Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 104)

5. Kết cấu luận văn

3.5.1. Những kết quả đạt được

Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; sự chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp của Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch, các bộ ngành Trung ương, các ban ngành và các địa phương trong tỉnh. Tình hình kinh tế, xã hội ổn định; môi trường kinh doanh

được cải thiện trên đà tăng trưởng cao từ các năm trước. Việt Nam tiếp tục là điểm đến an toàn và thân thiện của thế giới, vịnh Hạ Long được tổ chức New Open Wolrd đề cử vào danh sách bình chọn trở thành 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới, danh tiếng của Hạ Long - Quảng Ninh ngày càng được du khách nhiều nước trên thế giới biết đến... Đó là những yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển.

Trong những năm qua, việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có những chuyển biến tích cực:

Về số lượng phát triển DN kinh doanh dịch vụ

- Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ngày càng tăng qua các năm, chứng tỏ ngành du lịch đem lại nhiều cơ hội phát triển cho DN. Sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp du lịch lữ hành, khách sạn, vận chuyển và các khu du lịch, tổ hợp dịch vụ đã hình thành và khẳng định quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ của ngành du lịch.

- Quy mô lao động trong các doanh nghiệp tăng lên hàng năm, điều này cho thấy các DN đã quan tâm đến quá trình cung ứng dịch vụ khách hàng, nhanh chóng, nhiệt tình.

- Số vốn đăng ký kinh doanh của DN cũng tăng qua các năm, điều này phản ánh sự mạnh dạn trong đầu tư của DN vào sự phát triển sản phẩm du lịch mới, đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất.

Về chất lượng phát triển DN kinh doanh dịch vụ

- Tỷ lệ lao động làm trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đã qua đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo tại chỗ ngày càng cao và đang trong quá trình chuẩn bị tích cực để hội nhập toàn diện với du lịch khu vực và thế giới. Hơn 40% tổng số lao động được đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch.

- Chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn khá cao, chủ yếu trình độ đại học trở lên đã cho thấy khả năng lãnh đạo, ra quyết định, chiến lược kinh doanh dịch vụ du lịch bài bản, chuyên nghiệp.

Về chính sách hỗ trợ phát triển DN kinh doanh dịch vụ

- Công tác hỗ trợ xúc tiến thị trường: tổ chức sự kiện và hoạt động xúc tiến quảng bá được đổi mới và có hiệu quả thiết thực, công tác xã hội hoá được chú trọng nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia vào các cuộc xúc tiến quan trọng. Nhận thức về tuyên truyền quảng bá của các doanh nghiệp đã được nâng lên một bước, ngày càng có thêm doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến quảng bá với cơ quan quản lý nhà nước.

- Công tác hỗ trợ tài chính tín dụng: Đã có sợ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, hỗ trợ quá trình cho vay đối với các DN kinh doanh du lịch.

- Công tác hỗ trợ đào tạo và phát triển NNL: đã hỗ trợ đào tạo cho chủ doanh nghiệp trong các lĩnh vực như khởi sự doanh nghiệp, tài chính, markrting,…với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng.

- Công tác hỗ trợ thông tin: đã đăng tải thông tin giúp quảng bá hình ảnh du lịch địa phương, địa điểm các DN kinh doanh dịch vụ.

- Vai trò quản lý nhà nước về du lịch đồng hành cùng các doanh nghiệp và hiệp hội du lịch tiếp tục được đặc biệt quan tâm. Sự quan tâm, phối hợp tạo điều kiện của các ngành đối với hoạt động kinh doanh du lịch của doanh nghiệp thực chất và có hiệu quả hơn

- Ý thức liên kết của các doanh nghiệp đã ngăn chặn tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, chất lượng được duy trì và từng bước nâng cao, kinh doanh có hiệu quả, thực hiện tương đối tốt nghĩa vụ với nhà nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp Trung Quốc đã có những biểu hiện không bình thường, đưa ra những bất lợi nhằm phá vỡ mối liên kết của doanh nghiệp Việt Nam. Trước tình hình đó Lãnh đạo ngành đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, chủ động đến với Cục du lịch bên phía Trung Quốc phối hợp bàn giải pháp chỉ đạo doanh nghiệp 2 bên lập lại trật tự, thực hiện nghiêm túc các thoả thuận trước đây hai bên đã ký kết và điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Chuyển biến về nhận thức trong mối quan hệ giữa Doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp để tạo năng lực cạnh tranh và cải thiện môi trường du lịch. Nhiều doanh nghiệp chung sức với ngành tham gia các chương trình Lễ hội, quảng bá, xúc tiến du lịch góp phần nâng cao vị thế của Du lịch Quảng Ninh. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng lao động; chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động để lưu giữ và thu hút lao động có chất lượng cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)