngoài ra các thủ tục hành chính về thuế, hoàn thuế còn phức tạp, mất nhiều thời gian... Ở Singapore, để tiếp cận vốn doanh nghiệp chỉ mất 2%, nhưng ở Việt Nam phải mất đến 6% -7%. Ngoài ra, theo kết quả của một số điều tra, nhiều doanh nghiệp cho biết thường phải trả thêm các chi phí không chính thức để tạo thuận lợi trong

hoạt động sản xuất kinh doanh lên tới 10% doanh thu, nhiều doanh nghiệp cho rằng tình trạng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến.

Việc huy động vốn trên kênh thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu được nhiều doanh nghiệp dệt may lựa chọn, khi mà giá của cổ phiếu dệt may tăng lên, thặng dư vốn cổ phần tăng làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Sự tăng trưởng vượt bậc vào năm 2018, đặc biệt là việc ký kết thành công Hiệp định CPTPP đã tạo ra hiệu ứng tích cực với cổ phiếu của các doanh nghiệp dệt may trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, dệt may Việt Nam xuất hiện nhiều dấu hiệu chững lại trong năm 2019 khiến nhiều

nhà đầu tư ê ngại, ảnh hưởng tới nguồn vốn của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 64)