Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65)

Thứ nhất, dệt may duy trì là một ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp lớn vào GDP hằng năm, kim ngạch xuất khẩu duy trì xu hướng tăng. Lợi dụng

chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và tận dụng nhiều cơ hội từ ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt được mức tăng trưởng đáng kể đặc biệt là trong năm 2018. Tính đến nay, hàng dệt may Việt Nam đã xuất hiện tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với doanh thu và thị phần không ngừng tăng

lên.

Thứ hai, năng lực sản xuất của ngành dệt may không ngừng được cải thiện, sản lượng sản xuất hàng năm không ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm dần được cải thiện

để đáp ứng những quy định nghiêm ngặt để xuất khẩu

Thứ ba, thời gian qua, các doanh nghiệp dệt - may không chỉ tập trung vào mảng xuất khẩu mà đã coi trọng hơn thị trường trong nước, thị trường dệt - may nội địa ngày càng khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có được chỗ đứng của mình, cùng với phong trào “Người Việt dùng hàng Việt” đã tạo nên những ý tưởng về phát triển thương hiệu Việt.

Thứ tư, trình độ công nghệ của ngành may đạt được là khá tiên tiến và có thể cạnh

tranh được với nhiều nước trong khu vực, trong ngành may không còn doanh nghiệp sử dụng thiết bị chắp vá. Mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng được đề cao, chu trình sản xuất hiệu quả.

Thứ năm, cho đến hiện tại, Việt Nam vẫn là nước có ưu thế về nguồn nhân công dồi dào sẵn sàng học hỏi đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tận dụng tốt nguồn lực về nhân công và tài sản trong hoạt động sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất.

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65)