Giải pháp xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 67 - 68)

6. Kết cấu của khoá luận

3.2.6 Giải pháp xây dựng chính sách hỗ trợ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Hiện nay,thông tin thị trường và các vấn đề liên quan đến hàng giày dép đã có nhiều song chưa thực sự đầy đủ và đáng tin cậy.Chúng ta vẫn chưa có hệ thống giám sát và thu thập thông tin,nghiên cứu thị trường,xử lý thông tin nên không có thông tin để cung cấp kịp thời và đầy đủ cho người sản xuất và kinh doanh. Chúng ta còn thiếu một đội ngũ các chuyên gia giỏi chuyên phụ trách việc phân tích thông tin thu thập được để dự đoán tình hình thị trường nhằm đề ra các chính sách và chiến lược chủ động đối phó với những biến động của thị trường trong và ngoài nước.

Đối với nước ta,để thực hiện tốt công tác nghiên cứu và tổ chức hệ thống thông tin thị trường thường xuyên,đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ công thương,Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan ban ngành có liên quan, đặc biệt là sự hợp tác của Hiệp hội Da -Giày-Túi xách Việt Nam.Để phát triển thị trường xuất khẩu, Nhà nước ta cần nâng cao vai trò trong việc mở rộng thị trường thông qua các hoạt động đàm phán ký kết các thỏa thuận song phương và đa phương, định hướng hiệu quả cho các doanh nghiệp phát triển thị trường của mình. Ngoài ra, hệ thống các thương vụ và đại diện thương mại của nước ta đặt tại nước ngoài cũng là đầu mối quan trọng tổ chức thu thập thông tin và cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất cho các doanh nghiệp và người sản xuất.

Để mở rộng được thị trường xuất khẩu và tạo được mối quan hệ làm ăn với nhiều đối tác thì các doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước hay

chỉ ngồi chờ các đối tác tự tìm đến với mình.Các doanh nghiệp phải chủ động trong hoạt động nghiên cứu thâm nhập thị trường nước ngoài.Mỗi doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến hoạt động Marketing, quảng bá sản phẩm, hình ảnh và thương hiệu của doanh nghiệp mình cũng như có biện pháp thích hợp để nghiên cứu, nắm bắt thị trường mục tiêu.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động, tích cực tìm kiếm thị trường, nguồn hàng và vận dụng những kinh nghiệm đã được tổng kết qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu của mình. Trong điều kiện cho phép về vốn và quy mô của doanh nghiệp,cũng nên tổ chức các đoàn công tác đi tiếp thị cho sản phẩm của mình,tổ chức tham quan, khảo sát thị trường, tham gia hội thảo, hội chợ để học tập kinh nghiệm tiên tiến của nước ngoài, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm bạn hàng mới.Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lớn thì nhiệm vụ của bộ phận Thông tin kinh tế và thị trường là hết sức cần thiết.Bộ phận này có nhiệm vụ thường xuyên thu thập thông tin về mặt hàng của mình qua nhiều kênh thông tin khác nhau,cả trong và ngoài nước,qua các thông báo của nhiều tổ chức trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thế giới. Sau khi được thu thập đầy đủ, thông tin sẽ được xử lý và cung cấp cho các đơn vị,cơ quan có liên quan sử dụng vào mục đích điều hành hoạt động sản xuất - kinh doanh và hoạch định kịp thời các chính sách phát triển phù hợp. Ngoài ra,bộ phận Thông tin kinh tế và thị trường của các doanh nghiệp còn phải dựa trên những thông tin đã thu thập và nghiên cứu để phối hợp với bộ phận quảng cáo - marketing để xác định được chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường với những đối tượng người tiêu dùng khác nhau. Thông qua các hoạt động Marketing và quảng bá như thế, người tiêu dùng sẽ biết đến sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn.

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w