ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA GIA CÔNG GIÀY DÉPXUẤT

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 58)

6. Kết cấu của khoá luận

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA GIA CÔNG GIÀY DÉPXUẤT

Adidas mới phải nhập khẩu nguyên chiếc.

Hiện tại,Việt Nam đã chủ động hơn về giá cả trong nhập khẩu nguyên phụ liệu. Nhưng khối lượng nguyên phụ liệu vẫn quá lớn, vừa nhập khẩu nguyên liệu chính vừa nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu khiến cho giá trị gia tăng tạo ra không cao, không hiệu quả .

2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA GIA CÔNG GIÀY DÉP XUẤT KHẨUTẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Thành tựu đạt được

Kim ngạch xuất khẩu giày dép của nước ta nhiều năm liền luôn đứng top của thế giới. Các sản phẩm giày dép sản xuất tại Việt Nam đã có mặt ở trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.Giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép luôn đóng góp lớn vào tổng kim ngạch của cả nước,thuộc nhóm ngành quan trọng của đất nước .

2.3.2. Hạn chế tồn tại

2.3.2.1. Vị trí các doanh nghiệp giày dép Việt Nam trong chuỗi giá trị còn thấp

Việt Nam hàng năm đều có giá trị kim ngạch xuất khẩu giày dép cao,tuy nhiên nền kinh tế vẫn chỉ ở hạng thấp của chuỗi giá trị toàn cầu. Việt Nam có vai trò là công xưởng với hoạt động thế mạnh là may,cắt,dán,đóng từ các nguyên liệu được cung cấp sẵn từ khách đặt hàng. Một đôi giày Nike được bán ở thị trường Mỹ với mức giá 100

USD nhưng lợi nhuận của Việt Nam trên 1 đôi Nike đó chỉ là 22 USD. Lãi như vậy là quá ít so với công sức Việt Nam đã bỏ ra.

Nước ta là nước có sản lượng sản xuất cao su rất lớn trên thế giới,nhưng phần lớn chúng ta chỉ xuất khẩu cao su thô đi, rồi nhập ngược lại cao su đã qua chế biến về, nguyên phụ liệu cao su qua chế biến dùng cho sản xuất giày dép đều phải do các công ty FDI nhập về như Decathlon, Pou Chen.

Tỷ lệ kim ngạch mà các doanh nghiệp FDI tạo cho ngành giày dép Việt Nam là

rất lớn. Tại Việt Nam,Biti,s là một trong số ít các hãng giày dép nội địa tập trung đầu

tư vào các công đoạn khác trong chuỗi giá trị ngoài hoạt động gia công giày dép đơn thuần. Biti’s không chỉ dừng lại ở xây dựng thương hiệu mà còn phát triển đầu tư về thiết kế mẫu mã sản phẩm, tập trung vào nghiên cứu và phát triển (R&D),bỏ ra rất nhiều tiền để đầu tư vào thay đổi công nghệ máy móc sản xuất.. .đã giúp cho Biti’s đã quay lại dẫn đầu thị trường giày dép trong nước. Biti’s Không mang Biti’s ra so sánh với các hãng giày dép có tiếng lâu trên thế giới nhưng thay đổi theo hướng tích cực như vậy cần được nhân rộng và là định hướng phát triển của các doanh nghiệp giày dép khác học hỏi.

Nhìn chung, do các doanh nghiệp nội địa tiến bộ trong sản xuất còn chậm chạm không theo kịp tốc độ hội nhập quốc tế, nên khi khác doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đổ bộ vào tạo áp lực thêm áp lực cho doanh nghiệp nội địa.

2.3.2.2 Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm giày dép còn đang ở mức thấp

Nước ta vẫn phải nhập khẩu các nguồn nguyên, phụ liệu với số lượng lớn.Các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu chưa quy hoạch vùng nguyên liệu riêng cho ngành giày dép,chưa có có quy hoạch phát triển ngành theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó ,các doanh nghiệp sản xuất giày dép cũng không mặn mà mua nguyên liệu nội địa do Bộ Tài Chính vẫn đánh thuế VAT khi mua nguyên liệu nội địa.

2.3.2.3 Vấn đề bất ổn định về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực

Ngành giày dép hiện tại không đòi hỏi quá nhiều nguồn nhân lực có trình độ,tuy nhiên yếu tố về tiền lương cũng như chế độ bảo hiểm chưa tốt,trước đại dịch Covid - 19 hầu như phải làm tăng ca dẫn đến tình trạng lao động bỏ việc sau dịp lễ tết khá phổ biến.

Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp. Đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu về ngành và được đào tạo cập nhật công nghệ mới còn ít,không đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành. Ngoài ra, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế dẫn đến năng suất làm việc kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh đó,các chủ đầu tư chỉ quan tâm đến người lao động có đang ở giai đoạn hiệu quả sử dụng cao nhất không chứ không quan tâm đến quyền lợi của công nhân cũng như bỏ qua nâng cao trình độ công nhân đối với công việc yêu cầu kỹ thuật cao.

Theo dự báo của World Bank, trong 18-20 năm nữa, Việt Nam sẽ bước qua giai đoạn dân số vàng, giá lao động sẽ không còn rẻ nữa. Nếu không còn tìm thấy những tiềm năng ở Việt Nam nữa các doanh nghiệp FDI có thể sẽ dịch chuyển đi các nước khác bất cứ lúc nào. Nếu không có điều chỉnh nâng cao năng lực kịp thời cũng như giảm sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI thì nền kinh tế Việt Nam sẽ gặp ảnh hưởng lớn.

2.3.2.4 Thiếu nguồn vốn đầu tư

Các doanh nghiệp nội địa còn nhiều hạn chế về nguồn vốn,chưa chủ động trong việc huy động vốn,còn nhiều vấn đề trong khâu quay vòng vốn dẫn đến việc luôn đi sau các doanh nghiệp FDI.

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ngành giày dép Việt Nam tồn đọng hạn chế:

- Hàm lượng mô hình gia công của Việt Nam còn quá nặng nề và hầu như chỉ là hoạt

động gia công đơn giản.Tỷ lệ gia công quá cao và mức độ giảm còn chậm. - Các doanh nghiệp phụ trợ chưa thể đáp ứng về các tiêu chuẩn kĩ thuật về chất

lượng

sản phẩm cũng như nguồn nguyên liệu đầu vào,các ngành công nghiệp phụ trợ của

trong nước không làm tròn vai trò hỗ trợ đầu vào cho ngành kinh tế quan trọng của đất

nước.Ví dụ như:nước ta có lợi thế về cao su nhưng chỉ có thể sản xuất nguyên liệu cao

này lại tạo một gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp sản xuất,không có tác dụng hỗ trợ hay khuyến khích mua vật tư nội địa. Thay vào đó các doanh nghiệp sẽ chọn nhập khẩu nguyên phụ liệu .Cụ thể, theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, một đôi giày có giá trung bình là 14 USD, sẽ có giá trị nguyên liệu,phụ liệu khoảng 6-7 USD. Đối với một doanh nghiệp có quy mô trung bình, sản xuất một năm khoảng 5,5 triệu đôi/ năm thì tổng chi phí nguyên liệu, phụ liệu là 35,75 triệu USD/ năm. Nếu doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu vật tư từ nước ngoài sẽ không phải chịu thuế VAT. Tuy nhiên, mua toàn bộ nguồn vật tư nội địa sẽ phải nộp khoảng 3,58 triệu USD tương ứng 82,34 tỷ đồng/ năm.Nếu đi vay với lãi suất 6,5% một năm thì doanh nghiệp sẽ tốn thêm chi phí tài chính 5,35 tỷ đồng.Nếu 900 triệu đôi giày xuất khẩu mỗi năm, chi phí tài chính có thể lên đến hơn 800 tỷ đồng/ năm toàn ngành.

-Các doanh nghiệp giày dép Việt Nam còn chưa thực chú trọng vào công tác đào tạo , phát triển nguồn nhân lực,chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo để nâng cao trình độ.Mặt khác, phần lớn nguồn nhân lực ngành giày dép cũng không chủ động nâng cao trình độ,xin việc rồi mới học nghề thay vì học nghề trước khi tham gia làm việc. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp còn ít các chính sách hỗ trợ công nhân,không đủ để giữ chân nhân công.

-Nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn do các hợp đồng khi kí kết với đối tác đặt gia công đều là các hợp đồng thực thi thực thanh,sau khi gia công sẽ được thanh toán những chi phí thực tế đã bỏ ra trong quá trình gia công cộng với tiền thù lao gia công.Do đó, khi các doanh nghiệp phải đợi sau khi hoàn thành đơn hàng mới được thanh toán dẫn đến thiếu vốn để mua nguyên liệu, nhập nguyên phụ liệu sản xuất, phát sinh ra doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng, gánh thêm lãi suất cộng với lợi nhuận ít ỏi cũng dẫn đến việc chậm đổi mới dây chuyền,thiết bị công nghệ, dẫn đến giảm hiệu quả trong sản xuất, khó đuổi kịp các doanh nghiệp FDI.Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới khiến các doanh nghiệp không có đơn hàng cũng như tồn đọng những đơn hàng cũ do không thể xuất khẩu trở lại nước đặt gia công khiến khâu thanh toán ảnh hưởng và cũng trực tiếp ảnh hưởng đến nguồn vốn khi muốn nhận các đơn hàng mới.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đưa ra được số liệu kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng giày dép những năm gần đây trong đó chỉ rõ thực trạng của kim ngạch từ gia công xuất khẩu. Tổng hợp được các thị trường Việt Nam xuất khẩu giày dép sang và các thị trường Việt Nam nhập khẩu máy móc trang thiết bị cũng như nguyên phụ liệu sản xuất giày dép về. Từ các số liệu thực tế xem xét cũng như phân tích các yếu tố tình hình cung cấp cũng như điều kiện sản xuất mặt hàng giày dép đang tồn tại những thuận lợi, những khó khăn. Xác định được thực trạng ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành giày dép từ đó cô đọng lại thành các đánh giá rõ ràng tồn tại trong thực trạng ngành giày dép về các thành tựu,hạn chế và nguyên nhân.Nội dung phân tích chương 2 để có thể xây dựng định hướng giai đoạn tới cho ngành cũng như đưa ra được các giải pháp cải thiện hoạt động gia công xuất khẩu và phát triển ngành sản xuất giày dép tại chương 3.

CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠI ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU GIÀY DÉP VÀ PHÁP TRIỂN NGÀNH SẢN XUẤT

GIÀY DÉP CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI NGÀNH GIÀY DÉP 3.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành giày dép

Mục tiêu phát triển ngành là phát triển ngành công nghiệp giày dép thành ngành kinh tế mũi nhọn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cả trong nước và hướng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động,tạo nguồn thu ngoại tệ. Hệ thống quản lý đảm bảo đáp ứng chất lượng chuẩn ISO 9000.

Thời gian tới, ngành giày dép cần định hướng phát triển theo cả 2 hướng là làm hàng xuất khẩu và làm hàng nội địa thông qua làm chủ công nghệ và thiết kế để phát triển đủ chuỗi giá trị gia tăng. Cũng theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam, ngành giày dép xuất khẩu của Việt Nam đang phấn đấu trở thành một trung tâm có trình độ quốc tế về sản xuất giày dép giá trị cao tại khu vực. Ngành giày dép đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển đến 2035. Theo giới kinh doanh giày dép, căn cứ để định hướng cho giai đoạn tới là phải chỉ ra được những điểm yếu của ngành và đề ra phương hướng giải quyết. Hướng phát triển của giày dép Việt Nam có thể theo 2 hướng là thứ nhất, vẫn có thể giữ nguyên được vị thế xuất khẩu lớn thứ 2 của châu Á như hiện nay và thứ hai, các doanh nghiệp trong nước cần đầu tư dần chiếm lĩnh 50 - 70% thị trường nội địa thông qua việc phát triển kênh phân phối và thương hiệu.

3.1.2 Phương hướng phát triển đối với ngành giày dép

Trước hết, phương hướng phát triển của ngành giày dép là quy hoạch vùng nguyên liệu để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ,tăng tỷ lệ nội địa hoá, thoát ly khỏi vật tư nhập khẩu, giảm dần tỷ lệ gia công, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Giai đoạn hai, ngành sẽ tập trung phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp thiết kế, tạo mẫu mã sản phẩm. Ngành hướng tới xuất khẩu hướng chuyển từ gia công sang tự sản xuất, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng, có giá trị thương phẩm cao. Trên đà phát triển ngành phụ trợ phấn đấu tăng tỷ lệ dùng nguyên phụ liệu nội địa đạt 80% vào năm 2035;giảm dần mức nhập khẩu da sơ chế đến năm 2030.

Đồng thời kết hợp với ngành dệt - may, tăng cung ứng các loại vải đáp ứng nhu cầu sử dụng trong sản xuất giày dép. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia sản xuất nguyên liệu mũ giày(giả da PU, giả da PVC,...).Đặt mục tiêu phấn đấu phát triển công nghệ, cập nhật những thiết bị máy mới nhất phục vụ chuỗi giá trị, đặc biệt là máy móc ở khâu hoàn thiện sản phẩm kết hợp nâng cao chuyên môn quản lý nguồn nhân lực đủ năng lực thích ứng với thay đổi công nghệ mới nhất trên thị trường.

3.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG XUẤT KHẨU GIÀYDÉP VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIÀY DÉP CÁC DOANH NGHIỆP DÉP VÀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT GIÀY DÉP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

NAM

3.2.1 Giải pháp nâng cao chuỗi giá trị toàn cầu ngành giày dép Việt Nam

Để các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu thì cần phải sản xuất giày dép dưới dạng sản xuất thiết kế gốc ODM (Original design manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc OBM (Own brand manufacture).

Để nâng giá trị gia tăng cho sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phát triển dần những sản phẩm có hàm lượng chất xám, hàm lượng nhân công cao, nâng tỉ lệ nội địa hóa. Chẳng hạn một đôi giày giá thành 10 USD, lương nhân công chỉ 1 USD thì giá trị rất ít; cũng đôi giày đó mà tiền công 2 - 3 USD thì sẽ đem thêm giá trị.

Bên cạnh đó, cố gắng nhận đơn hàng trực tiếp, thay vì nhận qua trung gian từ Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc như hiện nay. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần làm chủ chuỗi cung ứng và thoát dần ra khỏi gia công, nâng cao phát triển sản phẩm, tham gia vào các khâu làm mẫu, thiết kế chứ không chỉ dừng lại ở khâu gia công đơn giản như hiện tại.

Để vào được chuỗi cung ứng toàn cầu đòi hỏi phải chấp nhận rủi ro, kiên trì và vốn đầu tư. Bên cạnh đó là đội ngũ về quản lý, đội ngũ các chuyên gia hàng đầu về ngành, đầu tư máy móc công nghệ hiện đại và các nhà máy sản xuất đủ lớn. Đã có một số công ty trong nước làm được bằng cách đầu tư vốn và thuê quản lý nước ngoài, dù số lượng còn khá ít như Giày Thái Bình (TBS Group) đã vào được chuỗi của hãng giày Skecher.

riêng cho ngành giày dép. Các trung tâm nguyên, phụ liệu có thể chú trọng xây dựng thêm ở các tỉnh thành như Hà Tây, Hải Phòng, Bình Dương,.. .nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất giày dép lớn của đất nước. Đến năm 2035 phát triển được 3 - 4 dự án sản suất phụ tùng,thiết bị, khuôn mẫu rải rác từ Bắc vào Nam để đáp ứng được nhu cầu nội địa.

Lên kế hoạch di rời khẩn cấp các doanh nghiệp có cơ sở thuộc da ở các khu dân cư vào các khu công nghiệp sau đó ứng dụng kiến thức đã được học qua những khoá đào tạo của Viện Nghiên cứu Da - Giày sử dụng các hoá chất thuộc da thân thiện với môi trường cùng cập nhập sử dụng các dây truyền công nghệ hiện đại làm giảm ô nhiễm của các doanh nghiệp, cơ sở thuộc da, sản xuất nguyên phụ liệu da. Các trang trại nuôi bò lấy da cần được mở rộng phát triển hoặc thành lập các hợp tác xã, sau đó phát triển mạng lướt thu mua lại các nguyên liệu da về các cơ sở, doanh nghiệp chế biến.

Các doanh nghiệp ngành công nghiệp phụ trợ phải liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã sản xuất nguyên liệu thô để chắc chắn được nguồn cung ứng, chất lượng nguyên liệu và chính sách giá cả thu mua hợp lý bởi vì nền tảng của sự hợp tác luôn là đôi bên cùng có lợi. Các doanh nghiệp sản xuất giày dép phải cập nhập nhu cầu nguyên liệu đầu vào của mình thường xuyên với các doanh nghiệp phụ trợ để tối ưu nguồn nguyên liệu, tránh trường hợp có nguyên phụ liệu thừa quá nhiều cũng có nguyên phụ liệu bị

Một phần của tài liệu 141 gia công quốc tế và thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp việt nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w