6. Kết cấu của khoá luận
1.2.5.2 Đối với bên nhận gia công
Thứ nhất, tăng thu nhập quốc dân đặc biệt là tăng nguồn thu ngoại tệ
Thứ hai, thông qua hoạt động gia công xuất khẩu, hàng triệu việc làm được tạo ra cho người lao động
Thứ ba, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước nhanh chóng thích ứng với đòi hỏi của thị trường thế giới, góp phần cải tiến các quy trình sản xuất trong nước theo kịp trình độ quốc tế. Tham gia vào hoạt động gia công quốc tế, chúng ta cần phải dần dần cải thiện hệ thống máy móc, trang thiết bị, quy trình sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu của đối tác, đồng thời lâu dài sẽ tự mình xuất đi những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có uy tín trên trường quốc tế.
Thứ tư, tạo điều kiện thâm nhập thị trường các nước tránh những biện pháp hạn chế nhập khẩu do các nước đề ra: khi tham gia vào hoạt động kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia có thể lựa chọn cho mình chính sách mậu dịch tự do hoặc chính sách bảo hộ mậu dịch. Sử dụng chính sách mậu dịch tự do đồng nghĩa với việc Nhà nước không can thiệp vào quá trình điều tiết ngoại thương mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa. Thực hiện
chính sách mậu dịch tự do làm cho nền kinh tế dễ rơi vào hiện tượng khủng hoảng, phát triển mất ổn định, bị lệ thuộc vào tình hình chính trị bên ngoài; những nhà sản xuất kinh doanh trong nước phát triển chưa đủ mạnh thì dễ dàng bị phá sản trước sự tấn công của hàng hóa nước ngoài. Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới ngay cả những nước có nền kinh tế mạnh nhất như Mỹ, Nhật đều không thực hiện chính sách này với tất cả các ngành hàng mà chỉ thực hiện sự tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh cạnh tranh được với hàng hóa nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định. Chính sách bảo hộ mậu dịch phổ biến với những biện pháp thuế và phi thuế như: thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật để hạn chế hàng nhập khẩu. Lấy ví dụ với thị trường Mỹ là quốc gia có hệ thống pháp luật và cơ chế quản lý hàng nhập khẩu rất phức tạp, đặc biệt là cơ chế quản lý hàng dệt may, hàng nông sản thực phẩm. Hàng rào bảo hộ thị trường Mỹ hết sức tinh vi: Mỹ sử dụng luật chống bán phá giá, các rào cản kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên vật liệu để sản xuất nguồn hàng, các biện pháp khiến đối tác phải tự hạn chế xuất khẩu vào Mỹ, áp dụng đạo luật chống bán phá giá. Song, nếu chúng ta chỉ là bên gia công thì không cần phải chú ý nhiều tới những rào cản mà các quốc gia áp đặt tới nước xuất khẩu trực tiếp.
Thứ năm, khắc phục khó khăn do thiếu nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, tranh thủ vốn và kỹ thuật nước ngoài: mặc dù dệt may và giày dép là những ngành mang lại nguồn thu lớn cho Việt Nam nhưng chúng ta mới chỉ xuất khẩu sản phẩm đi với tư cách gia công