Phương pháp thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 56 - 57)

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê được chia làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp 2 chức năng của 2 lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.

 Thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

 Thống kê suy luận: Là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

Các phương pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.

- Thu thập và xử lý số liệu: Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập

dữ liệu. Người ta có thể chia thành hai loại: Phương pháp bàn giấy (thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp) và phương pháp hiện trường (thu thập dữ liệu sơ cấp). Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: Giữa các hiện tượng thông

thường có mối liên hệ với nhau; ví dụ: mối liên hệ giữa tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số, mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn...sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa phục vụ cho quá trình dự đoán.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về quá trình hoạt động các chỉ tiêu quản lý nhân lực tại VNPost để mô tả thực trạng công tác quản lý nhân lực và so sánh kết quả hoạt động, các chỉ tiêu quản lý nhân lực qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng như hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tại công ty. Từ đó, những giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực tại VNPostcó căn cứ, tính thuyết phục và có tính khả thi cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 56 - 57)