Nhóm giải pháp đối với chính sách hỗ trợ phát triển doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 119)

5. Kết cấu luận văn

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính sách hỗ trợ phát triển doanh

du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

4.2.1. Nhóm giải pháp đối với chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch kinh doanh du lịch

4.2.1.1. Tạo môi trường thuận lợi cho việc cạnh tranh, phát triển bền vững các doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Để đổi mới tổ chức quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tình hình mới, nhất thiết bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải tổ chức gọn, nhẹ, năng động có hiệu lực cao theo nhiều hướng. Bộ máy quản lý Nhà nước về phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải thực hiện tốt chức năng làm tham mưu cho lãnh đạo các cấp hoạch định chiến lược, lập các chương trình phát triển, các kế hoạch và dự án phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch; phải là người phối hợp với các ngành các cấp triển khai các hoạt động phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt hiệu quả cao, phải thường xuyên tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, giáo dục và nâng cao nhận thức của nhân dân về lợi ích mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch mang lại và trách

nhiệm đóng góp công sức vào sự nghiệp phát triển du lịch của các doanh nghiệp du lịch.

Nhà nước thực hiện chế độ bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Thực hiện mọi doanh nghiệp đều tiến hành hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của thị trường, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Bình đẳng thể hiện ở chỗ: bình đẳng cơ hội, về điều kiện đầu tư, về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về khả năng cạnh tranh. Tránh tình trạng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài quá được ưu đãi, chẳng hạn như chính sách vay vốn thủ tục đăng ký kinh doanh… còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện siết chặt theo một cơ chế chính sách không ổn định.

Thực hiện ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có vai trò lớn tong việc thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển mạnh và theo quy hoạch. Các hình thức ưu đãi có thể làm giảm lãi xuất vay vốn, miễn giảm thuế. Các doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi là: Các doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động kinh doanh còn thiếu vắng, song lại mang tính hấp dẫn và tạo ra được thế mạnh cạnh tranh cao cho ngành trên thị trường cạnh tranh hiện tại và tương lai. Các doanh nghiệp đầu tư vào các khu du lịch còn chưa phát triển, xa trung tâm, có ý nghĩa quan trọng chiến lược phát triển ngành, hiện tại hiệu quả mang lại thấp, khả năng thu hồi vốn lâu. Các doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ trong cạnh tranh quốc tế. Đối với các loại doanh nghiệp này đòi hỏi quy mô, và vốn lớn, do vậy nhà nước tạo điều kiện mua bán cổ phần để tạo vốn và chia sẻ rủi ro, tạo điều kiện trong quá trình liên doanh, liên kết, tham gia các hiệp hội… Bên cạnh việc ưu tiên các dự án đầu tư vào khu vui chơi giải trí để giảm dần tính mùa vụ thì nhà nước cũng cần có chế độ ưu đãi về thuế cho các cơ sở các doanh nghiệp kinh doanh phụ thuộc vào mùa vụ. Bởi lẽ trong một năm hầu như các cơ sở đó chỉ kinh doanh hai đến ba tháng trong

khi các cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền lương, điện nước,… vẫn phải duy trì quanh năm nên hiệu quả rất thấp.

4.2.1.2. Giải pháp hỗ trợ về tài chính - tín dụng

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp tái cơ cấu các TCTD theo Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và xử lý nợ xấu theo Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 843/2013/QĐ-TTg, nhằm nâng cao năng lực hoạt động cũng như năng lực cho vay của các TCTD, qua đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững. Trong những giai đoạn tiếp theo, có thể có những đề án mới phù hợp với điều kiện thực tại của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Do vậy, các doanh nghiệp cần cập nhật thông tư, văn bản thường xuyên để nhận được sự hỗ trợ tối đa từ Nhà nước.

- Hoàn thiện cơ chế quản lý và nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, các quỹ tín dụng nhân dân, để khuyến khích các tổ chức này có thể vươn đến nhóm khách hàng là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Dựa trên cơ sở chất lượng thông tin doanh nghiệp được nâng lên và mối quan hệ ngân hàng - doanh nghiệp chặt chẽ, các TCTD nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với DN.

- Khuyến khích các TCTD xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng riêng biệt cho các khách hàng là DN, trong đó ưu tiên sử dụng các phương thức chấm điểm tự động như thẻ chấm điểm tín dụng (score card).

- Tăng cường thông tin tuyên truyền, phối hợp các tổ chức liên quan đến phát triển DN kinh doanh du lịch để thông tin tới doanh nghiệp về hoạt động của quỹ.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn và phổ biến kiến thức về xây dựng hồ sơ vay vốn tại các TCTD để cung cấp cho các DN kinh doanh du lịch.

- Thông qua hoạt động tuyên truyền, nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin cho TCTD khi tham gia các quan hệ tín dụng.

4.2.1.3. Giải pháp tăng cường hỗ trợ cơ sở hạ tầng phát triển du lịch

- Xây dựng cơ chế thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn mang tầm quốc tế. - Dành nguồn lực thoả đáng từ ngân sách, ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng du lịch; đồng thời tăng cường huy động, đa dạng hoá các hình thức đầu tư từ các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thiết yếu, quy mô lớn phục vụ du lịch, đặc biệt là tại các trung tâm du lịch.

- Tập trung xây dựng các dự án về các thiết chế văn hoá ngang tầm với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để kêu gọi đầu tư, nhất là từ các nhà đầu tư chiến lược để đưa vào khai thác phục vụ du lịch.

- Xây dựng các dự án để kêu gọi đầu tư khu vui chơi giải trí phức hợp cao cấp, đường giao thông, hạ tầng về cung cấp điện, nước, các công viên chuyên đề, trung tâm thương mại... để tạo ra sự đổi mới khác biệt và sức hấp dẫn mạnh, thu hút mọi đối tượng khách du lịch.

- Ưu tiên đầu tư hệ thống khách sạn cao cấp, nhất là các khách sạn 5 đến 7 sao và các resort nghỉ dưỡng cao cấp, hệ thống trung tâm thương mại, hội nghị quốc tế; sân golf; hệ thống dịch vụ giải trí, nhà hàng cao cấp, quy mô lớn tại 4 vùng trung tâm du lịch của tỉnh; hình thành và phát triển các khu mua sắm, phố đi bộ tại TP Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, Cẩm Phả...

- Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, trong đó đặc biệt giảm các chi phí về thủ tục hồ sơ khi cấp giấy chứng nhận, coi đây là biện pháp quan trọng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp hiện nay.

- Áp dụng chính sách miễn giảm tiền phạt chậm nộp, bãi bỏ việc thu hồi sử dụng hóa đơn VAT khi chậm nộp tiền thuê đất; Giãn nợ trả tiền thuê đất;

- Thành phố có kế hoạch xây dựng trang thông tin điện tử về đất đai. - Tăng cường hơn nữa các biện pháp hành chính nhằm thực hiện nhanh công tác đền bù giải phóng mặt bằng, vừa đảm bảo quy hoạch đất cho xây dựng các khu công nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích thỏa đáng của doanh nghiệp và người dân.

4.2.1.5. Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường

- Quảng bá du lịch được thực hiện qua các ấn phẩm, hướng dẫn du lịch theo chuyên đề phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách; thông qua các lễ hội, hội chợ, liên hoan văn hoá ẩm thực để chuyển tải những nét văn hoá truyền thống độc đáo của địa phương đến với du khách.

- Các chương trình quảng bá, xúc tiến được thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước quảng bá điểm đến, doanh nghiệp quảng bá các sản phẩm du lịch.

- Thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến du lịch với nhiều trung tâm du lịch của các quốc gia, các nước thành viên trong Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á (EATOF) như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào... Đồng thời, tích cực gửi các tài liệu, ấn phẩm quảng bá du lịch để giới thiệu hình ảnh du lịch Quảng Ninh thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch trong và ngoài nước.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội trợ, triển lãm nhằm giới thiệu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ uy tín trách nhiệm tới du khách và người dân địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp có uy tín tham gia hội trợ, triển lãm cả trong nước và nước ngoài.

4.2.1.6. Giải pháp hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ quản lý các doanh nghiệp. Xây dựng nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng sát với thực tế và phù hợp với trình độ của đối tượng.

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, hội nhập kinh tế quốc tế, kế toán-tài chính, thương mại điện tử, học tập kinh nghiệm thực tế...

- Đưa nhanh công nghệ thông tin vào nội dung đào tạo và quản lý quá trình đào tạo; khuyến khích liên kết giữa các cơ sở đào tạo và dạy nghề với các doanh nghiệp để nâng cao khả năng thực hành, cơ hội việc làm của học viên sau khi tốt nghiệp.

- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch bên cạnh chiến lược về đầu tư phát triển hạ tầng du lịch, chiến lược phát triển thị trường, sản phẩm với những định hướng vươn ra biển đảo và hội nhập kinh tế quốc tế, lộ trình thực hiện cụ thể; đưa ra những nhu cầu về nhân lực dài hạn để có căn cứ xây dựng được lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và chất lượng; huy động các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố.

4.2.1.7. Giải pháp hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp

- Cổng thông tin là một trong những hệ thống quan trọng trong việc điều hành và quản lý thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp, nhằm giảm thiểu chi phí điều hành , tăng cường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Bên cạnh các diễn đàn cần thiết lập hệ thống thông tin trong nước với hình thức cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi của DN, nâng cao chất lượng các báo về doanh nghiệp, các trang điện tử, bản tin của các trung tâm hỗ trợ DN ở cấp tỉnh. Mở thêm các đường dây nóng, sử dụng các chuyên gia, công tác viên làm ngoài giờ để tư vấn và cung cấp thông tin cho DN kinh doanh dịch vụ du lịch.

- Cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp về các chủ trương, chính sách của Nhà nước liên quan đến doanh nghiệp; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp quốc gia và của địa phương; thông tin dự báo về thị trường trong và ngoài nước để các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tham gia tích cực chủ động vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)