6. Kết cấu của khoá luận
2.2.2.5 Cơ cấu nhân lực ngành giày dép vànăng suất lao động của nhân công.
Cơ cấu nhân lực của ngành giày dép
Giày dép là một ngành luôn có số lượng lao động đông đảo. Tính đến đầu năm 2019, có hơn 1 triệu nhân công làm việc tại các nhà máy sản xuất giày dép. Trong số đó đến khoảng 85% là nữ giới xuất thân từ nông thôn, trình độ học vấn đa phần thấp. Những nhân công này chưa có bất cứ kiến thức chuyên môn nào về sản xuất giày dép. Họ thường phải tham dự khóa đào tạo cơ bản trong hai tuần để bắt đầu có thể thực hiện công việc trong các công xưởng, nhà máy. Ưu điểm của các công nhân nữ này là cần cù, chịu khó nhưng lại không được đào tạo bài bản cũng như khả năng lao động trong môi trường ồn ào, nóng bức kém.Theo Hiệp hội Da- Giày - Túi Xách Việt Nam, các chủ doanh nghiệp thường không quan tâm nhiều đến việc huấn luyện và đào tạo này. Sau khóa ngắn hạn đó, những người mới đến bắt đầu làm việc trong các nhà máy và tại đây, những người có kinh nghiệm tuổi nghề hơn sẽ hướng dẫn thêm cho họ. Số ít bộ phận lao động đã được qua đào tạo đến từ các trường dạy nghề nhưng chiếm tỷ trọng ít ỏi trong cơ cấu lao động của ngành.
Lao động trực tiếp là các công nhân trực tiếp sản xuất của ngành chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu tổ chức nguồn lực của ngành. Ngành giày dép tại Việt Nam phần lớn vẫn là gia công giày dép cơ bản, sử dụng chính vẫn là lao động chân tay chứ không phải máy móc, trình độ học vấn thấp và trung bình và đều chưa qua đào tạo. Do yếu kiến thức chuyên môn dẫn đến năng suất lao động của ngành giày dép Việt Nam thấp hơn các quốc gia khác trong khu vực. Do lực lượng lao động của ngành giày dép trình độ chuyên môn còn thấp, lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nên hoạt động sản xuất vẫn còn nhiều công đoạn, không thể tự động hoá vì yêu cầu trình độ cao. Số công nhân có trình độ tay nghề bậc 4, bậc 5 chiếm hơn 30% trong cơ cấu lao động, bậc 6, bậc 7 chỉ chiếm 5% trong cơ cấu, số lượng lớn còn lại là những lao động chỉ qua các lớp đào tạo tay nghề từ 2 tuần đến 6 tháng tuỳ thuộc vào doanh nghiệp tổ chức.
Năng suất lao động
Tổ chức Năng suất châu Á (APO) đưa ra báo cáo năm 2020,năng suất lao động của lao động Việt Nam tụt hậu 10 năm so với Thái Lan,60 năm so với Nhật Bản. Năng suất lao động thấp hơn 3 lần so với Thái Lan, 4 lần so với Trung Quốc và 26 lần so với Sing-ga-po. Công nhân trình độ văn hoá thấp cũng ảnh hưởng đến năng suất lao động,khả năng tiếp cận và sử dụng các dây chuyền máy móc hiện đại,mất thời gian
đào tạo. Đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu về ngành và được đào tạo để cập nhật công nghệ mới còn ở số lượng ít, không đáp ứng đủ để phục vụ nhu cầu phát triển ngành.
2.2.2.6 Các ngành công nghiệp phụ trợ
Nguyên phụ liệu vẫn luôn là vấn đề nan giải với các doanh nghiệp giày dép vì ngành giày dép ngoài nguyên liệu chính ra cần rất nhiều nguyên phụ liệu khác kèm theo. Các nguyên liệu chính để sản xuất mặt hàng giày dép là da,giả da, cao su,đế giày;các nguyên liệu phụ trợ gồm: chỉ khâu, gót, keo dán, cúc...Doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một số nguyên phụ liệu như dây giày, nhãn mác, ren, ..những phụ kiện tinh xảo hơn hay các vật trang trí còn chưa chú trọng như các sản phẩm nhựa có xi mạ: móc, khoen những thứ phục vụ cho sản phẩm giày trẻ em, giày nữ.
Theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam,số lượng doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của nước ta cập nhật đến đầu năm 2019 là 129 doanh nghiệp. Đầu tư phát triển ngành nguyên phụ liệu cần vốn đầu tư lớn và là kế hoạch phát triển dài hạn. Vì quá quen thuộc với việc chỉ nhận đơn hàng gia công, khách hàng sẽ cung cấp hết hầu hết nguyên vật liệu nên doanh nghiệp Việt Nam còn bị động trong việc tìm nguồn nguyên phụ liệu trong nước.Riêng với ngành giày dép, chưa có quy hoạch vùng nguyên liệu riêng cho ngành,chưa có có quy hoạch phát triển ngành theo chuỗi giá trị. Một doanh nghiệp đầu tư riêng lẻ để ủng hộ ngành nguyên phụ liệu nội địa là điều không thể, nguồn vốn cần để thực hiện là quá lớn. Gia công xuất khẩu giày của nước
ta chủ yếu vẫn theo dạng “giao nguyên liệu chính, nhận thành phàm" nên khoảng 60%
nguyên phụ liệu phải đi nhập khẩu của nước thứ ba.Những năm gần đây,Chính phủ cũng đã có những động thái quan tâm đến ngành công nghiệp phụ trợ cụ thể như Viện
Nghiên cứu Da - Giày thực hiện đề án: “Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý,công nhân kỹ
thuật về thực hành kỹ thuật và quản lý sản xuất da thuộc đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành Da - Giày Việt Nam" thuộc chương trình phát triển Công Nghiệp Hỗ Trợ năm 2019 do bộ Công Nghiệp, Bộ Công Thương chủ trì.Trong khoá đào tạo,Viện Nghiên cứu Da Giày đã mời Ông Sam Goh Qing Sheng là chuyên gia thuộc da đến từ Sing-ga-po cùng các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực da-giày trên toàn quốc đến để chia sẻ, hướng dẫn về các loại hoá chất thuộc da mới,thân thiện với môi trường, nâng cao độ an toàn của các sản phẩm gia thuộc, từ đó chất lượng cũng
tăng thêm. Học viên cán bộ quản lí từ các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu hay thương mại trong ngành giày dép cả nước sau khi hoàn thành khoá đào tạo trở về doanh nghiệp truyền đạt lại cho cán bộ nhân viên trong nội bộ công ty,giúp nâng cao kĩ năng quản lí sản xuất quản lí chất lượng da cũng như giảm thiểu được tác hại đến với môi trường.Các công nhân kỹ thuật từ lý thuyết cơ bản được cải thiện nâng cao hơn về kỹ thuật sản xuất da thuộc, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng hơn sẽ được sản xuất nhiều hơn.
Các thị trường nhập khẩu chính bao gồm Trung Quốc, Thái,Ý,Hàn Quốc.Khi nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc,các doanh nghiệp giày dép Việt Nam vẫn phải chịu thuế nhập khẩu là 5% - 20%,đặc biệt mặt hàng đế giày là 20%,trong khi từ năm 2015,sau lộ trình giảm thuế của hiệp định ACFTA thì một đôi giày nhập của Trung Quốc về Việt Nam chỉ còn 0% thuế. Như vậy khi nhập khẩu trực tiếp giày dép thành phẩm từ Trung Quốc sẽ có ưu thế hơn so với nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc về nước rồi sản xuất,vô tình trở thành khuyến khích nhập khẩu mặt hàng giày dép từ Trung Quốc.
Da và giả da: nhu cầu da thuộc của toàn ngành khoảng 900.000 tấn năm 2019, nhưng thực tế các doanh nghiệp sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Đối với chất liệu giả da - nguyên liệu thường được sử dụng cho mặt hàng giày thể thao, cũng phải nhập khẩu 80% nguyên liệu. Giai đoạn từ năm 2016 - 2019, hàng năm tổng sản lượng nhập khẩu da thuộc dao động từ 1,5 đến 1,6 tỷ USD. Năm 2020 do ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, giảm đơn hàng nên sản lượng nhập khẩu da thuộc chỉ là 1,3 tỷ USD.
Nguyên liệu vải:vải trong ngành dệt năng lực không phải nhỏ,tuy nhiên lại chỉ đủ để đáp ứng cho ngành dệt may.Loại vải ngành dệt sản xuất ra chủ yếu là vải lót 100% cotton sử dụng làm lót giày, vải colico dùng trong giày thể thao, giày vải cấp thấp.Tuy nhiên vải sản xuất ra chất lượng không đồng đều, hay có sự chênh lệnh với vải mẫu, nên vải này chỉ dùng làm giày,dép ở phân khúc giá thấp, phục vụ thị trường không yêu cầu cao.
Cao su: cao su là nguyên liệu dùng cho sản xuất các chi tiết đế giày và làm keo dán. Nước ta là có thể cung cấp sản phẩm cao su tự nhiên trong sản xuất giày dép nhưng cao su tổng hợp như SBR,BR vẫn phải nhập khẩu.
Đếgiày:một đôi giày có thể cùng sử dụng rất nhiều loại đế như đế ngoài,đế giữa, lót gót,đệm mũi.. .và mỗi loại giày lại đòi hỏi một loại đế khác nhau.Để tạo ra được đế giày thuần cao su, thuần TPR,xop EVA cho giày thể thao,đế lót giữa cho giày vải và giày nữ cần phải có các loại nguyên liệu là cao su tự nhiên và CaCO3 (có sẵn trong nước),còn các nguyên liệu hóa chất khác như TiO2, ZnO,cao su tổng hợp,các phụ gia, chất tạo màu lại phải nhập khẩu.Các loại đế thuần TPU,thuần da, đế EVA,các loại đệm không khí chúng ta đang phải nhập khẩu hoàn toàn.Với giày nữ,các loại đế như PVC, TPR, ABS, PS, PUR đều được sản xuất ở Việt Nam nhưng nguyên liệu được nhập theo hình thức gia công.Còn với mặt hàng giày thể thao,chỉ với một số loại đế phục vụ cho sản xuất các giày thể thao cấp thấp trong nước thì được sản xuất,còn lại hầu hết phải nhập khẩu.Để được hưởng các ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu đế giày,Việt Nam thường không nhập khẩu đế giày hoàn chỉnh mà nhập khẩu các chi tiết của đế rồi mới