Phương pháp nghiên cứu so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 57)

Nghiên cứu so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong nghiên cứu khoa học ở nhiều nghành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Mục đích của phương pháp này là tìm hiểu điểm tương đồng và điểm khác biệt, nhận biết những đặc trưng riêng của đối tượng được nghiên cứu.

Khi áp dụng phương pháp này người nghiên cứu cần chú ý:

sánh được phải đảm bảo thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, thống nhất về đơn vị thời gian và đo lường.

Hai là, gốc so sánh: Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hoặc thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, bộ phận này với bộ phận khác, khu vực này với khu vực khác…

Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác cùng lĩnh vực, so với bình quân nghành, bình quân khu vực…

Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các mốc thời gian đã qua hay kế hoạch, dự đoán…

Ba là, các dạng so sánh: Các dạng so sánh thường được sử dụng trong quản lý là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối và so sánh số bình quân.

- So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu, cho thấy rõ biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu qua các giai đoạn.

- So sánh bằng số tương đối: người nghiên cứu sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phát triển, xu hướng biến dộng của các chỉ tiêu kinh tế.

- So sánh với số bình quân: Khác với so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể nghành, khu vực.

Phương pháp so sánh được tác giả sử dụng triệt để ở Chương 3 của luận văn

khi nghiên cứu về công tác quản lý nhân lực tại VNPost, việc tính toán và so sánh về cơ cấu cán bộ, nhân viên, giới tính, trình độ đào tạo giúp cho tác giả có cái nhìn toàn diện và chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên để từ đó đưa ra những nguyên nhân, hạn chế.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY BƯU ĐIỆN VIỆT NAM

3.1. Khái quát về hoạt động và nhân lực tại Tổng Công ty Bưu đi ện Việt Nam.

3.1.1. Giới thiệu chung về công ty

Tên giao dịch: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam Tên viết tắt: Bưu điện Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Post Tên viết tắt quốc tế: VNPost

Sự hình thành và phát triển.

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hình thành trên cơ sở triển khai Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Tập đoàn VNPT) do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg ngày 23/3/2005.

- Ngày 01/6/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 674/QĐ-TTg ngày 01/6/2007 về phê duyệt Đề án thành lập Tổng công ty bưu điện Việt Nam. Theo đó Tổng công ty bưu điện Việt Nam là Tổng công ty nhà nước, do Nhà nước thành lập, hoạt động chuyên về lĩnh vực Bưu chính, hạch toán kinh tế độc lập và được Nhà nước giao vốn thông qua Tập đoàn, Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT là đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty và là Hội đồng thành viên của Tổng công ty. Thực hiện Quyết định 674/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 15/6/2007 Bộ Bưu chính Viễn Thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ban hành Quyết định số 16/2007/QĐ-TCCB-BBCVT về việc thành lập Tổng công ty bưu điện Việt Nam.

- Ngày 16/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc chuyển quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty bưu điện Việt Nam từ Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về Bộ Thông tin và Truyền thông. Tổng công ty bưu điện Việt Nam được đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (theo Quyết định số 2596/QĐ-BTTTT ngày 28/12/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông).

 Ngành nghề kinh doanh chính

- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nước;

- Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ các. Điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép;

- Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.

- Với mạng lưới các điểm phục vụ rộng khắp, trải dài đến tận cấp xã trên cả nước và kinh nghiệm cung cấp các dịch vụ về Bưu chính chuyển phát, các dịch vụ tài chính bưu chính như tiết kiệm bưu điện, chuyển tiền, dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ đại lý (đại lý bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, đại lý vé điện tử và các dịch vụ đại lý khác)..., Vietnam Post đã khẳng định được ưu thế vượt trội của mình về năng lực phục vụ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trên mọi miền của đất nước.

3.1.2. Khái quát về quy mô hoạt động

Cơ cấu tổ chức

- Ngày 06/01/2015 Bộ Thông tin và Truyền thông đã Ban hành Quyết định số 09/QĐ-BTTTT về việc tổ chức lại Công ty mẹ Tổng công ty Bưu điện Việt Nam theo đó mô hình tổ chức quản lý của Tổng công ty gồm Hội đồng thành viên và Ban Tổng giám đốc, phù hợp với Nghị định số 69/2014/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ máy quản lý điều hành của Tổng công ty theo mô hình tổ chức mới đến nay cũng đã được kiện toàn.

- Cơ cấu tổ chức của Vietnam Post: 67 đơn vị hoạch toán phụ thuộc (gồm 63 Bưu điện tỉnh, thành phố, Công ty PHBC Trung ương, Công ty Datapost, Công ty Vận chuyển và Kho vận, Trung tâm Đào tạo); 02 Công ty TNHH một thành viên do

Tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ; 03 công ty cổ phần do Tổng công ty nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và 08 Công ty liên kết.

- Vốn điều lệ: 8.122 tỷ đồng

- Tổng nhân sự trên toàn mạng lưới: hơn 46.000 người.

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty mẹ Tổng công ty bưu điện Việt Nam

(Nguồn: Tổng công ty bưu điện Việt Nam)

 Ban lãnh đạo tổng công ty: - 1 Chủ tịch HĐTV

- 3 thành viên HĐTV

- 1 Tổng giám đốc và 3 phó tổng giám đốc  Danh sách các công ty con:

Các Phó Tổng giám đốc

Tổng giám đốc Hội đồng thành viên

Kiểm soát viên

Văn phòng và các ban chức năng, ban kiểm soát nội bộ

63 bưu điện tỉnh, thành phố

Công ty PHBC trung ương

Công ty vận chuyển và kho vận bưu điện

Công ty Datapost Trung tâm đào tạo bồi dưỡng

- Công ty TNHH MTV tem bưu chính - Công ty TNHH MTV in tem bưu điện - Công ty CP chuyển phát nhanh bưu điện - Công ty CP du lịch bưu điện

- Công ty CP truyền thông và quảng cáo bưu chính  Danh sách các phòng ban (bộ máy giúp việc):

- Ban tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu, giúp việc HĐTV, Tổng giám đốc trong các lĩnh vực về công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác bảo hộ lao động, các chế độ chính sách khác liên quan đến người lao động; tiếp nhận, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.

- Ban tài chính- kế toán: có chức năng tham mưu cho Lãnh đạo tổng công ty thực hiện các mặt công tác sau:

+ Hạch toán kế toán kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản, Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả; các hoạt động thu, chi tài chính và kết quả kinh doanh theo quy định nội bộ tổng công ty, đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh.

+ Lập kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính của đơn vị.

+ Tham mưu cho Lãnh đạo đơn vị chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý và chấp hành chế độ tài chính - kế toán của Nhà nước và nội bộ tại đơn vị.

- Ban Kế hoạch đầu tư - Ban Dịch vụ bưu chính

- Ban Dịch vụ tài chính bưu chính - Ban kỹ thuật công nghệ

- Ban quản lý chất lượng - Ban tem bưu chính - Ban kiểm tra thanh tra

- Ban Kinh doanh Phân phối, truyền thông - Trung tâm đối soát

- Trung tâm công nghệ thông tin

- Ban Tuyên giáo- truyền thông

- Ban quản lý dự án các công trình bưu điện - Trung tâm dịch vụ khách hàng

Hệ thống mạng lưới

Hệ thống điểm phục vụ: gần 13.000 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93 km/điểm đảm bảo mỗi xã có tối thiểu một điểm phục vụ, số dân phục vụ bình quân đạt hơn 7.100 người/điểm.

Trong đó:

+ 64 bưu cục giao dịch cấp 1 + 760 bưu cục giao dịch cấp 2 + 1793 bưu cục giao dịch cấp 3

+ 8184 điểm Bưu điện- văn hóa xã (BH- VHX) + 434 đại lý bưu điện

+ 43 Ki-ốt

+ 1460 thùng thư công cộng độc lập  Hệ thống mạng vận chuyển

- Mạng đường thư cấp 1 hiện có 62 đường thư chuyên ngành và phụ trợ, hàng ngày tổ chức 120 chuyến thư với tổng số gần 41.000 km xe lăn bánh/ngày và 3 đường thư xã hội thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác vùng với các trung tâm khai thác tỉnh; 22 đường thư máy bay vận chuyển bưu gửi KT1 và KT3, giao nhận với 7 sân bay trong nước; 32 đường thư máy bay vận chuyển bưu gửi EMS, giao nhận với 14 sân bay trong nước.

- Mạng đường thư cấp 2 thực hiện vận chuyển giữa các trung tâm khai thác tỉnh và các huyện với 380 tuyến đường thư, tổng chiều dài 28.000 km, giao nhận với gần 1.600 bưu cục.

- Mạng đường thư cấp 3: gần 3.600 tuyến đường thư, tổng chiều dài 72.000 km. - Mạng đường thư quốc tế gồm 87 đường thư (trong đó: 83 đường bay, 01 tuyến đường thư thuỷ, 03 tuyến đường bộ và đường ô tô chuyên ngành trao đổi trực tiếp với khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Hệ thống khai thác

Hiện có 5 bưu cục khai thác quốc tế thực hiện khai thác bưu gửi đi và đến quốc tế (02 Bưu cục Ngoại dịch đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, 01 Bưu cục kiểm quan đặt tại Đà Nẵng, 2 Bưu cục cửa khẩu đặt tại Lào Cai, Lạng Sơn); 3 Trung tâm khai thác chia chọn vùng miền Bắc, miền Trung, miền Nam đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh; 3 trung tâm khai thác báo chí liên tỉnh tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, 8 điểm in báo phân phối liên tỉnh đặt tại Điện Biên, Nghệ An, Bình Định, Đắc Lắc, Cần Thơ, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; 78 bưu cục khai thác cấp 1 (17 Bưu cục khai thác vùng, 61 Bưu cục khai thác trung tâm tỉnh, thành phố) đảm nhiệm khai thác cấp vùng, trung tâm tỉnh/thành phố; 597 bưu cục khai thác cấp 2 đảm nhận phần khai thác cấp quận, huyện, khu vực.

Hệ thống phát

Tại các Bưu điện trung tâm tỉnh, huyện, khu vực đã thành lập 655 Bưu cục phát và giao nhiệm vụ quản lý tuyến phát cho 817 Bưu cục giao dịch cấp 3 để tổ chức đi phát, thu gom tại địa chỉ khách hàng và quản lý khâu sau phát. Tại các địa bàn trung tâm tỉnh lỵ, huyện lỵ và các xã có gần 11.800 bưu tá thực hiện phát, thu gom bưu gửi và chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện từ trung tâm huyện xuống các bưu cục 3, điểm BĐ-VHX với tổng số tuyến phát là 11.900 tuyến.

Hoạt động cộng đồng

Là doanh nghiệp chuyển phát duy nhất được Nhà nước đặt hàng cung cấp dịch vụ bưu chính công ích phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm nhẹ thiên tai. Bên cạnh đó Tổng công ty tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng như: miễn cước hàng cứu trợ ủng hộ đồng bào Miền Trung; miễn cước gửi bảo trợ cho các Trung tâm nhân đạo, tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện…

Hợp tác liên doanh

Hiện tại, Vietnam Post là thành viên của Tổ chức Liên minh bưu chính thế giới (UPU), có quan hệ hợp tác với Bưu chính của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Vietnam Post cũng là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế như: Prudential, Jetstar Pacific, Vietnam Airlines, AirMekong, Western Union, Daiichi-life, HSBC, ABBank, BảoViệt Bank, Ngân hàng Quân đội...

3.1.3. Khái quát về nhân lực

Cơ cấu nhân lực

Khối cơ quan của TCT có 423 CB- CNV (không tính 8 lãnh đạo TCT)- một đội ngũ lao động ổn định và có xu hướng tinh giản một cách hợp lý. CB-CBV có độ tuổi chủ yếu từ 30 đến 45 tuổi thuộc nhóm nhân sự trẻ. Đây cũng vừa là điểm mạnh, vừa là thách thức khó khăn đối với tổng công ty. Thách thức đặt ra với tổng công ty là phải đào tạo ra đội ngũ nhân lực trẻ có kinh nghiệm sẵn sàng thực hiện các thách thức thị trường đặt ra và làm thế nào để giữ chân họ làm việc và cống hiến cho công ty.

CB-CNV làm việc tại tổng công ty đa phần có trình độ đại học và trên đại học; trình độ cao đẳng, trung- sơ cấp có xu hướng giảm dần qua các năm. Hơn nữa đặc thù của ngành bưu chính trong thời đại 4.0 càng đòi hỏi đội ngũ nhân viên có trình độ cao, có đủ khả năng tiếp thu các đổi mới công nghệ, sáng tạo không ngừng để phù hợp với thời đại.

Về cơ cấu theo giới tính, tỉ lệ nam- nữ trong tổng số CB-CNV chênh lệch không quá nhiều đảm bảo về quyền bình đẳng và các yêu cầu của công việc liên quan đến các vấn đề giới tính (sức khỏe, thời gian làm việc, ...)

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực tại văn phòng TCT Bưu điện Việt Nam năm 2019

Tổng số lao động 423 (đv: người) 100 (đv: %)

Cơ cấu theo giới tính

Nam 219 48,6

Nữ 232 51,4

Cơ cấu theo trình độ

Trên đại học 101 22,4

Đại học 336 74,5

Cao đẳng 3 0,7

Trung cấp 3 0,7

Sơ cấp (Công nhân) 8 1,7

Độ tuổi

Dưới 30 75 16,6

Từ 30-45 275 61

Từ 45-60 101 22.4

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp số lượng nhân sự từ 2017-2019

STT Khối văn phòng Tổng công ty 2017 2018 2019

1 Văn phòng 41 44 51

2 Ban Tài chính Kế toán 40 41 42

3 Ban Tổ chức Lao động 17 20 22

4 Ban Kế hoạch- Đầu tư 29 33 34

5 Ban Dịch vụ Bưu chính 48 51 51

6 Ban Dịch vụ Tài chính Bưu chính 38 41 43

7 Ban Kỹ thuật công nghệ 12 13 14

8 Ban Quản lý chất lượng 20 20 20

9 Ban Tem bưu chính 17 16 15

10 Ban Kiểm tra- Thanh tra 5 7 8

11 Ban Kinh doanh Phân phối,

truyền thông 22 24 29

12 Ban Quản lý dự án các công trình

Bưu điện 18 24 26

13 Trung tâm Đối soát 31 32 34

14 Trung tâm công nghệ thông tin 19 26 34

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động VN Post)

3.1.4. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 3.3 và bảng 3.4 là hai bảng tổng kết kết quả thực hiện SXKD của Tổng công ty bưu điện Việt Nam cuối năm 2018 và 2019. Có thể thấy năm 2018 tổng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại tổng công ty bưu điện việt nam​ (Trang 57)