Công tác đánh giá hiệu quả làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 82 - 83)

Tại TCT Bưu điện Việt Nam, việc rà soát, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên được thực hiện cuối mỗi đợt thi đua hoặc cuối mỗi quý, năm với các phương pháp đánh giá với mục đích cơ bản là:

- Cải tiến thái độ làm việc cũng như cách thức thực hiện công việc - Làm cơ sở để đưa ra các quyết định về đào tạo và bồi dưỡng

- Làm cơ sở để đưa ra quyết định trả lương, kỉ luật, đề bạt, quyết định thăng tiến,....

Phương pháp đánh giá hiện hành là phương pháp mức thang điểm: Còn mang tính chủ quan, dựa vào quyết định hay cảm tính của trưởng các phòng ban. Các yếu tố được đưa vào đánh giá bao gồm 2 yếu tố: các đặc tính liên quan đến công việc (khối lượng và chất lượng công việc) và các đặc tính liên quan đến cá nhân (độ tin cậy, sáng kiến, khả năng thích nghi, khả năng làm việc nhóm,...)

Thực hiện rà soát, đánh giá hiệu quả làm việc trên 3838 CB-CNV các phòng ban tại TCT bưu điện Việt Nam năm 2018 thu được kết quả như sau:

- Số lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ là: 153 người (chiếm 40%) - Số lượng hoàn thành nhiệm vụ là: 148 người (chiếm 38,7%)

- Số lượng có năng lực yếu cần bồi dưỡng tại chỗ là: 45 người (chiếm 11,7%) - Số lượng chưa đáp ứng yêu cầu công việc, đề xuất điều động biệt phái xuống đơn vị cơ sở là: 10 người (chiếm tỷ lệ 2,6%)

- Số lượng không xếp loại là: 27 người (chiếm tỷ lệ 7,0%)

Kết quả thực hiện rà soát trên chưa phản ánh đúng thực tế lực lượng lao động của khối cơ quan TCT ở các điểm như:

- Lao động đánh giá chưa đáp ứng yêu cầu, điều động xuống đơn vị cơ sở: Chỉ chiếm tỷ lệ 2,6%, có nhiều đơn vị không chỉ ra được lao động xếp loại này.

- Lao động đánh giá năng lực còn yếu cần bồi dưỡng đào tạo thêm tại chỗ: Chiếm tỷ lệ 11,7% là quá thấp so với thực tế.

- Lao động được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ: Chiếm tỷ lệ 38%.

- Lao động được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ: Chiếm tỷ lệ 40% là nhiều hơn so với thực tế.

Đánh giá chung về công tác đánh giá lao động tại TCT vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục tiêu biểu như:

- Các Ban rà soát, đánh giá lao động chưa thẳng thắn và quyết liệt

- Các Ban chưa xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí công việc dẫn đến việc phân công công việc cho người lao động chưa rõ ràng

- Việc đánh giá kết quả KPI hàng tháng của các Ban với các chuyên viên còn cào bằng, nể nang, chưa thật sự nghiêm túc

- Việc kèm cặp và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ đối với người lao động chưa được các Ban thật sự quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 82 - 83)