Nam giai đoạn 2018 - 2020
2.2.3.1. Kết quả
Lợi nhuận của công ty tăng ngay cả trong thời kỳ dich bệnh
Trong quá trình kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng đều từ khoảng 28 tỷ đồng tới hơn 35 tỷ đồng. Lợi nhuận này chủ yếu đến từ lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty với tỷ trọng gần như là tuyệt đối (>95% trong cả ba năm). Mặt khác, lợi nhuận tăng đến từ việc công ty đã quản lý rất tốt chi phí trong giai đoạn cả trước và sau khi dịch bệnh bùng phát. Đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán chiếm phần lớn tổng chi phí nên khi giảm đã có tác động tối tới lợi nhuận cuối cùng của công ty
Công ty luôn chủ động trong cơ cấu tài chính dù có dịch bệnh hay không
Điều này ta có thể thấy rất rõ khi phân tích chỉ tiêu ROE bằng mô hình Dupont ở phần trước. Theo đó, công ty có hệ số đòn bẩy tài chính AFL cao và luôn duy trì ở mức trên 3,1 lần. Cùng với chi phí lãi vay của công ty bằng 0 do công ty không hề dùng tới khoản vay của ngân hàng mà thay vào đó là vay nội bộ từ các phòng kinh doanh khác và trả lãi ghi nhận ở chi phí tài chính của công ty. Khoản lãi phải trả nội bộ chiếm phần lớn trong chi phí tài chính tuy nhiên lại thấp hơn nhiều so với lãi vay từ ngân hàng (đã phân tích ở AFL của chỉ tiêu ROE) khiến ganh nặng lãi vay tới KNSL của công ty không có khiến KNSL luôn ở mức ổn định. Không chỉ vậy, công ty luôn ở thế chủ động trước các tình huống bất thường khi hoàn toàn có thể điều
chình các khoản nợ vay sao cho phù hợp để có một cơ cấu tài chính tăng trưởng vững chắc. Như ở phân tích của ROE, nếu mang cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn trong TTS với cơ cấu trong VCSH với nợ dài hạn và nợ ngắn hạn ta sẽ thấy rằng công ty luôn duy trỳ một mức tài trợ nhất định từ các nguồn vốn. Đó chính là lí do có sự tăng phi mãi của chỉ tiêu nợ thuê tài chính dài hạn với tốc độ tăng hơn 2400%.
Giá vốn hàng bán được quản lý tốt
Từ phần phân tích đánh giá chi phí của công ty trong giai đoạn trước và sau covid-19 bùng phát, ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn và có mức giảm ấn tượng với hơn 13% trước dịch bệnh bùng phát và giảm hơn 2% sau đó. Điều này đạt được chủ yếu do những cố gắng của các trưởng phòng kinh doanh khi đã chủ động đàm phân được mức giá hợp lý với đối tác nhập khẩu để cân bằng được với các chi phí phát sinh trong mùa dịch như vận chuyển hay phun khử khuẩn lô hàng.
2.2.3.2. Hạn chế
Doanh thu từ hoạt đông trong yếu của công ty có xu hướng giảm da n
Qua phân tích thực trạng, doanh thu bán hàng của công ty giảm đều qua các năm (từ 2018 - 2020) cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chưa được tốt. Các khoản giảm trừ doanh thu không có khoản mục hàng bán bị trả lại chứng tỏ sự giảm doanh thu bán hàng không đến từ chất lượng hàng hóa kinh doanh của công ty mà kết cấu mặt hàng kinh doanh chưa được hợp lý trong thời kỳ “bình thường mới”.
Tài sản cố đinh tăng cao
Tài sản cố định là một khoản mục thường sẽ chiếm tỷ trọng nhỏ trong một công ty thương mại. Tuy nhiên ở công ty TNHH Mitsui Việt Nam lại có tỷ trọng lớn trong đó sau covid-19 bùng phát đã lên đến hơn 20% tỷ trọng trong TTS. Hiệu suất sử dụng tài sản (TAT) lại có xu hướng giảm dần qua ba năm như phân tích ở chỉ tiêu ROA cho thấy tài sản tăng lên nhưng công ty chưa sử dụng hiệu quả số tài sản này trong kinh doanh. Điểm này cần lưu ý vì dù tài sản trong doanh nghiệp tăng nhưng phải được sử dụng hiêu quả, tránh lãng phí nguồn lực.
Chi phí tài chính
Chi phí tài chính của công ty tăng trong thời kỳ sau khi dịch bệnh bùng phát. Chi phí tài chính tăng quá cao là do sự gia tăng các khoản nợ nội bộ và thực chất là
lãi của việc nợ thuê tài chính ngắn hạn và đặc biệt là dài hạn của công ty để tài trợ cho phần tài sản cố định (hay tài sản dài hạn) tăng lên vì tăng số lượng kho bãi lưu trữ hàng hóa hóa chất, nhằm giữ cho cơ cấu tài chính của công ty ổn định. Tuy nhiên việc tăng đột biến một loại chi phí bất thường như vậy vẫn gây một tác động tới tổng chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời cũng ảnh hướng tới KNSL của công ty khi phải chịu thêm phần chi phí này.
2.2.3.3. Nguyên nhân ảnh hưởng tới KNSL của công ty
Nhân tố chủ quan
Việc thúc đẩy doanh số của công ty chưa thực sự hiệu quả
Từ những phân tích thực trạng phía trên, doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính của công ty lại có xu hướng giảm đi. Do khi bùng phát dịch bệnh, gây ảnh hướng tới thương mại xuất nhập khẩu mọi loại hàng hóa và trong đó có hóa chất. Tuy chiếm tỷ trọng lớn như hóa chất phụ gia có tăng thêm gần 500 tỷ đồng vì nhu cầu sản xuất các sản phẩm thiết yếu của thị trường lúc bấy giờ nhưng các nhóm hàng bán còn lại đều giảm mạnh đặc biệt là nhóm hạt nhựa của công ty giảm cũng gần 500 tỷ đồng. Điều đó khiến cho sự tăng của nhóm hóa chất phụ gia không thể bù đắp được sự giảm của các nhóm hàng còn lại, do đó mà doanh thu vẫn bị giảm trong thời kỳ covid-19. Đồng thời việc đó khiến mỗi một hợp đồng có giá trị xuất khẩu lớn phải chia ra nhiều nghiệp vụ xuất khẩu ở hải quan còn khiến cho mỗi một nhân viên kinh doanh phải thực hiện nhiều nghiệp vụ giống nhau có thể gây ra sự nhầm lẫn mỗi lần thực hiện, khối lượng nghiệp vụ phải xử lý trong ngày nhiều hơn nhưng lại toàn những nghiệp vụ giống nhau.
Hiệu quả sử dụng tài sản chưa tốt
Điều này ta đã thấy rất rõ khi phân tích chỉ tiêu ROA và thấy được tuy ROA tăng lên đều đặn nhưng TAT lại giảm trong giai đoạn cả ba năm nghiên cứu. Điều đó chứng tỏ công ty đang chưa tối ưu tốt các loại tài sản của mình đưa vào kinh doanh. Cùng với tác động của covid-19 khi phát sinh việc công ty phải đầu tư thêm vào tài sản mà cụ thể là tài sản cố định chủ yếu là kho lưu trữ hàng hóa đạt chuẩn. Nguyên nhân khách quan
Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp vì sự biến động của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích ta cũng đã thấy được Công ty TNHH Mitsui Việt Nam nói riêng và Tập đoan Mitsui nói chung là doanh nghiệp lớn, đi kèm với đó là uy tín và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp phải tương đương với quy mô hoạt động đa quốc gia ấy. Khi phân tích các chỉ số về KNSL của Công ty tại Việt Nam ta thấy tuy các chỉ số tỷ suất sinh lời luôn thấp hơn chỉ số Ngành hóa chất nhưng công ty lại có khối lượng giao dịch thực tế lớn hơn rất nhiều. Điều đó chứng tỏ các đối tác của doanh nghiệp rất tin tưởng, hợp tác của các thể hiện cụ thể như ở chỉ tiêu Phải trả người bán tăng cao đồng nghĩa với nhiều hợp đồng, thương vụ được ký kết, cho thấy thị phần của công ty trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hóa chất là rất lớn. Đồng thời cũng cho thấy Cầu của lĩnh vực kinh doanh này vẫn còn nhiều và vẫn cần được đáp ứng từ trước và sau đại dịch bệnh.
Chưa được chủ động trong đối tác cung cấp hóa chất
Nguôn hàng mà công ty nhập khẩu từ các đối tác chủ yểu là từ tổng công ty chuyển giao tới. Điều đó tạo ra thế bị động cho công ty tại Việt Nam khi có những mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn lại không kịp thời có được sự điều chỉnh về nguồn cung hàng hóa từ nước ngoài.
Dịch bệnh covid-19 mở ra một môi trường kinh doanh mới trong một thời kỳ “bình thường mới”
Năm 2020 đất nước chứng kiến những sự biến đổi sâu sắc về mọi mặt của nền kinh tế mà trong đó có mô hình thương mại từ nhỏ nhất tới những mô hình lớn hơn. Cú sốc mang tên covid-19 ít nhiều đã có ảnh hưởng tới công ty và từ những phân tích thực trạng ta cũng thấy hầu hết những biến động các chỉ tiêu đều hầu như là do tác động của dịch bệnh hoặc là sự phản ứng lại với dịch bệnh của công ty.
Rõ nhất sự phản ứng này của công ty là ở cơ cấu tài chính của công ty, khi công ty xác định với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, công ty đã chủ động vay tài chính ngay trong nội bộ dài hạn cho những chiến dịch dài hơi như tài trợ cho khoản tài sản cố định tăng thêm do khi covid-19 xảy ra công ty phải tăng số lượng kho lưu trữ hàng hóa chất dài ngày, từ đó nâng phần nợ thuê tài chính cao lên gần 260 tỷ đồng để bù đắp trong cơ cấu tài chính giúp toàn bộ tài sản dài hạn được
tài trợ bằng tài sản dài hạn của công ty trong khi các năm trước đó chỉ gần 10 tỷ đồng.
Covid cũng tác động khiến cho các chi phí của doanh nghiệp phải cắt giảm tới mức tối thiểu. Các khoản mục về đào tạo hay nghĩ dưỡng của công ty đã buộc phải cắt bỏ.
Chi phí quản lý và chi phí bán hàng đều phải giảm từ gần 2% tới gần 7,5% trong thời kỳ này.
Doanh thu từ mặt hàng chủ lực là hạt nhựa bị sụt giảm đáng kể tới hơn 80% trong thời kỳ covid-19. Nhân viên phải làm việc tương đối nhiều do các mặt hàng của công ty đều bị ảnh hưởng từ việc ngừng xuất nhập khẩu các mặt hàng không thiết yếu, thể hiện rất rõ ở phần cơ cấu doanh thu từ năm 2019 - 2020.
Những tác động trên của covid-19 đều gây những ảnh hưởng tiểu cực tới KNSL của công ty, tuy nhiên công ty cũng đã chủ động điều chỉnh, đưa ra các chính sách trong công ty để hạn chế tác động. Kết quả là công ty đã đang dần dần thích nghi với đại dịch, các tỷ số về KNSL của công ty được duy trì ổn định trong thời kỳ “bình thường mới”.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã trình bày những điều sau:
Thứ nhất, giới thiệu khái quát những thông tin người đọc cần biết về Công ty TNHH Mitsui Việt Nam bao gồm các thông tin chung, lịch sử hình thành phát triển, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh là hóa chất phụ liệu và cơ cấu bộ máy tổ chức.
Thứ hai, đưa ra những số liệu và tính toán các chỉ số về KNSL của công ty trước và trong thời kỳ “bình thường mới”. Trong đó tỷ số sinh lời trên doanh thu (ROS) tăng đều sau ba năm và chủ yếu là do lợi nhuận của công ty tăng trong khi doanh thu giảm. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cũng tăng đều trong giai đoạn nguyên cứu này, mức tăng này chủ yếu do sự tăng lên của TTS khiến TTSbq tăng đều chứ không đến từ doanh thu của công ty. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) có đôi chút biến động giảm vào năm 2019 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2020. Sự tăng trở lại này do tác động từ ROS của công ty tăng đều và các nhân tố TAT, AFL không giảm sâu như ở năm 2019.
Thứ ba, đưa ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân cho sự biến động trong KNSL của công ty. Nhìn chung công ty đã rất chủ động trong việc điều chỉnh các khoản mục để duy trì KNSL của công ty và hạn chế tác động của covid-19. Ví dụ như tiết kiệm rất nhiều chi phí trong đó lớn nhất là chi phí giá vốn hàng bán. Từ đó khiến lợi nhuận của công ty vẫn tăng đều cho dù doanh thu không tăng. Vay mượn nội bộ trong doanh nghiệp cũng khiến cho công ty rất chủ động trong việc điều chỉnh phủ hợp nguồn tài trợ cho các loại tài sản dài hạn và ngắn hạn từ các nguồn vốn tương ứng.
Tuy nhiên, những hành trên chỉ là biện pháp tạm thời khi dịch bệnh ập đến quá nhanh. Ta có thể thấy phần lớn những sự tăng trưởng về KNSL đều đến từ việc điều chỉnh các khoản mục không có tính bền vững cao như ở trên, trong khi doanh thu lại không tăng lên. Điều đó chứng tỏ sự tăng trưởng KNSL của công ty chưa thực sự bền vững và cần có những biện pháp lâu dài hơn.
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG SINH LỜI CHO CÔNG TY TNHH MITSU VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ “BÌNH THƯỜNG MỚI” 3.1. GIẢI PHÁP CHO DOANH THU
Doanh thu là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng trong mọi doanh nghiệp, quyết định sự thanh công hay thất bại của doanh nghiệp đó. Có doanh thu tức là doanh nghiệp còn tồn tại và còn cơ hội để phát triển. Đồng thời, khi đặt doanh thu trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện doanh nghiệp có đi đúng hướng với mục tiêu của doanh nghiệp đề ra hay không.
Từ nhưng hạn chế và nguyên nhân của doanh thu của công ty TNHH Mitsui Việt Nam, doanh thu trong năm 2018 - 2020 có xu hương giảm dần mà chưa có dấu hiệu tăng trong giai đoạn này. Nguyên nhân được cho là bởi công ty vẫn còn thiếu nhận định về cơ cấu mặt hàng kinh doanh của minh khi chưa tập trung vào nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn để nâng cao doanh thu.
Do vậy, giải pháp cơ bản nhất là tập trung tăng doanh thu cho nhóm hàng hóa chất phụ gia.
Chủ đông tìm kiếm khách hàng
Ngoài việc có lượng khách hàng từ tổng công ty hay những khách hàng tự tìm đến doanh nghiệp, ta cần chủ động tìm kiếm thêm các khách hàng mới để thiết lập mối quan hệ bán hàng nhằm tăng doanh thu. Ta có thể mua thông tin thống kế từ phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, chủ động liên lạc và bán hàng trực tiếp qua email hoặc điện thoại.
Linh hoạt chia lô hàng bán
Hiện tại diễn biến của dịch bệnh vẫn còn phức tạp, các doanh nghiệp sản xuất cũng chưa hoàn toàn ổn định về mặt cầu để có thể cung cấp một lượng hàng hóa cố định. Trung bình trước đây các doanh nghiệp khác có thể nhập đến hàng chục tấn hàng hóa cùng một lúc, tuy nhiên ở thời điểm khó khăn này, họ có thể chỉ nhập với số lượng ít hơn như chỉ vài tấn. Vậy nên ta cần linh hoạt chia lô lẻ thay vì bán lô chẵn để tạo điều kiện thuận tiện cho các đối tác doanh nghiệp có thể mua và từ đó nâng cao doanh số bán hàng.
Nhóm hàng chủ lực của công ty là nhóm hàng hạt nhựa. Nhưng do covid-19 mà hiện tại đang giảm mạnh về doanh số. Tuy nhiên không thể bỏ nhóm hàng này vì đã là chủ lực tức là đã có khách hàng đối tác thân thiết. Vậy nên cần giữ mối quan hệ mua bán và cần liên lạc để định nhu cầu khối lượng nhập hàng của đối tác, duy trì ở mức vừa phải (thấp hơn trước khi covid-19 xuất hiện), nhập bao nhiêu bán bấy nhiêu để vẫn duy trì được doanh thu tuy có thể không thể tăng lên so với trước đó. Sau khi dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn thì tăng dần về số lượng bán để tăng tỷ lệ gia tăng doanh thu dần dần với mức tăng khoảng 1-2%.
Các nhóm hàng còn lại như mực in, nhựa đường, hóa chất nguy hiểm và các loại hóa chất khác sẽ tăng sau khi đã thúc đẩy nhóm chủ lực của công ty là hạt nhựa. Tăng với tốc độ không cần quá cao chỉ cần tặng nhẹ hoặc duy trì không đổi.