Lịch sử phát triển của hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 27)

6. Kết cấu của khoá luận

1.2.4 Lịch sử phát triển của hoạt động gia công xuất khẩu ở Việt Nam

Hoạt động gia công xuất khẩu đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ khi nước ta vừa mới bước ra khỏi hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Thời kỳ này, nền kinh tế nước ta thực sự rơi vào tình trạng kiệt quệ; cơ sở vật chất kỹ thuật bị tàn phá; trang thiết bị phục vụ cho sản xuất còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ; trình độ tay nghề của người lao động cũng như quan hệ kinh tế đối ngoại của quốc gia còn hạn chế. Bởi vậy trong suốt một thời gian dài kể từ sau giải phóng cho đến trước khi thực hiện chính

sách mở cửa nền kinh tế, hoạt động gia công xuất khẩu ở nước ta tuy đã đạt được một vài kết quả nhưng quy mô và năng lực sản xuất còn hạn chế, thị trường còn hạn hẹp, hiệu quả kinh tế không cao. Hoạt động gia công xuất khẩu của nước ta ở giai đoạn này có một số đặc điểm như:

về mặt hàng gia công: chủ yếu gia công hàng may mặc, thêu ren, dệt thảm và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ như dụng cụ sản xuất cầm tay.

về thị trường gia công: bạn hàng chủ yếu của ta trong thời kì này là Liên Xô và các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số nước gần chúng ta như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Nhật Bản...

về phương thức gia công: nhìn chung thời kỳ này nước ta chủ yếu gia công theo phương thức giao nguyên liệu, thu thành phẩm mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu nguyên vật liệu. Bởi vậy sự phụ thuộc của ta vào bên đặt gia công là rất lớn, thu nhập thực tế của nhân công là rất thấp và nếu tiếp tục duy trì hoạt động này sẽ không hiệu quả cho nền kinh tế.

Sau khi thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, nhất là trong xu hướng hội nhập như hiện nay, hoạt động gia công ở nước ta đã thu được nhiều kết quả to lớn, đóng góp một phần không nhỏ trong kim ngạch xuất nhập khẩu. Trong đó không thể không nhắc đến sự đa dạng về phương thức, phong phú về mặt hàng, tăng trưởng về kim ngạch và mở rộng về thị trường. Ở giai đoạn này:

về mặt hàng gia công: đến thời kỳ này tuy có nhiều cải tiến trong kỹ thuật nên cơ cấu hàng gia công đã thay đổi mở rộng thêm với một số loại mặt hàng như: may mặc, giày dép, thêu ren, túi xách, phần mềm, cơ khí.

về thị trường gia công: sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống XHCN ở Đông Âu, đứng trước thử thách mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã cố gắng duy trì những thị trường truyền thống và không ngừng mở rộng thị trường sang các nước phát triển như: Pháp, Mỹ, Italia, Hà Lan. Trong đó đáng nói nhất là chúng ta đã thâm nhập vào thị trường Mỹ - một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng nổi tiếng là khó tính và có nhiều rào cản thương mại, chính trị vào loại bậc nhất trên thế giới. Hiện nay, Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ hàng gia công lớn nhất của Việt Nam với những mặt hàng chính là: dệt may, giày dép.

lên rất nhiều gồm giao nguyên liệu, thu thành phẩm; giao nguyên liệu chính, thu thành phẩm và gia công mua đứt bán đoạn nếu xét theo hình thức sở hữu nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp không chỉ bỏ sức lao động ra để gia công mà còn đầu tư vốn để tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm gia công đồng thời tăng thêm thu nhập bằng ngoại tệ. Với cách làm này chúng ta đã có sự chủ động hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế. Một số doanh nghiệp Việt Nam còn tiến hành nhập khẩu nguyên phụ liệu từ một nước thứ ba theo đúng những tiêu chuẩn về mẫu mã, chất lượng mà bên đặt gia công yêu cầu rồi giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng 100% so với các quy định của hợp đồng sau khi quá trình gia công hoàn tất. Ngoài ra họ còn sử dụng phương pháp gia công chuyển tiếp, vừa đẩy nhanh được quy trình, vừa rút ngắn được thời gian gia công.

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w