Tùy từng loại hình doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh riêng mà các biện pháp nâng cao KNSL cho doanh nghiệp cũng khác nhau. Nhưng nhìn chung, lợi nhuận vẫn là nhân tiên quyết để năng cao khả năng sinh lời trong doanh nghiệp. Mà lợi nhuận của doanh nghiệp cấu thành từ hai nhân tố là tổng doanh thu và tổng chi phí, vì vậy có thể nói, nên để nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp nâng cao doanh thu và giảm thiểu chi phí.
1.2.2.1. Biện pháp nâng cao doanh thu trong doanh nghiệp
Một là, phát triển mạng lưới kinh doanh và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ khiến cho khách hàng có thể lựa chọn tùy ý để thỏa mãn nhu cầu. Bên cạnh đó là phát triển hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm hoàn thiện hệ thống phân phối và nghiên cứu thị trường.
Hai là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện để tăng hiệu quả kinh doanh, tăng cường tổ chức các hoạt động kinh doanh và quản trị lao động, phân rõ nhiệm vụ cho từng bộ phận và có chế độ khen thường hợp lý để khuyến khích nâng cao hiệu quả lao động.
Ba là, thành lập bộ phận Marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong việc đưa ra các chiến lược phát triển. Hiệu quả của công tác này được nâng cao có nghĩa là doanh nghiệp càng mở rộng nhiều thị trường, sản phẩm tiêu thụ nhiều góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình quảng cáo, khuyến mại
thu hút khách hàng, thành lập phòng ban riêng để nghiên cứu thị trường và có các chiến lược marketing hợp lý.
Bốn là, có chiến lược đúng đắn trong sử dụng nguồn nhân lực, thường xuyên cho nhân viên tham gia vào các cuộc hội thảo trong và ngoài nước để học tập kinh nghiệm quản lý. Cùng với đó là tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ. Tăng chất lượng sản phẩm tương đối với tăng năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế trên một đơn vị chi phí đầu vào, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí sản xuất. Nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm là, tăng cường liên kết kinh tế, liên tục mở rộng mạng lưới với khách hàng, cần nắm bắt thông tin và nhu cầu khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Tăng cường mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng cũng như khách hàng mới.
Sáu là, tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, xây dựng phần cứng (kỹ thuật) và phần mềm (nội dung) của trang web nhằm đảm bảo thông tin trên mạng và trong sử dụng nội bộ được đầy đủ, kịp thời, chính xác. Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao chất lượng phục vụ, quản lý tốt thông tin khách hàng, nguồn nhân lực.
Bảy là, tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả hơn, điều chỉnh cơ cầu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu và giảm dần tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý, hiệu quả trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý tài chính của nhà nước. Để sử dụng vốn có hiệu quả, doanh nghiệp phải giải quyết tốt các công việc như thu hồi nợ từ các đơn vị khác và tăng tốc độ luân chuyển vốn. Có như vậy mới cần đổi cơ cấu vốn kinh doanh của các doanh nghiệp và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra trong môi trường cạnh tranh đang ngày càng khốc liệt như hiện nay.
1.2.2.2. Biện pháp tiết kiệm chi phí trong doanh nghiệp
Một là, đầu tư đổi mới kỹ thuật, cải tạo dây chuyền công nghệ, ứng dụng các thành tựu tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Việc đầu tự đòi hỏi vốn dài hạn lớn, doanh nghiệp cần có biện pháp cụ thể khai thác các nguồn vốn phục vụ đầu tư.
Hai là, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và năng lực quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, hạn chế tối đa các thiệt hại, tổn thất trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Bốn là, tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát tài chính đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn vậy doanh nghiệp phải xây dựng định mức và kế hoạch chi phí. Cụ thể như định mức nguyên vật liệu, định mức lao định mức các chi phí khác. Đồng thời phải xác Ai dung và phạm vi sử dụng chi phí để quản lý cho phù hợp. Tiến hành phân tích đánh giá tình hình quản lý chi phí để có An pháp điều chỉnh kịp thời. Thực hiện các biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích việc tiết kiệm chi phí đối với người lao động.
1.2.2.3. Biện pháp khác
Quản lý cơ cấu vốn hợp lý để đem lại hiệu quả tốt
Cơ cấu vốn đóng vai trò quan trọng tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cùng một đồng vốn đưa vào kinh doanh, nếu có cơ cấu không tốt, không tận dụng được các đòn bẩy hoạt động, tài chính hay tổng hợp sẽ không thể đem về nhiều lợi nhuận cho công ty. Ngược lại, nếu công ty có một cơ cấu vốn tối ưu, tận dụng tốt các đòn bảy, một đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ mang về cho công ty nhiều lợi nhuận hơn. Đồng nghĩa với việc chi phí công ty phải bỏ ra cho việc sử dụng vốn sẽ thấp hơn nếu công ty tận dụng tốt các đòn bẩy mà đặc biệt là đòn bẩy tài chính.