Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 56 - 61)

Từ công thức tính toán vốn lưu động, có thể nhận thấy rằng sử dụng VLĐ hợp lý là công tác hết sức quan trọng và thiết thực trong việc đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2019 Kỳ luân chuyểntiền (=1+2-3) trung bình (1)Kỳ thu tiền Kỳ luân chuyểnHTK (2) khoản phải trả (3)Kỳ thanh toán BDG 036 41.58 50.08 91.30 DM7 -11.64 29.21 71.26 112.12 HCB -55.49 68.32 104.98 228.79 HSM -54.06 34.78 99.95 188.79 BVN 24.76 124.45 61.68 161.37

Đơn vị: triệu VNĐ, Nguồn: Tác giả tự tổng hợp và tính toán Tính toán đến năm 2019, chỉ có HCB và HSM có VLĐ âm lần lượt là -25,99 triệu

của HSM không đủ để giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm giảm năng lực sản xuất do doanh nghiệp có thể sẽ phải bán bớt một phần TSDH để trả nợ, mà TSCĐ là máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất chiếm phần lớn tỷ trọng trong TSDH.

Mặt khác, TNG và TCM là hai doanh nghiệp có VLĐ tăng đáng kể kể từ năm 2017. Năm 2017, hai doanh nghiệp này đều ghi nhận VLĐ âm, tuy nhiên con số này ở TNG năm 2018 là 1,86 triệu VNĐ, tăng 212,11 triệu VNĐ, năm 2019 đạt 179,51 triệu VNĐ, tương đương tăng 177,65 triệu VNĐ so với 2018. Tại TCM, VLĐ đạt 192,06 triệu VNĐ trong năm 2018, tăng 212 triệu VNĐ và đạt 293,11 triệu VNĐ trong năm 2019, tăng 101,05 triệu VNĐ so với năm trước.

VLĐ dương không chỉ thể hiện TSNH của doanh nghiệp đủ để tài trợ thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn, khả năng tài chính khỏe mạnh mà sự tăng VLĐ còn cho thấy

các doanh nghiệp đã tổ chức tốt công tác quản trị VLĐ để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đem lại lợi nhuận.

Tuy nhiên, VLĐ quá cao cũng không tốt cho doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nguồn lực về TSNH của doanh nghiệp đang tích lũy khá lớn, gây lãng phí, làm tăng các chi phí về thu hồi khoản phải thu hay bảo quản hàng tồn kho... Doanh nghiệp cần có công tác quản trị VLĐ tốt để không làm tăng các chi phí và mở rộng sản xuất kinh doanh,

tiêu thụ sản phẩm.

M10 -1.84 43.26 82.68 127.78 TNG -19.37 33.32 80.29 132.98 TCM -32.66 26.98 120.90 180.53 PPH 19.31 147.95 152.92 281.56

Nguồn: Tác giả tính toán và tổng hợp Đánh giá VLĐ có thể dựa trên đánh giá tình hình TSNH và nợ ngắn hạn. Cụ thể trong chỉ tiêu TSNH, hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất nên rất cần được quan tâm. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản phải trả trong ngắn hạn, thể hiện thực trạng chiếm dụng vốn bên ngoài vào sản xuất kinh doanh, có thể dược đánh giá một phần qua chỉ tiêu kỳ thanh toán khoản phải trả.

Kỳ luân chuyển HTK

HTK bao gồm nguyên vật liệu sản xuất và thành phẩm, kỳ luân chuyển HTK cho biết doanh nghiệp mất bao nhiêu ngày để hoang thành một vòng quay HTK. Kỳ luân chuyển HTK lớn như ở PPH, TCM hay HCB (lần lượt là khoảng 153 ngày, 121 ngày, 105 ngày) thể hiện rằng các doanh nghiệp này đang dư thừa nguyên vật liệu trong sản xuất, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ chậm, gây ra ứ đọng và làm tăng các chi phí lưu kho, bảo quản... Tuy nhiên, nếu kỳ luân chuyển HTK thấp như BDG, chỉ khoảng 50 ngày cũng gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp do lượng dữ trữ không đủ lớn. Nếu nguyên vật liệu dự trữ quá ít sẽ không đủ cung cấp cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện nhu cầu thị trường tăng lên cao, doanh nghiệp sẽ không đủ thành phẩm để cung cấp cho khách hàng.

Kỳ thu tiền trung bình

Tương tự, kỳ thu tiền trung bình thể hiện số ngày để doanh nghiệp thu hồi khoản phải thu của mình. Kỳ thu tiền có phụ thuộc vào chính sách của doanh nghiệp. Tuy nhiên,

nhìn chung, kỳ thu tiền càng lớn thì doanh nghiệp càng bị thiệt. Điển hình như PPH, kỳ thu tiền khá lớn, ở mức 148 ngày, nghĩa là mất gần nửa năm doanh nghiệp mới thu hồi được tiền của khách hàng. Điều này có nghĩa là một phần tài sản của PPH đang bị khách hàng chiếm dụng và chi phí thu hồi cũng sẽ cao. Các doanh nghiệp cần xác định hướng

đi và có chính sách phù hợp để các chi phí không bị độn lên quá lớn, làm ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp khác là BVN cũng có kỳ thu tiền trung bình cao, ở mức 124 ngày, dù kỳ luân chuyển HTK khá tích cực so với các doanh nghiệp so sánh. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu vốn để tiếp tục sản xuất phải thực hiện vay thêm.

Kỳ thanh toán khoản phải trả

Các doanh nghiệp không kiểm soát được HTK hay thu hồi các khoản phải thu, dẫn đến tình trạng ứ đọng sẽ làm giảm khả năng chuyển đổi thành tiền, đồng nghĩa với việc tái đầu tư sản xuất sẽ bị ngưng trệ. Doanh nghiệp vừa khó trả các khoản nợ vốn có, vừa cần vay thêm vốn để sản xuất kinh doanh dẫn đến khoản phải trả tăng, kỳ thanh toán

khoản phải trả tăng lên. Như PPH, HCB do lượng HTK lớn, doanh nghiệp đã phải vay thêm để mở rộng sản xuất, kỳ thanh toán khoản phải trả lần lượt là 281 ngày và 228 ngày, ở mức cao so với doanh nghiệp cùng ngành, mức rủi ro cũng cao hơn. TCM tuy có lượng HTK lớn, nhưng kỳ thu tiền trung bình lại khá nhanh nên vay nợ không nhiều như 2 doanh nghiệp trên, kỳ thanh toán khoản phải trả được duy trì hợp lý hơn.

Ngược lại, nếu các khoản phải trả trong ngắn hạn quá thấp sẽ không đủ giúp doanh

nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Việc duy trì kỳ luân chuyển khoản phải trả cao ở mức hợp lý vừa giúp doanh nghiệp tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài vừa làm đòn bẩy khuếch đại hiệu suất sử dụng vốn (ROE).

Kỳ luân chuyển tiền

Kỳ luân chuyển tiền (chu kỳ hoạt động ròng) đo lường VLĐ trong sản xuất kinh doanh mất bao lâu để chuyển thanh tiền mặt, kỳ luân chuyển tiền càng ngắn tối ưu thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng tốt, ROA tăng, hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được cải thiện. Từ công thức tính kỳ luân chuyển tiền, có thể nhận thấy, tối ưu kỳ luân chuyển khoản phải thu và HTK càng nhỏ, kỳ luân chuyển khoản phải trả càng lớn thì kỳ luân chuyển tiền càng được cải thiện.

Minh chứng là, ở các doanh nghiệp như DM7, HCB, M10, TNG kỳ luân chuyển tiền nhỏ, ROA có xu hướng tăng trong năm 2019. BDG, như đã phân tích, mặc dù hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng, ROA lớn như lại có tốc độ giảm nhanh do sử dụng chưa hợp

lý TSNH. Mặc dù kỳ luân chuyển khoản phải thu và HTK thấp hơn các doanh nghiệp cùng ngành nhưng vẫn ở trong tình trạng dư thừa, ứ đọng khiến chi phí tăng. Mặc dù thế,

doanh nghiệp cũng không vay thêm vốn để mở rộng sản xuất, dẫn đến kỳ luân chuyển tiền tăng, công tác quản trị chi phí, sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp cần được cải thiện nhiều.

Ở PPH, các kỳ luân chuyển đều lớn so với các doanh nghiệp so sánh, ROA nhỏ. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang có khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm của mình, khiến cho HTK tăng cao làm tăng chi phí. Điều này là hợp lý khi doanh thu BH và cung cấp DV của PPH năm 2019 có xu hướng giảm do thiếu những đơn hàng vào cuối năm.

Đánh giá chung: Có thể thấy, công tác quản trị VLĐ trong các doanh nghiệp dệt may vẫn khá phức tạp và đòi hỏi phải cân đối để vừa đáp ứng như cầu của thị trường, vừa tiết kiệm các khoản chi phí, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, có hiệu quả và đem lại lợi nhuận.

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w