5. Kết cấu luận văn
4.3.3. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Qua quá trình đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có thể đưa ra một số kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch như sau:
- Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần phải hiểu được thực tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Doanh nghiệp cần đánh giá xem doanh nghiệp hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu của du khách hay chưa, đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường hay chưa? Từ những đánh giá đó doanh nghiệp có những phương hướng giải quyết phù hợp. Doanh nghiệp có thể tập trung thêm vốn để đầu tư các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc đầu tư mở rộng thêm các loại hình du lịch khác.
- Mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động phát triển thị trường, liên kết các tour, tuyến và phát triển sản phẩm du lịch...
- Thu hút thị trường khách nội địa với các sản phẩm du lịch trong các dịp nghỉ lễ, nghỉ hè, lễ hội, du lịch kết hợp công vụ, tham quan nghỉ dưỡng, chữa bệnh, ẩm thực, mua sắm, du lịch sinh thái; đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá với vai trò chủ thể là người dân.
- Một doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể phát triển thì cần phải: + Quyết định lĩnh vực kinh doanh du lịch phù hợp.
+ Xác định vị trí địa lý của doanh nghiệp. Địa phương mà doanh nghiệp hoạt động có những địa điểm du lịch nào có thể khai thác và có thể làm cho một công ty du lịch thành công.
+ Nghiên cứu để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu kỹ lưỡng các doanh nghiệp du lịch trong khu vực trước khi doanh nghiệp quyết định kinh doanh trong ngành du lịch. Doanh nghiệp sẽ muốn chọn một ngành du lịch mà không quá nhiều người kinh doanh, và chắc hẳn doanh nghiệp phải tạo ra một cái gì đó độc đáo để cạnh tranh với đối thủ.
+ Viết kế hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch chi tiết cho doanh nghiệp du lịch và phải bao gồm những phần sau:
Tóm tắt: Mô tả doanh nghiệp bao gồm mục đích, tên, địa điểm, nhu cầu nhân viên, cán bộ quản lý kinh doanh du lịch, khu vực thị trường, cạnh tranh, kế hoạch marketing và kế hoạch tài chính.
Tóm tắt kinh doanh du lịch: Điều này nên chi tiết sở hữu của doanh nghiệp sẽ được phân phối như thế nào và bắt đầu lên yêu cầu (tài chính, tài sản và vị trí).
Sản phẩm hoặc dịch vụ: Doanh nghiệp cần phải vạch ra những sản phẩm hoặc dịch vụ kinh doanh doanh nghiệp sẽ cung cấp cho khách du lịch.
Phân tích thị trường: Cung cấp thông tin về thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh du lịch: Mô tả làm thế nào doanh nghiệp có kế hoạch về hoạt động kinh doanh của mình, tiếp thị doanh nghiệp và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Tóm tắt tài chính: Nêu dự định về chi phí và thu nhập của doanh nghiệp. + Có các khoản tiền cần thiết. Trình bày kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp để vay hoặc tìm đối tác kinh doanh để có được nguồn vốn hoạt động, doanh nghiệp sẽ cần vốn để điều hành doanh nghiệp trong ngành du lịch.
+ Chọn một địa điểm kinh doanh. Chọn địa điểm nào nhiều người qua lại và gây sự chú ý cho du khách.
+ Có được giấy phép đăng kí kinh doanh du lịch. Lấy giấy phép kinh doanh du lịch cần thiết thông qua cơ quan quản lý kinh doanh chính quyền địa phương của doanh nghiệp.
+ Thị trường kinh doanh du lịch của doanh nghiệp.
Sử dụng các trang web mạng xã hội. Thiết lập tài khoản / trang fanpage trên các trang web mạng xã hội miễn phí.
Tạo một trang web cho doanh nghiệp du lịch của doanh nghiệp. Hãy thuê một chuyên gia để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, để tối đa hóa sự hiện diện trực tuyến của trang web.
Danh sách doanh nghiệp của doanh nghiệp được đăng kí trên tất cả các thư mục trực tuyến và các trang web.
Quảng cáo trên các phương tiện in ấn. Quảng cáo trên các tờ báo, tạp chí và các ấn phẩm thương mại / lối sống.
Tiến hành theo các bước trên, chắc chắn doanh nghiệp sẽ phát triển thành công doanh nghiệp kinh doanh du lịchcủa mình.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã thấy được trong những năm gần đây các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển vững mạnh, đạt được những kết quả đáng tự hào trên các mặt như số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều với các lĩnh vực kinh doanh phong phú đa dạng, chất lượng các sản phẩm du lịch ngày càng được cải thiện, doanh thu từ du lịch mà các doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách của tỉnh Quảng Ninh ngày càng tăng, giải quyết công ăn việc làm và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong thành phố.
Số lượng các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch có xu hướng tăng và chất lượng dịch vụ được các doanh nghiệp chú trọng xây dựng quy trình nên có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, những kết quả mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đạt được những năm qua vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng phong phú về du lịch của tỉnh. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hiện nay, kinh doanh du lịch còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức đã được chỉ rõ trong các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn. Các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch còn chưa đồng bộ, như tài chính tín dụng, mặt bằng kinh doanh, thông tin về du lịch, nguồn nhân lực,…Mặc dù tỉnh Quảng Ninh
đã xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu tư nhưng tiềm năng và lợi thế khai thác còn nhiều, sự phát triển của các DN chưa tương xứng.
Nhằm phát triển các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, tác giả đề xuất được các nhóm giải pháp chủ yếu và quan trọng nhất là các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh cần phải đề ra được những chiến lược, giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển thị trường và nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ. Tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hạ Long cần tạo lập và xây dựng chính sách hỗ trợ đồng bộ, tạo cơ hội đầu tư và kinh doanh bền vững, cạnh tranh với các tỉnh thành và các quốc gia khác trong khu vực.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia.
[2]. Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội. [3]. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế du lịch, NXB Trẻ, Hà Nội.
[4]. Trần Minh Hoà (2011), Kinh tế du lịch, Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân,
Hà Nội.
[5]. Nguyễn Văn Lưu, Giáo trình thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[6]. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2006), Quản trị kinh doanh lữ
hành, NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
[7]. Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, NXB Văn hoá thông tin. [8]. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. [9]. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[10]. Sở Văn hoá, Thông tin và Du lịch Quảng Ninh "Đề án phát triển du lịch
đến năm 2020".
[11]. Tỉnh uỷ, UBND Quảng Ninh "Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2020". [12]. Tổng cục Du lịch, Non nước Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin năm 2000.
[13]. UBND tỉnh Quảng Ninh, Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2011, 2012, 2013, 2014.
Một số Website:
[14]. http://www.quangninh.gov.vn Các dự án sẽ được ưu tiên nghiên cứu đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ 2013 - 2020
[15]. http://www.quangninh.gov.vn Xu hương phát triển các ngành và lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
[16]. http://tapchicongthuong.vn Chiến lược phát triển KT-XH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. [17]. http://nhatrang-travel.com/index.php?cat=0501&type=1&itemid=3205 [18].http://infonet.vn/5-bai-hoc-thanh-cong-cua-du-lich-da-nang post168320.info PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐI ̣A BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG
I./ Thông tin chung
Tên doanh nghiệp:...
Địa chỉ:...
Số năm hoạt động:...Số lao động trong doanh nghiệp:...
Số vốn đăng ký kinh doanh:...
Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp:...
II./ Đánh giá sư ̣ tâ ̣p trung phát triển các loại hình doanh nghiệp
Xin Quý vị hãy tích (x) cho điểm vào ô dưới đây với mức độ như sau:
(1-Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý)
Các tiêu chí Đánh giá điểm
1 2 3 4 5
1.Khả năng tiếp cận vốn
DN nắm được chủ trương hỗ trợ vay vốn Mức lãi suất hợp lý
6. Trình độ lao động của doanh nghiệp quý vị như thế nào? (Xin ghi rõ số lượng người tương ứng với trình độ hiện có)
Trình độ của LĐ Số lao động
Sau đại học Đại học Thời gian cho vay dài hạn
Thủ tục cho vay nhanh gọn, đơn giản
DN tiếp cận dễ dàng với các tổ chức TC-TD
2.Hỗ trợ đất đai, mặt bằng kinh doanh
Các doanh nghiệp được hỗ trợ đất đai, mặt bằng kinh doanh Thời gian GPMB nhanh, đảm bảo tiến độ
Thủ tục hành chính hỗ trợ giấy từ đất đai thuận lợi, nhanh chóng Có đất đai, mặt bằng kinh doanh cho DN
3.Công tác hỗ trợ tiếp cận thị trường
Tỉnh, thành phố thường xuyên xúc tiến chương trình quảng bá du lịch cho DN
DN tham gia chương trình quảng bá du lịch
Hình thức và nội dung chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đa dạng, phong phú
Quy mô chương trình xúc tiến du lịch đảm bảo tiếp cận được thị trường
4.Công tác hỗ trợ đào tạo và phát triển NNL
DN du lịch được biết và tham gia đầy đủ chương trình Có chương trình tập huấn kỹ năng quản trị DN
Nội dung đào tạo phong phú, đa dạng và đáp ứng được nhu cầu của DN
Mức phí về chương trình đào tạo thường lớn
5.Công tác hỗ trợ thông tin
Thông tin về DN du lịch đầy đủ, rõ ràng
Thông tin về sản phẩm du lịch mới luôn được cập nhật Thông tin về du lịch tỉnh luôn sẵn có
Thông tin hỗ trợ du khách luôn sẵn có
Cao đẳng Trung cấp Khác (Cấp 2,3)
7. Quý vị xin vui lòng đánh giá chung về tình hình phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hạ Long? (Đánh dấu x vào cột mức độ đánh giá)
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá
Rất tốt Tốt Trung bình Kém
Sự hỗ trợ của chính quyền Mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
Những ý kiến cụ thể (nếu có):...
Xin trân trọng cám ơn sự hợp tác của Quý vị!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH DU LỊCH VỀ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KINH DOANH DU LI ̣CH
TRÊN ĐI ̣A BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG 1. Thông tin khách du lịch
Họ tên:... Địa chỉ:... .. Quốc tịch:...
2. Mức độ đi du lịch của ông/bà: (Vui lòng đánh dấu (x) vào ô được chọn)
Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi đi du lịch
3. Đánh giá của du khách đối với sự phát triển của doanh nghiệp kinh doanh du lịch
(Đánh dấu x vào cột ông/ bà lựa chọn)
Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá
Rất tốt Tốt Trung bình Kém
2. Đáp ứng của cơ sở hạ tầng dịch vụ
3.Thái độ của nhân viên phục vụ
4. Sự đáp ứng kịp thời các dịch vụ
5. Chính sách giá cả 6. Sự an toàn
Theo ông (bà) có cần thiết phát triển thêm các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn nữa hay không ? ………. Ý kiến khác:……….