Một số giải pháp bổ trợ

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 80)

Muốn các giải pháp tài chính thực sự phát huy hiệu quả, cần kết hợp sử dụng các biện pháp bổ trợ như sau:

- Chủ động tìm hiểu kỹ và vận dụng có hiệu quả những lợi ích từ FTA và các nghị

quyêt của Chính phủ; bám sát các quy định, lộ trình của Hiệp định, xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất một cách hiệu quá, tận dụng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực. Tích cực tham gia tham vấn, đối thoại chính sách ở cả cấp trung ương và địa phương

để kiến nghị các đề xuất, giải pháp chính sách phù hợp, hỗ trợ sự phát triển của ngành. đa dạng hóa nguồn cung, thị trường

- Kết hợp với công nghiệp hỗ trợ và hoạt động marketing, hoạt động nghiên cứu,

phát triển cho ngành dệt may. Muốn thực hiện chuỗi cung ứng (nguyên liệu - sản phẩm - vận chuyển - phân phối) thành công, Việt Nam cần thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là khâu dệt nhuộm. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ cũng không ngừng đổi mới, bắt kịp và hỗ trợ cho ngành dệt may. Chú trọng vào công nghệ để

giúp tăng năng suất lao động và khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững của ngành. - Tăng cường liên kết, tạo thành cụm công nghiệp ngành dệt may giữa các doanh

nghiệp trong ngành dệt may và ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng chuỗi sản xuất hiệu

quả, nâng cao giá trị thặng dư. Nhanh chóng chuyển đổi từ phương pháp gia công truyền

thống CMT thành phương thức FOB.

3.2. Một số kiến nghị với Nhà nước

Quy hoạch khu công nghiệp; hạ tầng giao thông; vấn đề về môi trường, xử lý nước thải; ổn định về chính sách thuế, phí, thủ tục, chính sách tiền lương... là các yếu tố tạo nền tảng để đẩy mạnh sự phát triển một cách bền vững cho ngành dệt may Việt Nam.

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhất định, tuy nhiên chính sách phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn cần được cải thiện.

- Xây dựng 1 lộ trình phát triển bền vững, đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển: xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện năng, viễn thông, công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.. Bên cạnh đó các bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương cần đẩy mạnh công tác

giám sát, thanh tra,... quy hoạch phát triển của địa phương, của ngành dệt may, kịp thời có giải pháp hiệu quả, định kỳ tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm điều chỉnh cho phù hợp với xu thế phát triển của ngành.

- Cung cấp thông tin thị trường kịp thời, đồng thời nâng cao vai trò của các tổ chức, hiệp hội trong ngành dệt may: Hiệp hội Dệt may VIệt Nam (Vitas), Hiejp hội bông

sợi Việt Nam,. Khuyến khích tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc với doanh nghiệp. - Trong điều kiện nước ta không có những yếu tố thích hợp để phát triển cây bông,

trong khi đó, nhu cầu về bông đang tăng nhanh, vì vậy Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích các đối tác nước ngoài lập kho ngoại quan bông tại Việt Nam để có thể khai thác nguồn bông từ Mỹ và Úc.

- Khuyến khích, tạo điều kiện liên kết các doanh nghiệp cũng như phát triển cụm

ngành dệt may, phát huy lợi thế của kinh tế vùng. Liên kết chặt chẽ các công ty nhằm hỗ

trợ lẫn nhau về tổ chức sản xuất và khoa học kỹ thuật. Đồng thời coi dệt may là một ngành công nghiệp nền tảng trong giai đoạn đầu quá trình công nghiệp hóa, từ đó tạo thị

trường để phát triển công nghiệp hỗ trợ

- Có chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực chất lượng cao trong doanh nghiệp, hỗ trợ liên kết giữa doanh nghiệp và các trường đào tạo, đảm bảo nguồn cung đầu ra chất lượng tốt. Các chính sách về lao động tiền lương cần được thiết kế với lộ trình hợp lý, kết hợp với các doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp có nguồn nhân lực chất lượng đồng thời chi phí nhân công tăng lên cùng với năng suất lao động.

- Đơn giản hóa các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành dệt may dễ dàng tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Khuyến khích doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, xây dựng thương hiệu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •

Dựa trên nền tảng lý thuyết ở Chương 1 và việc phân tích cụ thể thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam qua một số nhân tố ở Chương 2; có thể đánh giá được những vấn để còn tồn tại trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương 3 của Khóa luận này đã đưa ra những giải pháp tài chính giúp cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành dệt may qua huy động và sử dụng tốt các nguồn lực và tiết kiệm chi phí cùng với các biện pháp bổ trợ phối hợp.

KẾT LUẬN CHUNG •

Trải qua quá trình dài để hình thành và phát triển, dệt may Việt Nam đã có nhứng

đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. Các doanh nghiệp có nhận thức và đang thực hiện những thay đổi cho phù hợp với bối cạnh hội nhập. Tuy nhiên, với đặc thù là ngành sản xuất còn dựa vào gia công hàng hóa là chủ yếu, dệt may chưa đem lại giá trị thực sự cao do việc còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu đầu vào nhập

khẩu. Bất kể doanh nghiệp nào cũng hoạt động dựa trên mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, chính vì vậy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng trở nên quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may nói riêng và của toàn ngành công nghiệp nói chung.

Khóa luận đề tài iiGiai pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho

các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập" được hoàn thành với mục

tiêu hoàn thiện những lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh, đưa ra thực trạng. Trên cơ sở đó, làm rõ vai trò các nhân tố để đưa ra giải pháp phù hợp. Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một đề tài sâu rộng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Các yếu tố này đều có xu

hướng biến động không ngừng theo thời gian và hoàng cảnh kinh tế. Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn và năng lực, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong có thể nhận được sự góp ý từ các thầy, cô giáo để đề tài có thể được hoàn thiện hơn và có giá trị thực tiễn.

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn một lần nữa đến tập thể cán bộ Công ty TNHH

Sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam - Hòa Bình; các giảng viên khoa Tài chính - Học viện Ngân hàng, đặc biệt là TS. Trần Ngọc Mai đã luôn giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình hoàn thành Khóa luận.

STT Mã chứngkhoán Tên công ty niêm yếtSàn

1 BDG CTCP May mặc Bình Dương UpCOM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp, Học Viện Ngân Hàng, NXB Lao động 2. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp (2015), Học Viện Ngân Hàng, NXB Bách khoa Hà

Nội.

3. Nguyễn Hồng Chỉnh (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam

trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Luận án tiến sỹ - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam

4. Đặng Thị Tuyết Nhung, Đinh Công Khải (2010), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Nghiên cứu chính sách

5. Nguyễn Thị Hường (2009), Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

6. Chu Đức Toàn (2019), Báo cáo ngành dệt may, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT

7. Nguyễn Đình Hoàn (2017), Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại các

doanh nghiệp xây dựng Việt Nam, Luận án tiễn sĩ - Học viện tài chính 8. Trung tâm WTO và Hội nhập (http://trungtamwto.vn/)

9. Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn/) 10. Tổng cục thống kê (http://www.moit. gov.vn/)

11. Trang thông tin Cục xúc tiến thương mại (http://www.vietrade.gov.vn/) 12. Tổng cục Hải quan (https://www.customs.gov.vn/)

13. Hiệp hội dệt may Việt Nam(http://www.vietnamtextile.org.vn/) 14. Hiệp hội bông sợi Việt Nam (http://vcosa.org.vn/)

15. Tập đoàn dệt may Việt Nam (https://vinatex.com.vn/)

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các doanh nghiệp dệt may niêm yết được sử dụng trong khóa luận

7 TNG Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG HNX 8 TCM CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công HOSE 9 PPH Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú UpCOM

2017 2018 2019 BDG 1,409,681,845 1,459,302,519 1,520,526,621 DM7 459,884,722 758,375,541 788,843,361 HCB 918,519,269 1,033,733,597 1,024,732,764 HSM 2,360,751,203 2,558,536,936 2,420,818,149 BVN 250,256,085 259,514,149 262,661,706 Mĩõ 3,028,554,884 2,980,317,712 3,351,258,399 TNG 3,209,691,590 3,664,444,939 3,645,052,764 TCM 2,491,018,919 3,612,896,997 4,617,541,777 PPH 3,024,185,456 3,509,967,758 3,350,394,009 2017 2018 2019 BDG 74,443,813 126,426,009 101,075,449 DM7 20,385,933 40,141,735 43,144,012 HCB 26,876,176 25,931,652 27,186,218 HSM 59,448,706 49,244,116 (6,152,722) BVN 4,430,617 1,954,837 (12,331,411) MT0 52,490,160 55,725,913 68,426,603 TNG 115,015,103 180,260,470 230,111,112 TCM 192,616,113 260,435,639 216,847,449 PPH 187,218,918 217,613,043 203,697,682

Phụ lục 2: Thống kê doanh thu BH và cung cấp DV của một số doanh nghiệp dệt may.

Đơn vị: 1000 VNĐ

AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

ACFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc AKFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc

AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản AIFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ

AANZFTA Khu vực thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand VCFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Chile

VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc EAEU Liên minh kinh tế Á Âu

CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương AHKFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông

Phụ lục 4: Danh sách Hiệp định thương mại tự do đã có hiệu lực tại Việt Nam tính đến năm 2019

Một phần của tài liệu 240 giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w