2.1.1. Giới thiệu chung
- Tên tổ chức: Công ty TNHH Mitsui Việt Nam - Tên tiếng anh: Mitsui & Co. Viet Nam Ltd - Tên Viết tắt: MVN
- Trụ sở chính: Lầu 12, Tòa nhà Time Square, 57-69 Đồng Khởi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Chi nhánh: Tầng 9, phòng 903, Toà nhà Sun Red River, số 23 Phan Chu Chính, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại : (84-28) 38292604 - Fax: (84-28) 38290429
- Website: không có
- Vốn điều lệ: 20.000.000 USD ≈ 468.000.000.000 VND
- Giấy phép thành lập: 0100-01-008767 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 8/4/2019 ( lần đầu ngày 20/12/2006)
- Giấy phép hoạt động: 0304857572 -do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 28 /07/2006
- Giấy CNĐKKD: 0304857572 - do UBND TP.HCM cấp ngày 30/06/2015 (lần đầu ngày 20/12/2006)
- Tài khoản: 3640USDORD433012 tại ngân hàng MUFG BANK, LTD., chi nhánh Hồ Chí Minh
- Mã số thuế: 0304857572
Công ty TNHH Mitsui Việt Nam là một trong các tập đoàn đầu tư và thương mại toàn cầu lớn nhất thế giới. Với mạng lưới hoạt động lớn mạnh, trải rộng trên 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, sở hữu một danh mục kinh doanh đa ngành nghề, tập đoàn đã thiết lập và duy trì quan hệ đới tác sâu rộng với nhiều công ty, trong đó có các doanh nghiệp thanh công nhất thế giới.
Các thành tích nổi bật trong dài hạn của Công ty được thể hiện trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi có nền tảng vững chắc và vẫn đang không ngừng mở rộng
nhưng Năng lượng và Tài nguyên, Máy móc và Cơ sở hạ tầng, Hóa chất, kết hợp với các lĩnh vực kinh doanh đổi mới và sáng tạo mạnh mẽ như Chăm sóc sức khỏe, Môi trường, Dịch vụ di chuyển, Dinh dưỡng và Nông nghiệp, Bán lẻ và Dịch vụ.
Chiến lược tổng thế của Công ty được xây dựng nhằm đáp ứng những cấp bách mang tính toàn cầu và ngày càng gia tăng như phát triển bền vững, tạo ra một xã hội thân thiện với môi trường, cải thiện chất lượng cuộc sống và cung cấp nguồn sản phẩm thiết yếu có tinh bền vững.
Hoạt động với tôn chỉ: “Local Depth For Global Reach, Global Reach For Local Depth - Vững nội địa để vươn toàn cầu, vươn toàn cầu để đi sâu nội địa” khối các công ty Mitsui tại Châu Á - Thái Bình Dương kết nối hoạt động kinh doanh của công ty xuyên suốt các khu vực Tây Nam Á, Đông Nam Á và Châu Đại Dương, bao phủ lên các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới.
Với con số doanh thu tính đến ngày 31/03/2020 là 3.6 tỷ USD, đội ngũ các chuyên gia trên khắp thế giới của công ty đang tiếp tục nỗ lực để kết hợp kinh nghiệm lâu năm có được tại các địa phương với mạng lưới toàn cầu rộng lớn và kỹ năng kinh doanh phong phú, để cung cấp các giải pháp thật sự sáng tạo và toàn diện cho các đối tác của Công ty.
Công ty thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của con người trong khu vực có nền văn hóa đá dạng này. Cùng với các đối tác, chúng tôi nỗ lực để cùng tạo nên các hoạt động kinh doanh hướng tới tăng trưởng bền vững, đóng góp vào sự phát triển của quốc gia và nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển tại Việt Nam
1890 - Tiền thân Mitsui & Co. phái cử nhân viên tới Sài Gòn nghiên cứu thị trường gạo.
1956 - Mitsui & Co. bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam với tư cách pháp nhân Shinwa Bussa.
1991 - Thành lập văn phòng đại diện Mitsui & Co. tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2006 - Thành lập Công ty TNHH Mitsui Việt Nam
Trưởng phòng Nhân viên kinh doanh Điều phối viênkinh doanh
2009 - Đầu tư vào MOCAP (nay là Relia) và J/V Sunrise Logistics Co., Ltd (nay là MGLV).
2010 - Thành lập Chi nhánh Công ty TNHH Mitsui Việt Nam tại Hà Nội. 2011 - Đầu tư vào Công ty Cổ phần Vật Giá Việt Nam.
2013 - Đầu tư vào Công ty Thủy San Minh Phú Hậu Giang. 2014 - Đầu tư vào Công ty Cổ phần Quốc tế Telehouse Việt Nam.
2017 - Tại diễn đàn APEC diễn ra tại Việt Nam, Công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với Petro Việt Nam về dự án Block B và chuỗi cung ứng khí.
2017 - Tổng Giám Đốc của Mitsui Việt Nam có cuộc họp với Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nằng.
2019 - Tăng vốn đóng góp tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.
2019 - Trong chuyến thăm tới Việt Nam, ông Yasunaga - Chủ tích kiêm CEO của Mitsui & Co. đã gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc) tại Hà Nội.
2020 - Tổng Giám Đốc của Mitsui Việt Nam gặp gỡ Bộ trưởng - Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ và Ngài Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam để trao đổi về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản.
2.1.3. Tổ chức bộ máy
Cơ cấu bộ máy của công ty chia theo các phòng ngành kinh doanh mà công ty hoạt động như phòng Hóa chất, phòng Thực phẩm,... và các phòng chức năng vận hành hoạt động của công ty như phòng Nhân sự,.
Quản lý toàn bộ công ty là Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người Nhật, được công ty mẹ tại Nhật điều sang theo nhiệm kỳ 3 năm một lần. Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh và vận hành của công ty trong nhiệm kỳ đó. Là người sẽ đặt ta mục tiêu kinh doanh trong nhiệm kỳ và đảm bảo hoàn thành mục tiêp đó.
Trưởng phòng kinh doanh phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh đó - là người chịu trách nhiệm về toàn bộ doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh của phòng theo mục tiêu từ Tổng giám đốc.
Dưới các trưởng phòng là phó phòng tùy quy mô nhân sự các phòng - là nhân viên chính thức của công ty và đã làm việc được ít nhất 3 năm, có chức năng giúp việc cho Trưởng phòng và nhận ủy quyền từ Trưởng phòng.
Các nhân viên kinh doanh trong các phòng chức năng (trừ phòng hành chính tổng hợp) - là nhân viên chính thức của công ty có nhiệm vụ trực tiếp tham gia vào các hoạt động vận hành và kinh doanh của công ty. Có trách nhiệm hoàn thành mục tiêu do Trưởng phòng đặt ra cho phòng.
Các điều phối viên kinh doanh - Là nhân viên mới chính thức của công ty. Thực hiện các yêu cầu từ Trưởng phòng trực thuộc.
Sờ đồ 1.1 - Cơ cấu tổ chức bộ máy công ty TNHHMitsui Việt Nam
Phòng
Hóa chất Trưởng phòng Nhân viên kinh doanh
Điều phối viên kinh doanh Phòng
Thép Trưởng phòng Nhân viên kinh doanh
Điều phối viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh Điều phối viên kinhdoanh
Tổng giám đống (người Nhật) Phòng Thực phẩm Trưởng phòng Phòng Dự án và Cơ sở hạ tầng
2.1.4. Đ ặ c điểm kinh doanh và hoạt động của Công ty TNHH Mitsui Việt NamMitsui & Co. là một trong những công ty thương mai nước ngoài đầu tiên vào Mitsui & Co. là một trong những công ty thương mai nước ngoài đầu tiên vào Việt Nam sau thời kỳ cải cách kinh tế (“Đổi mới” - 1996) tại đất nước này.
Công ty đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế dài dạn của Việt Nam và những dự án đầu tư - kinh doanh đa dạng đã triển khai tạo nơi đây.
Ngày nay, công ty đang tích cực hoạt động trên nhiều lĩnh vực bao gồm khoáng sản & kim loại, sắt thép, cơ sở hạ tầng, thực phẩm, dệt may, IT, nhưng trong đó nổi bật và là mũi nhọn của công ty là hóa chất phụ liệu. Công ty luôn đổi mới và mang tới những giải pháp hiệu quả cho các đối tác bằng việc cung cấp những thế mạnh về tài chính, marketing, quản lý và tận dụng mạng lưới toàn cầu cùng hiểu biết sâu về địa phương nơi công ty hoạt động.
Tiền thân là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu hóa chất phụ liệu nội địa Nhật Bản ra quốc tế, ngành hóa chất luôn đi đầu trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty ngay cả khi công ty đã đa dạng hóa ngành hàng kinh doanh thương mại của mình. Công ty đóng vai trò như một nhà cung cấp các hóa chất phụ liệu bán thành phẩm cho các công ty xí nghiệp sản xuất trong nước từ các đối tác nước ngoài. Cùng với lịch sử lâu đời kinh doanh trong ngành, công ty xuất nhập khẩu rất nhiều loại hàng hóa hóa chất phụ liệu như:
- Chất phụ gia: Các phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thực phẩm
để bảo quản hay cải thiện hương vị và bề ngoài của chúng. Các chất tẩy cho nước rửa
tay...
- Hạt nhựa (chủ lực của công ty): Hạt PP, hạt nhựa sản xuất vỏ nhựa xe máy, ô tô, băng tải.
- Mực in: sản xuất bảng mạch điện tử cho SAMSUNG - Nhựa đường: nhựa trải đường
- Hóa chất nguy hiểm: TITANIUM DIOXIDE - sản xuất ra sơn, mỹ phẩm và giấy trắng.
- Các loại hóa chất khác chiếm tỷ trọng không lớn
Chu kỳ kinh doanh các nhóm hàng là liên tục hàng tháng để đáp ứng nhu cầu của các đối tác doanh nghiệp sản xuất trong nước.
2.2. THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG SINH LỜI TẠI CÔNG TY TNHH MITSUIVIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
2.2.1. Thực trạng lợi nhuận của công ty TNHH Mitsui Việt Nam
Trước thời kỳ “bình thường mới”, khi đánh giá thực trạng lợi nhuận của doanh nghiệp ta thường tập trung tới xu hướng tăng trưởng của lợi nhuận là chủ yếu. Trong thời kỳ “bình thường mới”, do ảnh hưởng từ đại dịch khiến cho rất nhiều ngành hàng gặp khó khăn khiến lợi nhuận công ty giảm đáng kể. Vậy nên một doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn này mà có lợi nhuận đã có thể coi là có “sức đề kháng” tốt. Đối với công ty TNHH Mitsui Việt Nam, ta cùng nhìn vào bảng lợi nhuận sau:
Bảng 2.1 — Biến động lợi nhuận công ty từ 2018 — 2020
Chênh lệch Thay đổi ( % ) Chênh lệch Thay đổi ( % ) Lợi nhuận thua n từ hoạt động kinh doanh 141.335 5152.17 152.945 10.840 7,7% 770 0,5% Lợi nhuận khác 5 17 29 25 -146 -83,4% -4 -13,8% Lợi nhuận trước thuế 9 32.41 8 38.83 4 44.86 9 6.41 19,8% 6.026 % 15,5 Lợi nhuận sau thuế 2 28.89 0 31.07 3 35.18 8 2.17 7,5% 4.113 % 13,2
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Thay đổi ( % ) Chênh lệch Thay đổi ( % ) Doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.446.368 3.040.30 6 3.001.837 -406.062 -11,8% -38.469 -1,3%
doanh là 141.335 triệu đồng, qua nam 2019 tăng lên 152.175 triệu đồng, tốc độ tăng 7,7%. Sau khi Covid-19 bùng phát, lợi nhuận vẫn có chiều hướng tăng lên với mức 152.945 triệu đồng, tốc độ tăng nhẹ 0,5%.
Nguyên nhân dù cho dịch bệnh bùng phát lợi nhuận của công ty vẫn tăng là do tổng chi phí giảm đi nhiều hơn so với doanh thu. Ta có thể thấy tổng doanh thu của công ty giảm dần qua các năm từ 2018 tới 2020. Trong đó, chiếm phần lớn tổng doanh thu của công ty là doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh có mức giảm từ 2018 là 3.446.368 triệu đồng, tới năm 2019 giảm còn 3.040.306 triệu đồng (giảm 11,8%), tới năm 2020 thì còn 3.001.837 triệu đồng (giảm 1,3% so với 2019). Điều này tác động khiến tổng doanh thu giảm theo tương ứng. Trong khi ấy, tuy tổng chi phí của công ty cũng giảm nhưng lại có tốc độ và mức độ lớn hơn rất nhiều so với tổng doanh thu. Trong ấy, chiếm phần lớn là giá vốn hàng bán với mức chi phí năm 2018 là 3.237.005 triệu đồng, năm 2019 giảm 13,2% còn 2.810.870 triệu đồng, năm 2020 giảm tiếp 2,2% còn 2.749.274 triệu đồng.
Biểu đồ 2.1 - Lợi nhuận công ty từ năm 2018 - 2020
- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000
Triệu đồng
cho thấy công ty phát triển theo đúng mục tiêu hoạt động đề ra ngay cả trong thời kỳ Covid-19 (2020) xu hướng đó vẫn không thay đổi dù thu có giảm như phân tích ở trên.
2.2.2. Thực trạng doanh thu của công ty TNHH Mitsui Việt Nam
Doanh thu trước thời kỳ “bình thường mời” thường sẽ được đánh giá ở mức phải tăng đều và bền vững qua các năm. Tuy nhiên trong thời kỳ “bình thường mới”, dịch bệnh gây ảnh hưởng tới rất nhiều mặt của nền kinh tế, một số công ty mất hoàn toàn doanh thu dẫn tới nguy cơ phá sản. Vì vậy trong thời kỳ này, ta có thể xem xét doanh thu của công ty ở mức duy trì hoặc giảm nhẹ đã có thể coi là kinh doanh có hiệu quả.
Doanh thu của công ty đến chủ yếu từ ngành mũi nhọn của công ty là cung cấp hóa chất phụ liệu và chiếm gần như là phần lớn doanh thu của toàn công ty tại Việt Nam. Phòng kinh doanh thương mại hóa chất của công ty thực hiện các giao dịch bán hàng doanh nghiệp với doanh nghiệp nên không thống kê thực tế theo doanh thu của từng loại mặt hàng mà gộp vào thành chỉ tiêu doanh số nói chung của phòng. Để có cái nhìn tổng quan hơn về doanh thu của công ty, ta có bảng sau:
Bảng 2.2 — Doanh thu công ty từ năm 2018 — 2020
Ta có thể thấy rất rõ rằng, doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm phần lớn và gần như là toàn bộ doanh thu của công ty từ năm 2018 - 2020. Đồng thời ta cũng thấy sự giảm dần của doanh thu trong giai đoạn này. Cụ thể, trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, năm 2018 doanh thu từ hoạt động kinh doanh đạt 3.446.368 triệu đồng. Năm 2019 giảm còn 3.040.306 triệu đồng, tốc độ giảm 11,8%. Khi bùng phát dịch tại Việt Nam, năm 2020 doanh thu giảm còn 3.001.837 triệu đồng, tộc độ giảm 1,3%. Ta cũng có thể thấy tốc độ hay tỷ lệ giảm có sự thay đổi đáng kể qua giai đoạn trước và sau covid-19 lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Để hiểu kỹ hơn về sự giảm doanh thu này ta có thể tham khảo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở phụ lục khóa luận và thấy rằng, các khoản giảm trừ doanh thu chỉ có chỉ tiêu giảm giá không có hàng bán bị trả lại, chứng tỏ chất lượng hàng hóa công ty bán ra là tốt. Các khoản giảm giá này cũng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu kể cả từ trước hay sau khi covid-19 bùng phát với năm 2018 là khoảng hơn 8 tỷ đồng, năm 2019 chỉ còn hơn 3,5 tỷ đồng và tới năm 2020 chỉ còn hơn 3 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với sự giảm của tổng doanh thu hoàn toàn là do doanh số suy giảm.
Nguyên nhân có sự sụt giảm doanh thu có thể đến từ các quy định về hạn ngạch và các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa hóa chất phụ liệu nguy hiểm của công ty. Hạn ngạch này có từ trước và không có sự liên quan tới covid-19. Theo đó, mỗi một lô hàng và xuất khẩu không được nhiều và giảm dần doanh thu của hoạt động này. Riêng trong thời kỳ dịch bệnh 2020, công ty vẫn duy trì tốt các mối quan hệ với các đối tác trong việc ký kết các đơn hàng xuất nhập các hóa chất phụ liệu cho các công ty sản xuất các vật tự y tế, vậy nên sự suy giảm doanh thu có chậm lại.
Biểu đồ 2.2 — Cơ cấu doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong giai đoạn 2018 — 2020
Đơn vị: triệu đồng Năm 2019 Năm 2020 ■ Chất phụ gia ■ Hạt nhựa ■ Mực in ■ Nhựa đường ■ Hóa chất nguy hiểm ■ Hóa chất khác