Hoàn thiện công tác đánh giá và biên chế nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 94 - 95)

Để khắc phục được những nhược điểm hiện tại của công tác đánh giá hiệu quả làm việc của đội ngũ CB-CNV, thời gian tới ban quản lý TCT cần làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Xây dựng hệ thống yêu cầu và tiêu chuẩn chi tiết thực hiện công việc cho từng vị trí trong công ty. Bản hệ thống cần ghi rõ ràng, cụ thể, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đánh giá và dễ kiểm tra. Các tiêu chí phải đầy đủ về: mức độ chung về hoàn thành nội dung trong bản mô tả công việc; thời gian hoàn thành so với quy định; chất lượng công việc đạt được; tính năng động sáng tạo, làm việc nhóm; ý thức chấp hành kỷ luật.

- Việc đánh giá cần được thực hiện định kì hợp lý nhất là 6 tháng 1 lần. Như vậy có thể kịp thời thực hiện các tiến trình tiếp theo trong công tác quản lý.

- Kết quả đánh giá cần khách quan, được công khai minh bạch và có sự đồng thuận của các đơn vị cũng như của chính người được đánh giá. Thực hiện được sự công bằng trong đánh giá không chỉ giúp công ty sử dụng được đúng người đúng việc mà còn tạo niềm tin đối với CB-CNV về việc tốt thưởng xấu phạt tạo động lực rất lớn cho họ cố gắng làm việc và cống hiến.

Về công tác biên chế nội bộ, tác giải xin đưa ra một số giải pháp sau:

- Cần bố trí người lao động làm việc đúng vị trí như nêu ở mục tuyển dụng, hạn chế tối đa việc bố trí không phù hợp với năng lực, trình độ đào tạo. Tuyệt đối không ưu tiên con em cán bộ trong công ty nếu năng lực không phù hợp.

- Với nhân viên mới tuyển dụng cần có kế hoạch ngắn ngày để họ tiếp cận, làm quen được với mô hình và phương thức hoạt động của TCT cũng như chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.

- Làm tốt công tác thuyên chuyển nhân lực giữa các phòng ban tránh trường hợp chỗ thừa nhân lực nhưng lại có chỗ thiếu. Nếu dư nhân viên, TCT nên cắt giảm để tránh lãng phí, nâng cao được hiệu quả lao động.

- Về vấn đề đề bạt, thăng chức nên thực hiện trong cùng một bộ phận. Nghĩa là chuyển người lao động từ một vị trí làm việc hiện tại lên một vị trí cao hơn trong cùng bộ phận đó. Như vậy họ đã hiểu được công việc đã từng làm và sẽ có cách làm tốt hơn, phát huy được kinh nghiệm của mình khi ở vị trí cao hơn vừa tiết kiệm được thời gian lại nâng cao được năng suất hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)