Lợi nhuận sau thuế và tỷ suất lợi nhuận

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 56)

Lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp chủ yếu có xu hướng giảm, nguyên nhân là bởi sự thiếu hụt trầm trọng các đơn hàng. Tuy nhiên, trong khi doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp ngành may vẫn dương, thậm chí một số doanh nghiệp có lợi nhuận tăng tưởng như TNG. Mặc dù doanh thu giảm nhẹ nhưng lợi nhuận

TSLN

ROS (%) ROA (%) ROE (%) 201 7 201 8 201 9 2017 2018 2019 2017 2018 2019 BDG 5.28 8.83 6.68 14.11 20.59 16.9 2 36.83 746.1 35.85 DM7 4.43 5.29 5.47 3.99 9.84 10.0 4 11.68 20.0 3 20.03 HCB 2.93 2.51 2.65 3.62 3.1 3.34 25.13 19.6 19.38 HSM 2.09 1.78 - 0.37 2.13 1.8 -0.3 11.92 7.98 -1.05 BVN 1.28 0.72 - 3.56 1.52 0.85 - 5.02 3.69 2.22 -13.03 M10 1.72 1.86 2.03 3.81 3.53 4.28 14.1 14.7 7 17.38 TNG 4.62 4.99 4.99 5.17 6.95 7.6 18.28 22.7 21.57 TCM 5.98 7.08 5.92 6.32 7.98 7.38 17.9 20.3 15.14 PPH 6.22 6.56 6.3 3.54 4.23 4.63 11.39 13.6 6 13.64

sau thuế lại tăng mạnh đã thể hiện công tác quản lý chi phí có hiệu quả, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp khi cắt giảm nhiều phân đoạn dư thừa.

Biểu đồ 2.6: Lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp dệt may

-50,000,000

Đơn vị: IOOO đồng B2017 B2018 B 2019

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Mặt khác, các doanh nghiệp ngành sợi lại vô cùng khó khăn, đáng chú ý phải kể tới lợi nhuận âm của HSM và BVN, doanh nghiệp ngành bông sợi của Việt Nam. Năm 2018, 2 doanh nghiệp này đạt LNST lần lượt là 49,24 tỷ VNĐ (giảm 17,17% so với năm

2017) và 1,95 tỷ VNĐ (giảm 55,88% so với năm 2017). Đến năm 2019, con số này đã giảm đáng kể, LNST của HSM đạt -6,15 tỷ VNĐ, tương đương giảm 112,49% so với năm 2018; LNST của BVN là -12,33 tỷ VNĐ, tương đương giảm 730,82%.

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do giá của các mặt hàng bông, sợi sụt giảm nghiêm trọng từ giữa năm 2018 bắt nguồn từ sự phá giá của các doanh nghiệp Trung Quốc và Ản Độ, gây sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước phải chấp nhận lỗ và bán với giá thấp. Trong khi đó các chi phí sản xuất kinh doanh không giảm dẫn tới tình trạng vô cùng khó khăn.

Theo tính toán từ báo cáo tài chính đã kiểm toán từ một số công ty, ta có được tỷ suất lợi nhuận trong giai đoạn 2017-2019 như sau:

Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận của một số doanh nghiệp dệt may trong gia đoạn 2017-2019

BDG DM7 HCB HSM BVN M10 TNG TCM PPH 2017 2.67 0.90 1.24 1.02 TĨ9 2.22 1.12 1.06 0.57 2018 2.33 1.86 1.24 TÕĨ 1.18 1.90 1.39 ^M3 0.64 2019 2.53 1.84 1.26 ^081 ^T41 101 1.52 1.25 ^0T3 BDG DM7 HCB HSM BVN M10 TNG TCM PPH 2017 25.29 3.08 3.71 2.26 7.59 10.46 2.74 ^∑71 ^2A3 2018 19.10 6.61 3.85 2.60 -691 8.17 3.69 "331 1.76 2019 23.28 8.88 4.31 2.42 8.17 10.07 4.13 3.34 2.38

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp

a) Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS)

ROS cho biết trong 100 đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu là lợi nhuận. Nhìn chung, các doanh nghiệp, trừ HSM và BVN, duy trì ROS khá khả quan, mặc dù có tăng/giảm nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. DM7 và M10 là hai trong nhiều doanh nghiệp có tăng trưởng đều đặn chứng tỏ đã có công tác quản lý chi phí hợp lý.

Riêng với HSM và BVN, mặc dù vẫn ghi nhận doanh thu BH và cung cấp DV tăng trưởng, nhưng không thể so sánh với mức giảm của lợi nhuận. Rõ ràng nhận thấy, 2 doanh nghiệp đã không thể quản lý tốt khâu kiểm soát chi phí trong tình hình quốc tế phức tạp dẫn đến sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi các doanh nghiệp Trung Quốc và Ản Độ. Lợi nhuận âm dẫn đến chỉ tiêu này của 2 doanh nghiệp đều ghi nhận âm.

b) Tỷ suất lợi nhuận tổng tài sản (ROA)

ROA cho biết 100 đồng tài sản được sử dụng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận. BDG và

TCM ghi nhận ROA ở mức cao dù giảm trong năm 2019, sau khi tăng đáng kể trong năm 2018 do sự thiếu hụt đơn hàng trong nửa cuối năm 2019. Tuy vậy, các doanh nghiệp

này vẫn có tình hình sản xuất kinh doanh khả quan triển vọng phát triển. TSLN này cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả những nguồn lực của mình để trành được các rủi

ro trong lúc thị trường có nhiều biến động.

Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp:

Bảng 2.9: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của một số doanh nghiệp dệt may

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của một số doanh nghiệp dệt may

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán Có thể nhận thấy, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may đều đã khai thác tốt nguồn lực về tài sản. BVN mặc dù có ROA âm, nhưng hiệu suất sử dụng tài sản,

đặc biệt là TSCĐ vẫn rất tốt cho thấy điểm tích cực trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp là vẫn khai thác nguồn lực về tài sản một cách có hiệu quả; chịu lỗ chủ yếu do ảnh hưởng giá bông sợi giảm mạnh buộc doanh nghiệp phải bán dưới giá thành.

Trong khi đó HSM lại có hiệu suất sử dụng tổng tài sản nhỏ hơn 1 chứng tỏ doanh

đã thực hiện di chuyển nhà máy về khu công nghiệp Bắc Ninh ảnh hưởng đến quá trình vận hành máy móc trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Trong số các doanh nghiệp được nghiên cứu, BDG là doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tổng tài sản và TSCĐ tốt nhất. Nhìn vào hiệu suất sử dụng TSCĐ có thể thấy, doanh nghiệp vẫn đang khai thác tốt nguồn lực tài sản trong sản xuất tạo ra sản phẩm. Tuy nhiên mức tăng của hiệu suất TSCĐ nhanh hơn nhiều so với mức tăng của hiệu suất

sử dụng tổng tài sản. Bên cạnh đó, BDG có các TSLN đều xu hướng giảm trong năm 2019. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có vấn đề trong khâu quản lý chi phí, đặc biệt là các chi phí liên quan đến TSNH như thu hồi các khoản phải thu, bảo quản hàng tồn kho...

PPH là doanh nghiệp có tình hình doanh thu và lợi nhuận đều khá khả quan, tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản lại chưa cao dù có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ khâu quản lý chi phí của doanh nghiệp này rất tốt nên vẫn đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem lại doanh thu lớn và lợi nhuận cao. PPH cần cải thiện hiệu suất sử dụng tài sản, đặc biệt là TSCĐ vì đây vẫn là vấn đề cốt lõi để đảm bảo doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực sản xuất, đem lại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

c) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE cho biết và cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đem đi đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ trừ HSM và BVN do có lợi nhuận sau thuế âm nên ROE âm, còn lại

các doanh nghiệp đều có tỷ suất tốt, thể hiện đồng vốn bỏ ra đã được sử dụng một cách linh hoạt, chủ động và hiệu quả, đem lại lợi nhuận.

Dựa vào phương trình Dupont, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng của ba nhân tố: tỷ suất lợi nhuận doanh thu, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hệ số nhân vốn. Để tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH, doanh nghiệp phải quản lý tốt chi phí và/hoặc quản lý tốt tài sản. Trong trường hợp không quản lý được tốt tài sản và chi phí thì doanh nghiệp vẫn có thể tăng tỷ suất lợi nhuận VCSH bằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính thông qua tăng mức độ vay nợ để tăng hệ số nhân vốn.

BDG DM7 HCB HSM BVN M10 TNG TCM PPH

2017 120.42 11.11 -32.75 -166.17 50.71 198.55 -210.25 -19.94 457.05

2018 150.21 76.69 -30.10 -53.62 49.45 145.89 1.86 192.06 281.59

2019 194.43 123.55 -25.99 -105.19 36.10 129.47 179.51 293.11 570.27

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Tuy hệ số nhân vốn giúp ROE của doanh nghiệp tăng, thể hiện việc đầu tư đem lại lợi nhuận nhưng mức độ vay nợ cần được tính toán hợp lý để gánh nặng nợ không vượt quá tầm kiểm soát của doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ vỡ nợ. Điển hình như HCB có hệ số nhân vốn là 5.8. Ve bản chất, lợi nhuận thu về trên 100 đồng vốn bỏ ra hơn so với nhiều doanh nghiệp khác, tuy nhiên điều này cũng thể hiện mức độ vay nợ là khá cao, rủi ro tài chính cao. Cơ cấu nguồn vốn của HCB khá mạo hiểm, lên đến 82,77% là vay nợ theo báo cáo tài chính năm 2019, giảm 1,42% so với năm 2018 nhưng vẫn cao so với mức trung bình 60-70% của các doanh nghiệp cùng ngành.

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w