Tình hình giám sát, kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch tài chính tại công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần vân tải và dịch vụ petrolimex hà tây​ (Trang 75 - 77)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Tên tài sản Năm 2018 Năm 2019

1 Nâng cấp dây chuyền lắp ráp cột bơm 987 - 2 Cải tạo cửa hàng xăng dầu 352 420 3 Nâng cấp hệ thống công nghệ 680 -

4 Các Văn phòng 2.400 -

Tổng cộng 4.419 420

Nguồn: Công ty cổ phần PTS Hà Tây

Như vậy, mọi hoạt động đầu tư TSCĐ ở Công ty đều phải tuân thủ đúng các bước về quy trình thực hiện đầu tư. Việc quyết toán công trình xây dựng được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước và đơn giá vật liệu; nhân công của địa phương. Đối với đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... sau khi dự toán được duyệt sẽ giao cho Phòng Quản lý kỹ thuật chủ trì phối hợp với Phòng Kế toán tài chính để thực hiện. Tất cả các dự án đầu tư khi thực hiện xong đều phải đựơc phê duyệt quyết toán đầu tư theo phân cấp của Tổng Công ty.

Nhìn chung quản lý hoạt động đầu tư tại Công ty đã tuân thủ đúng các quy định của nhà nước. Các công trình được đầu tư đều đảm bảo chất lượng phát huy tốt hiệu quả.

3.2.3. Tình hình giám sát, kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch tài chính tại công ty công ty

* Quản lý tài sản:

Việc quản lý tài sản tại Công ty theo hai tiêu thức là: Quản lý theo đơn vị (bộ phận) sử dụng tài sản và quản lý theo đặc điểm (loại) tài sản. Tại Văn phòng Công ty và Văn phòng Chi nhánh thực hiện quản lý tài sản dài hạn với đầy đủ các tiêu thức quản lý theo dõi thể hiện trên thẻ đối với từng đối tượng tài sản. Tại các

đơn vị (bộ phận) tài sản được quản lý bằng hiện vật và tình trạng kỹ thuật của tài sản.

Các tài sản dài hạn trước đây có nguyên giá dưới 10 triệu đồng, không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ (theo Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 12/12/2003), Công ty đã chuyển sang theo dõi, quản lý, sử dụng và phân bổ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán như tài sản ngắn hạn.

Khi bàn giao tài sản dài hạn, Công ty quy định về quy phạm sử dụng tài sản; phương pháp và chế độ bảo dưỡng thường xuyên đối với từng tài sản dài hạn; chế độ trách nhiệm đối với cá nhân và đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng tài sản dài hạn. Tại Công ty, thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản dài hạn theo giá trị (nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại), năng lực kỹ thuật thực tế của tài sản dài hạn. Việc kiểm kê tài sản được Công ty thực hiện định kỳ vào ngày 01/01 và 01/07 hàng năm.

Tại các kỳ kiểm kê, Công ty chỉ thực hiện kiểm đếm về số lượng và đánh giá chất lượng để phân loại tài sản dài hạn phục vụ cho các mục đích quản lý. Việc tính khấu hao tài sản dài hạn tại Công ty được thực hiện theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

* Quản lý sử dụng vốn và đầu tư:

Về quản lý vốn, tổng tài sản của Công ty 2019 là 104.428 triệu đồng, tăng 22.093 triệu đồng (21,16%) so với 2017, cho thấy nhu cầu sử dụng vốn cao, phản ánh sự tăng trưởng về đầu tư và quy mô hoạt động kinh doanh của Công ty.

Về nguồn vốn đảm bảo: nguồn vốn và các quỹ hiện có của Công ty năm 2019 là 34.900 triệu đồng chiếm 33,42% tổng nguồn vốn, tăng 723 triệu đồng so với năm 2017. Vốn vay ngân hàng của Công ty chiếm tỷ cao trong tổng nguồn vốn chiếm từ 31- 42%. Còn lại chủ yếu là vay nội bộ.

Cân đối tình hình sử dụng vốn đầu tư tại Công ty cho thấy, tại thời điểm 31/12/2019 vốn dài hạn đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư. Điều này thể hiện công tác quản trị vốn của Công ty tương đối tốt. Việc triển khai các dự án đầu tư tại của Công ty được cân đối với nguồn vốn đầu tư dài hạn đảm bảo mối tương quan hợp lý trong cơ cấu sử dụng vốn.

Phân phối lợi nhuận tại Công ty về nguyên tắc được thực hiện theo thông tư 11/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trích lập quỹ quỹ phúc lợi, khen thưởng của công ty nhà nước có điều kiện đặc thù. Cụ thể Công ty được trích hai quỹ tối đa từ 2 đến 3 tháng lương, tuỳ theo tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước. Nguồn để bổ sung các quỹ phúc lợi, khen thưởng được lấy từ lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển và phần lợi nhuận chia theo vốn nhà nước. Chính vì vậy trong những năm qua việc bổ sung nguồn vốn kinh doanh, bổ sung quỹ đầu tư phát triển của Công ty hình thành từ lợi nhuận để lại là không đáng kể.

* Quản lý các hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex Mọi hoạt động đầu tư TSCĐ ở Công ty đều phải tuân thủ đúng các bước về quy trình thực hiện đầu tư. Việc quyết toán công trình xây dựng được căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của nhà nước và đơn giá vật liệu; nhân công của địa phương. Đối với đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải... sau khi dự toán được duyệt sẽ giao cho Phòng Quản lý kỹ thuật chủ trì phối hợp với Phòng Kế toán tài chính để thực hiện. Tất cả các dự án đầu tư khi thực hiện xong đều phải đựơc phê duyệt quyết toán đầu tư theo phân cấp của Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty cổ phần vân tải và dịch vụ petrolimex hà tây​ (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)