Bài học rút ra cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 52)

Đều là những doanh nghiệp đi đầu trong ngành dịch vụ bưu chính viễn thông, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel và Tập đoàn Bưu chính Viễn

thông Việt Nam đã đạt được nhiều thành công nhất định đặc biệt là trong công tác quản lý nhân lực. Có thể rút ra được một số bài học trong công tác quản lý nhân lực cho Tổng công ty bưu điện Việt Nam như sau:

- Đề cao vai trò và nhiệm vụ của công tác quản lý nói chung và người quản lý nói riêng. Lãnh đạo phải là người có trình độ chuyên môn, biết phân công đúng người, đúng việc và đúng tiến độ; biết đánh giá nhận xét, đào tạo nhân viên; phải vạch ra chiến lược và trực tiếp tổ chức thực hiện chiến lược đó, đồng thời phát hiện, đào tạo và sắp xếp nhân sự phục vụ cho việc thực thi có hiệu quả.

- Tập trung vào đào tạo phát triển nhân lực đúng hướng và kịp thời đáp ứng yêu cầu công việc.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân lực trẻ có chất lượng cao nổi bật là các sinh viên xuất sắc tại các trường đại học có đào tạo về lĩnh vực bưu chính. Mở rộng các cơ sở tuyển dụng khắp mọi miền để tuyển dụng nhân tài.

- Đồng thời duy trì chế độ đãi ngộ đầy đủ về các công tác: nâng lương, tiền thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến,....

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, nâng cao tinh thần học hỏi giữa các CB-CNV; các công tác biên chế nội bộ cần được làm một cách nghiêm túc, khách quan; xử phạt nghiêm với những trường hợp vi phạm để có tính răn đe.

- Đổi mới phương thức quản lý gắn liền với các hệ thống quản lý thông minh để đem lại hiệu quả cao và chính xác với công tác quản lý

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các kết luận khoa học cần thiết.

Phương pháp phân tích.

Phương pháp phân tích lý thuyết là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận khác nhau về một chủ thể bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận, từng mặt theo lịch sử thời gian, để hiểu chúng một cách đầy đủ toàn diện. Phân tích lý thuyết còn nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phái nghiên cứu và từ đó chọn lọc ra những thông tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 46).

Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi nguồn có giá trị riêng biệt.

+ Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.

+ Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích trong cả 4 chương. Sử dụng phương pháp phân tích có nghĩa là mọi vấn đề đặt ra đều phải trả lời câu hỏi “Tại sao?”. Trả lời câu hỏi “tại sao?”, mọi vấn đề đề được hiểu một cách thấu đáo và cặn kẽ.

Để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, chương 1 của luận văn đã nghiên cứu, phân tích nội dung nhiều công trình khoa học có liên quan. Từ đó tác giả đã nhận thức và kế thừa được những kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý

nhân lực trong doanh nghiệp, nhận thức được những nội dung, vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Chương 3 của luận văn, tác giả cũng đã sử dụng khung khổ lý luận và thực tiễn để phân tích thực trạng quản lý nhân lực tại VNPost trong những năm qua, Tại đây 3 phương pháp phân tích được sử dụng để phân tích những nhân tố mới, đặc thù ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực tại VNPost và những căn cứ buộc phải áp dụng các giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực của công ty trong những năm tiếp theo.

Phương pháp tổng hợp.

Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra được một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Tổng hợp lý thuyết được thực hiện khi ta đã thu thập được nhiều tài liệu phong phú về một đối tượng. Tổng hợp cho chúng ta tài liệu toàn diện và khái quát hơn các tài liệu đã có. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:

+ Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch. + Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.

+ Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân - quả để nhận dạng tương tác.

+ Làm tái hiện quy luật, đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.

+ Giải thích quy luật, công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.

Phân tích và tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có chiều hướng đối lập nhau song chúng lại thống nhất biện chứng với nhau. Phân tích chuẩn bị cho tổng hợp và tổng hợp lại giúp cho phân tích càng sâu sắc hơn. Nghiên cứu lý thuyết, các trường phái, các xu hướng phát triên của lý thuyết. Từ phân tích người ta lại tổng hợp chúng để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù, tiến tới tạo thành các lý thuyết khoa học mới. (Thực hành nghiên cứu khoa học, 2017, trang 47).

Trong đề tài của mình sau khi có kết quả phân tích, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết các vấn đề, các nhân tố, các số liệu, tài liệu…, từ đó có được cái nhìn tổng thể về vấn đề đang nghiên cứu.

Tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp lý thuyết tại chương 1, qua đó đã nêu ra được những thành tựu, hạn chế của các công trình nghiên cứu trước đây. Đây là căn cứ quan trọng để luận văn vừa kế thừa được những thành tựu vừa tránh được sự trùng lặp trong nghiên cứu.

Trong Chương 3, căn cứ kết quả phân tích số liệu, tài liệu về kết quả hoạt

động, công tác quản lý nhân lực tại VNPost, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá khái quát về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình công tác quản lý nhân lực, những ảnh hưởng của công tác quản lý nhân lực đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đưa ra được những thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân. Đây là các căn cứ mang tính quyết định để tác giả có những quan điểm, giải pháp ở chương 4.

Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để đảm bảo các giải pháp

đề xuất nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực tại VNPostmang tính hệ thống, đồng bộ, có tính khả thi và được áp dụng trong thực tế cao.

2.2. Phương pháp thống kê

Thống kê là một hệ thống các phương pháp (thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu và tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu) nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Thống kê được chia làm 2 lĩnh vực, đó là: thống kê mô tả và thống kê suy luận. Do đó, mỗi lĩnh vực có riêng một chức năng của nó, tổng hợp 2 chức năng của 2 lĩnh vực này ta sẽ được chức năng của thống kê.

 Thống kê mô tả: Là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

 Thống kê suy luận: Là bao gồm các phương pháp ước lượng các đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc ra quyết định trên cơ sở thu thập thông tin từ kết quả quan sát mẫu.

Các phương pháp thống kê, đó là: Thu thập và xử lý số liệu, điều tra chọn mẫu, nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.

- Thu thập và xử lý số liệu: Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập

dữ liệu. Người ta có thể chia thành hai loại: Phương pháp bàn giấy (thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp) và phương pháp hiện trường (thu thập dữ liệu sơ cấp). Số liệu được thu thập thường rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chưa đáp ứng được cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải được xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo; kết quả có được sẽ giúp khái quát được đặc trưng của tổng thể.

- Nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng: Giữa các hiện tượng thông

thường có mối liên hệ với nhau; ví dụ: mối liên hệ giữa tốc độ phát triển với tốc độ phát triển của ngành, lạm phát, tốc độ phát triển dân số, mối liên hệ giữa chi tiêu và thu nhập; mối liên hệ giữa lượng vốn vay và các yếu tố tác động đến vốn vay như chi tiêu, thu nhập, trình độ học vấn...sự hiểu biết về mối liên hệ giữa các hiện tượng rất có ý nghĩa phục vụ cho quá trình dự đoán.

Tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thông qua tất cả các bảng thống kê về quá trình hoạt động các chỉ tiêu quản lý nhân lực tại VNPost để mô tả thực trạng công tác quản lý nhân lực và so sánh kết quả hoạt động, các chỉ tiêu quản lý nhân lực qua các năm. Số liệu thống kê chứng minh cho những thành công cũng như hạn chế, nguyên nhân, tồn tại trong công tác quản lý nhân lực tại công ty. Từ đó, những giải pháp được đưa ra nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân lực tại VNPostcó căn cứ, tính thuyết phục và có tính khả thi cao.

2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh

Nghiên cứu so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học ở nhiều nghành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu điểm tương đồng và điểm khác biệt, nhận biết những đặc trưng riêng của đối tượng được nghiên cứu.

Khi áp dụng phương pháp này người nghiên cứu cần chú ý:

sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thống nhất về đơn vị thời gian và đo lường.

Hai là, gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hoặc thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác…

Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, so với bình quân nghành, bình quân khu vực…

Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các mốc thời gian đã qua hay kế hoạch, dự đoán…

Ba là, các dạng so sánh: Các dạng so sánh thường được sử dụng trong quản lý là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu, cho thấy rõ biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu qua các giai đoạn.

- So sánh bằng số tương đối: người nghiên cứu sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phát triển, xu hướng biến dộng của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh với số bình quân: Khác với so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể nghành, khu vực.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng triệt để ở Chương 3 của luận văn

khi nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại VNPost, việc tính toán và so sánh về cơ cấu cán bộ, nhân viên, giới tính, trình độ đào tạo giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện và chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên để từ đó đưa ra những nguyên nhân, hạn chế.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM

3.1. Khái quát về hoạt động và nhân lực tại Tổng Công ty Bưu đi ện Việt Nam.

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên giao dịch: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Tên viết tắt: Bưu điện Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Post Tên viết tắt quốc tế: VNPost

Sự hình thành và phát triển.

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005.

- Ngày 01/6/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 674/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty bưu điện Việt Nam. Theo đó Tổng công ty bưu điện Việt Nam là Tổng công ty nhà nước, do Nhà nước thành lập, hoạt động chuyên về lĩnh vực Bưu chính, hạch toán kinh tế độc lập và được Nhà nước giao vốn thông qua Tập đoàn, Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty và là Hội đồng thành viên của Tổng công ty. Thực hiện Quyết định 674/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6/2007 Bộ Bưu chính Viễn Thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TCCB-BBCVT về việc thành lập Tổng công ty bưu điện Việt Nam.

- Ngày 16/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty bưu điện Việt Nam từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổng công ty bưu điện Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (theo Quyết định số 2596/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

 Ngành nghề kinh doanh chính

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nước;

- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các. Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép;

- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

- Với mạng lưới các điểm phục vụ rộng khắp, trải dài đến tận cấp xã trên cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 52)