Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu và gia công giày dép Việt Nam

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 44)

6. Kết cấu của khoá luận

2.1.1 Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu và gia công giày dép Việt Nam

Năm 2020, Việt Nam là nước đứng thứ hai trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu giày dép. Năm 2019, sản lượng xuất khẩu giày dép của nước ta đã đạt hơn 1,4 tỷ đôi chiếm 9,5% thị phần trên toàn thế giới.

khẩu giày dép trên toàn thế giới, tăng 4,8% kể từ năm 2010. Trước sự phát triển này trong phiên bản khảo sát hiện tại, đội ngũ các chuyên gia của World Footwear kỳ vọng tỷ trọng xuất khẩu giày dép của Việt Nam đạt 11,5% vào năm 2025, tương ứng với ước tính 2.393 triệu đôi.

Có thể thấy ngành giày dép Việt Nam được kì vọng rất nhiều. Đánh giá năng lực cung ứng ngành giày dép Việt Nam cho thấy tính đến năm 2019, trước thời kì đại dịch Covid-19 bùng nổ gây ra sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu thì theo số liệu Tổng cục thống kê, giày dép được sản xuất từ Việt Nam tăng trưởng tích cực trong 10 năm qua,

tăng trưởng và thay đổi về cơ cấu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu, đặc biệt là phân khúc giày thể thao. Theo đó, trong vòng 10 năm kể từ năm 2010, giày dép da tăng trưởng 67%, giày vải tăng 38,6% và giày thể thao tăng 182,6%. Trong đó khoảng 95% sản lượng giày dép sản xuất dành cho xuất khẩu, hầu hết là các hãng giày nổi tiếng như: New Balance, Nike, Puma, Adidas,Clarks,Reebok, ...

Biểu đồ 2.1: Sản lượng một số sản phẩm giày dép chính của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2019 ( triệu đôi )

100 50.3 49.6 51.1 53.1 55.1 61.5 66 67.8______70.7 0

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

> Giày vải ⅜ Giày dép da ⅜ Giày thể thao

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Hiện nay trong cơ cấu sản phẩm ngành hàng giày dép gia công ở nước ta, mặt hàng giày thể thao luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tốc độ phát triển mở rộng của mặt hàng này tương đối nhanh ở tất cả các thành phần kinh tế và các vùng kinh tế. Nếu năng lực sản xuất vào năm 2010 là 347 triệu đôi thì đến năm 2018 con số này đã là 828,6 triệu đôi. Còn giày dép da trong nước đang vấp phải khó khăn lớn là tỷ lệ nguồn cung ứng nguyên vật liệu nội địa thấp. Đến hết năm 2019, năng lực sản xuất của mặt hàng này là

293,3 triệu đôi chiếm khoảng hơn 20% năng lực sản xuất toàn ngành. Bên cạnh

đó,

mặt hàng giày vải có tốc độ phát triển không đồng đều. Lý do là vì nhu cầu từ

các bạn

hàng đối với mặt hàng này không được ổn định, năm 2010 toàn ngành sản xuất 50,3

Năm Kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ gia công Kim ngạch từ gia công 2ÕT6 13000 73% 9490 ĨÕĨ 14700 71% 10437 2ÕĨ8 16240 66% 10718.4

Sản phẩm giày dép của Việt Nam đã được xuất khẩu tới hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó trên 50 nước có kim ngạch xuất khẩu hơn 1 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính gồm Mỹ, EU, Trung Quốc,...

Tuy nhiên, diễn biến tình hình kinh tế thế giới năm 2020 rất phức tạp, khó khăn cho thương mại quốc tế. Đây là năm thế giới xảy ra nhiều biến động ảnh hưởng đa chiều, phức tạp, và khó đoán định như xung đột thương mại Mỹ - Trung, mâu thuẫn quan hệ kinh tế - chính trị của các nền kinh tế lớn, hơn cả là ảnh hưởng vô cùng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến tất cả các lĩnh vực. Các nền kinh tế lớn đều phải đối mặt với tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vừa qua. Đại dịch Covid-19 gây ra nhưng ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, trong đó xuất, nhập khẩu hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do các nước thực hiện biện pháp đóng cửa biên giới để phòng chống dịch bệnh. Từ những khó khăn trong hoạt động thương mại quốc tế đó, người dân các nước thay đổi thói quen, chuyển sang sử dụng sản phẩm nội địa thay cho sản phẩm nhập khẩu, tâm lí e ngại dịch bệnh.

Năm 2020 nhờ đường lối chỉ đạo đúng đắn của Chính phủ, nước ta đã hoàn thành tốt mục tiêu chống dịch hiệu quả, giữ được nền kinh tế không bị suy thoái trầm trọng trước tình hình dịch bệnh trên khắp thế giới. Cuối năm 2020, một số nước đã sản xuất ra vaccine phòng Covid-19 và bắt đầu tiêm rộng rãi cho người dân để hạn chế tình hình gia tăng của dịch bệnh. Điều này đã giúp tăng niềm tin, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng trở lại. Việt Nam bắt đầu nhận được các đơn hàng từ các thị trường Mỹ và châu Âu, tuy số lượng và đơn giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng thị trường đã có tín hiệu dần hồi phục.

Theo số liệu từ Bộ Công Thương,trong quý I/2021, kim xuất khẩu giày dép các loại tăng 14,59% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 4,79 tỷ USD. Con số này được nhận định là khả quan.

Kim ngạch xuất khẩu giày dép Việt Nam đứng thứ 2 thế giới nhưng trong đó kim ngạch từ hoạt động gia công xuất khẩu giày dép lại chiếm tỷ lệ rất lớn.

Bảng 2.2: Kim ngạch từ hoạt động xuất khẩu và gia công hàng giày dép giai đoạn 2016-2020 (Triệu USD)

1

Khối DN Nội địa 2,52 2,51 2,88 3,43 4,38 3,5

Tổng cả nước 12,07 13 14,7 16,2 4

18,33 16,75

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Hải Quan )

Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép Việt Nam đạt 13 tỷ USD nhưng tỷ lệ gia công của ngành lại chiếm đến 73%, con số này đang ở ngưỡng quá cao, điều này chứng tỏ hầu hết ngành sản xuất giày dép nước ta chỉ là nhận đơn hàng nước ngoài về gia công sau đó xuất ngược trở lại các nước đặt gia công. Tỷ lệ các doanh nghiệp tự mình sản xuất giày dép từ khâu thiết kế, khâu tự chủ nguyên liệu, sản xuất xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ thấp. Đến năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt ngưỡng 14,7 tỷ USD nhưng giá trị kim ngạch từ gia công vẫn trên 70%. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép đạt 16,24 tỷ USD và đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu ngành giày dép đạt 18,33 tỷ USD, tăng 12,81% so với năm 2018. Tuy nhiên từ cuối năm 2019 và sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 trên toàn cầu, nhất là vào 2 thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu EU, đã khiến kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng giày dép chỉ đạt 16,75 tỷ USD, giảm 8,6 % so với năm 2019. Cùng với đó là tỷ lệ gia công mặt hàng giày dép cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2016 tỷ lệ gia công hàng giày dép còn ở 73 % nhưng đến năm 2020 giảm chỉ còn 61 %. Mặc dù tỷ lệ gia công vẫn rất cao nhưng hàng năm nước ta vẫn cố gắng hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ gia công xuống, tăng tỷ lệ nội địa hoá, tự chủ nguồn nguyên liệu

Ngành giày dép là thuộc nhóm những ngành có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta, nhưng "phần bánh" xuất khẩu lại phần nhiều nằm trong tay các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có thể thấy được mặc dù mỗi năm theo số liệu của tổng cục Hải Quan kim ngạch mặt hàng giày dép luôn ở ngưỡng cao nhưng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp , phần lớn đều rơi vào tay các doanh nghiệp FDI .

Bảng 2. 3: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của DN trong nước và DN FDI giai đoạn 2015-2020 (tỷ USD)

vượt trội hơn tổng kim ngạch của các doanh nghiệp giày dép nội địa.

Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu giày dép của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDIgiai đoạn 2015-2020 (tỷ USD)

■ Khối DN FDI BKhoi DN nội địa

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan )

Theo Tổng cục Hải quan, liên tiếp từ năm 2015 đến năm 2020 kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI luôn chiếm từ 76% đến 81% tổng kim ngạch cả nước mặc dù số lượng doanh nghiệp giày dép FDI chỉ chiếm khoảng 40% tổng số lượng doanh nghiệp giày dép cả nước. Doanh nghiệp giày dép Việt Nam có số lượng nhiều hơn nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lao động dưới 300 người, doanh nghiệp trên 1.000 người chỉ chiếm 6%, các doanh nghiệp trong nước chỉ sử

dụng khoảng 40% tổng số lao động ngành giày dép.Trong khi các doanh nghiệp FDI sử dụng 60% số lượng lao động ngành giày dép. Kim ngạch xuất khẩu giày dép chủ yếu thuộc về các tập đoàn đến từ Hàn Quốc, Đài Loan như: Feng Tay, Pou Chen Group, Tập đoàn Yuan Chi, ...Có thể kể đến là công ty TNHH Pou Chen Việt Nam thuộc Pou Chen Group, năm 2016 đã đạt doanh thu hơn 16.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau khi trừ thuế là 220 tỷ đồng. Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chuyên sản xuất giày thể thao chuyên nghiệp và giày dép thông dụng có hợp tác gia công cho các hãng lớn trên thế giới như Nike, Timberland, Adidas, Converse ,.. với số lao động của doanh nghiệp lên đến 80.000 đến 90.000 người. Trên thực tế ở Việt Nam chỉ có các doanh nghiệp FDI tham gia được vào chuỗi giá trị của Nike và Adidas, còn doanh nghiệp Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào. Các doanh nghiệp Đài Loan hay Trung Quốc như Feng Tay, Pou Chen với các nhà máy siêu lớn có sức chứa hàng trăm ngàn nhân công. Doanh nghiệp nội địa Việt Nam sản xuất xuất khẩu như Bình Tiên (Biti’s), Giày Thái Bình (TBS), Nam Bình (Prowin) quy mô không thể bằng các doanh nghiệp nước ngoài này được.

Thực trạng “phần bánh” to luôn rơi vào tay cái doanh nghiệp FDI này không chỉ ở ngành giày dép mà Chính Phủ cũng thấy nhưng không dễ thay đổi vì trước khi mở cửa thị trường, Chính phủ đã không kịp cho các cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư sản xuất đối với các doanh nghiệp nội địa, đến hiện tại Việt Nam đã trong thời kỳ hội nhập không thể có quá nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp trong nước, bản thân doanh nghiệp phải tự mình vươn lên

Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của nhóm doanh nghiệp FDI luôn cao là do các doanh nghiệp liên tiếp tiến hành mở rộng nhà máy hiện có giúp tăng công suất và xây dựng thêm các nhà máy khác, đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài khác bị thu hút đầu tư thêm vào Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội tốt từ những ưu đãi thuế - thành quả mà Chính Phủ Việt Nam đã kí kết các Hiệp định hợp tác kinh tế với các khu vực trên thế giới. Mục đích khi kí kết của Chính phủ là giúp các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập với thế giới, tận dụng hiệu quả được các ưu đãi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, vươn ra thế giới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp giày dép nội địa lại chưa thực sự làm được điều đó, tận dụng được tốt nhất các ưu đãi lại là những doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu, khi đánh giá về dự thảo Quy hoạch phát triển ngành

STT Thị trường 2019 2020 Triệu USD Tỷ trọng (%) Triệu USD Tỷ trọng (%) 1 Hoa Kỳ 6.662 36,3 6.298,3 37,6 2 EU 5.022 274 4.256,2 254 3 Trung Quốc 1.788 9,7 2.073,1 12,4

giày dép Việt Nam tầm nhìn đến năm 2025, cũng chỉ ra các doanh nghiệp nội địa không hưởng lợi nhiều từ các hiệp định thương mại tự do, phần lớn sản lượng xuất khẩu giày dép đến từ nhóm các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có nguồn gốc Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc; Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đều có nền tảng thuộc các tập đoàn lớn của các nước trên thế giới như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... đã có nhiều nhà máy đặt tại cái nước, có nguồn vốn mạnh và hầu như đều đã có lịch sử hợp tác với chuỗi giá trị các hãng giày dép lớn. Vì để được tham gia vào chuỗi giá trị của các tập đoàn lớn còn phụ thuộc vào chính sách riêng của tập đoàn đó. Muốn vào được chuỗi của hãng lớn như Nike hay Adidas thì doanh nghiệp phải có vốn đầu tư từ 30 đến 50 triệu USD hoặc doanh nghiệp muốn trở thành nhà cung ứng phụ trợ cho Nike, Adidas thì doanh nghiệp đó phải có lịch sử hợp tác với hãng rồi. Hiện tại các hãng như Nike còn đang có chủ trương giảm số lượng các nhà cung cấp nguyên phụ liệu đầu vào nên việc kết nạp thêm các doanh nghiệp mới, nhất là các doanh nghiệp Việt Nam vốn chưa từng có lịch sử giao dịch làm ăn nào càng khó khăn .

Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều những khó khăn từ nguồn vốn, từ nguyên liệu, đơn hàng, công nghệ, nhân lực...điều này khiến các doanh nghiệp luôn không tận dụng được ưu đãi thuế, hạn chế trong xoay vòng vốn để mở rộng sản xuất, khó khăn hơn rất nhiều so với doanh nghiệp FDI.

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w