Có nhiều cách và nhiều chỉ số để đánh giá khả năng sinh lời của một công ty, ở đây đi sâu vào đánh giá 3 chỉ số cơ bản là ROS, ROA và ROE của công ty.
2.2.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
(1) Tỷ suất sinh lời từ lơi nhuân sau thuế
Đ ầ u tiên, ta sẽ phân tích tỷ suất sinh lời của doanh thu theo chỉ tiêu lợi nhuận
sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Dựa vào số liệu trên báo cáo tài chính của công ty TNHH Mitsui Việt Nam và công thức đã nêu ở chương 1, ta có bảng sau:
Bảng 2.4 — Khả năng sinh lời tổng doanh thu giai đoạn từ 2018 — 2020
LNST 28.89
2 0 31.07 35.183 6.419 6.026
Tổng doanh thu 3.468.50
5 3.040.441 3.001.928 -428.064 -38.513
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động bán hàng ____________
6,07
% % 7,55 % 8,41 1,47% % 0,87
Tỷ suất lợi nhuận gộp từ doanh thu thuần____________
6,04
% % 7,55 % 8,41 1,51% % 0,87
Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh % 4,08 % 5,01 % 5,09 0,92% % 0,09 ROS 0,84 % % 1,02 1,17% 0,34% 0,22% ROS ngành hóa chất 10,40 % 9,98 % 10,13% -0,42% 0,15 %
Trước hết là chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của công ty tăng dần trong ba năm từ 2018 - 2020. 36,000 34,500 SP .5 33,000 31,500 30,000 28,500
Biểu đồ 2.4- Lợi nhuận sau thuế
2019 2020
27,000 ---
2018
Nguồn: tự tổng hợp
Một lần nữa, ta có thể thấy lợi nhuận của công ty tăng đều dù cho có dịch bệnh covid-19 xảy ra vào đầu năm 2020. Năm 2018, lợi nhuận công ty đạt 28.892 triệu đồng. Tới năm 2019, lợi nhuận tăng lên 31.070 triệu đồng, tăng thêm 2.178 triệu đồng. Sau khi covid-19 xuất hiện tai Việt Nam vào năm 2020, lợi nhuận của công ty tăng cao hơn trước đó với mức tăng thêm là 4.113 triệu đồng, đạt 35.183 triệu đồng. Mức tăng này gần như gấp đôi so với mức tăng trước đó của công ty. Nguyên nhân từ những phân tích về thực trạng chi phí ở trên đã chỉ ra lợi nhuận của công ty tăng ngay cả khi doanh thu giảm là do tốc độ giảm của chi phí đặc biệt là chi phí giá vốn hàng bán giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu mà chủ yếu là doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ 2.5 - Tong doanh thu công ty từ 2018 - 2020
Biểu đồ 2.4 cho thấy xu hướng giảm dần của tổng doanh thu trong giai đoạn từ 2018 - 2020. Cụ thể, tổng doanh thu năm 2018 công ty có được là 3.468.505 triệu đồng. Tới năm 2019 doanh thu của công ty giảm nhanh xuống 3.040.441 triệu đồng vói tốc độ giảm 12,3%. Điểm đặc biệt là trong giai đoạn covid-19 năm 2020, tổng doanh thu lại có tốc độ giảm chậm hơn trước, ở mức chỉ 1,3%, giảm đi tới hơn 9 lần. Điều đó thể hiện nố lực của doanh nghiệp trong việc duy trì doanh số kinh doanh ngay cả trong thời kỳ dịch bệnh có nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ quan khiển tổng doanh thu giảm là do sự tăng tỷ trọng doanh thu từ hóa chất phụ gia tuy chiếm phần lớn trong tổng doanh thu nhưng mức độ tăng không đủ đề bù đắp những sụt giảm doanh số từ những nhóm hàng còn lại. Nguyên nhân khách quan là do trong thời kỳ dịch bệnh, các doanh nghiệp sản xuất chuyển dịch sang dùng tời chất phụ gia nhiều hơn cho các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm, dẫn tới sự sụt giảm nhu cầu từ các nhóm hàng còn lại mà công ty cung cấp khiến doanh số thụt giảm đáng kể. Và nếu nhìn tổng quan ta thấy cơ cấu những mặt hàng kinh doanh của công ty là 6 thì tới 5 trong số đấy sụt giảm đáng kể so với trước thời kỳ covid-19, vậy ta có thể hiểu có tới 5 phần của doanh thu bị ảnh hưởng xấu bới covid-19.
Tiếp theo, với tỷ suất sinh lời từ tổng doanh thu, ta có thể quan sát biểu đồ
tương quan sau:
Biểu đồ 2.6 - Tương quan giữa tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế và ROS 4,000,000 3,500,000 3,000,000 2,500,000 .ΞΞ 2,000,000 ■ẵ' 3,468,505 3,040,441 1.17% 3,001,928 1.40% 1.20% 1.00% 0.80% 0.60%
Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy đường tỷ suất sinh lời từ tổng doanh thu (ROS) là một đường tương đối thẳng, dốc lên qua ba năm từ 2018 - 2019. Với năm 2018, chỉ số này chỉ ở mức 0,84%, tới năm 2019 là 1,02% và tới khi covid-19 bùng phát năm 2020, tỷ số này của công ty là 1,17%.
Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn tăng dần trong khi tổng doanh thu lại giảm đi theo thời gian. Mức độ tăng của ROS trong giai đoạn trước covid-19 cũng lơn hơn một chút so với sau covid-19. Cụ thể giai đoạn 2018 - 2019 ROS chênh lệch 0,19% nhưng giai đoạn 2019 - 2020 chênh nhau chỉ 0,15%. Điều nó là do tỷ lệ giảm của doanh thu ở giai đoạn trước covid-19 lại lớn hơn sau đó, khiến cho sự chênh lệch của ROS trước và sau có chút khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung thì sức sinh lời từ tổng doanh thu của công ty vẫn giữ chiều hướng tăng, đây là dấu hiệu tốt đối với KSNL của công ty nhất là trong thời kỳ dịch bệnh.
Từ bảng 2.4 ta có thể thấy các tỷ số đều biến động giống nhau và đều có xu hướng tăng lên. Trước thời kỳ dịch bệnh lây lan, tỷ suất sinh lời từ hoạt động bán hàng và tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần có mức độ tăng mạnh giống nhau từ 6,07% và 6,04% lên 7,55%. Điều đó được lý giải bởi trong giai đoạn này, lợi nhuận từ bán hàng là tăng mạnh nhất với mức tăng 9,6% từ 209.363 triệu đồng lên 229.436 triệu đồng. Rất hợp lý vì dù doanh thu giảm nhưng doanh nghiệp tiết kiệm được giá vốn hàng bán khi đã giảm được khoản mục này đáng kể so với trước đó. Nguyên nhân giá vốn giảm đến từ việc các đối tác nước ngoài hỗ trợ giảm giá trong thời kỳ khó khăn do dịch bệnh bùng phát. Từ đó tỷ suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh cũng có những biến động tương tự nhưng mức độ không lớn như hoạt động bán hàng. Chỉ chênh lệch 0,92% ở mức 4,08% năm 2018 và 5,01% năm 2019. Điều này là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng không nhiều so với sự giảm của doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh trơng thời gian này với tỷ lệ 99,3% khiến doanh thu từ hoạt động kinh doanh bị chững lại và khiến tỷ suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh không tăng mạnh.
Tới thời kỳ covid-19 bùng phát, các chỉ số có mức chênh lệch nhìn chung là nhỏ hơn so với trước. Tỷ suất sinh lời từ hoạt động bán hàng vẫn có mức chênh lệch lớn hơn cả với 0,87%, đạt 8,41% năm 2020. Tiếp theo tới tỷ suất sinh lời từ hoạt động kinh doanh đạt 5,09% và tỷ suất từ lợi nhuận trước thuế là 1,49%. Đó là do
Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 LNST 28.88 8 0 31.07 35.183 2.182 4.113 TTS 2.083.61 5 1.775.74 5 2.253.811 - 307.870 478.06 6 TTSbq 1.857.16 8 1.929.68 0 2.014.778 Tỷ suất LNTT điều chỉnh trên TTS 1,75 % % 2,01 2,23% 0,27% % 0,21
trong thời kỳ này, tốc độ giảm của doanh thu không còn lớn, trong khi đó lợi nhuận vẫn tăng đều do quản lý chi phí tốt nhưng chi phí cũng không giảm mạnh như trước đó do sự phát sinh từ đại dịch covid-19 như trang thiết bị cho nhân viên để làm việc tại nhà, chi phí cách ly và các chi phí ẩn khác. Tuy chưa được thống kê cụ thể thành một khoản mục trong báo cáo tài chính nhưng có thể hiểu chi phí này đã nằm trong các chi phí về quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng của doanh nghiệp, mà ta thấy biến động của hai khoản mục này nhìn chung là giảm vậy nên các chi phí tăng do COVID-19 không lớn và vẫn được công ty kiểm soát tốt.
Khi so sánh tỷ số ROS của công ty với chỉ số ngành ta thấy một khoảng cách vô cùng lớn khi ROS của công ty chỉ duy trì xung quanh mức 1% trong khi đó chỉ số ngành luôn ở mức 10% ngay cả trong thời kỳ covid-19. Điều đó cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty so với ngành chung chưa tốt, cần phải cải thiện rất nhiều.
2.2.1.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Trong phần này ta sẽ đi phân tích thực trạng sức sinh lời từ tổng tài sản của công ty TNHH Mitsui Việt Nam trong giai đoạn trước và trong thời kỳ “bình thường mới” (2018 - 2020).
Thứ nhất, ta tính tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) dựa vào bảng cân
đối kế toàn và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh bang tỷ lệ LNST và TTS, ta có bảng sau:
Bảng 2.5 — Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty
Tỷ suất LNST điều chỉnh trên TTS % 1,56 % 1,61 1,75% 0,05% % 0,14 ROA 1,56 % % 1,61 1,75% 0,05% 0,14% ROA ngành hóa chất % 6,42 % 4,39 5,79% -2,03% % 1,40
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính
Kết quả bảng tính toán trên cho thấy tý suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của công ty tăng đều trong vòng ba năm gần nhất. Cụ thể, trước đại dịch covid-19, từ năm 2018 tỷ suất ROA đạt 1,56% và tăng nhẹ thêm 0,05% để đạt 1,61% vào năm 2019. Trong khi đó, vào thời kỳ dịch bệnh lây lan, ROA của công ty lại tăng cao hơn với mức tăng 0,14% lên thành 1,75%. Điều này có nghĩa rằng mỗi một năm trôi qua, 100 đồng tài sản của công ty đưa vào kinh doanh lại đem về nhiều lợi nhuận hơn trước. Như năm 2018, 100 đồng tài sản sẽ mang về 1,56 đồng lợi nhuận cho công ty. Năm 2019 tăng lên thành 1,61 đồng lợi nhuận và năm 2020 là 1,75 đồng lợi nhuận. Sự tăng đều này của ROA do bởi cả LNST và TTSbq của công ty đều tăng đều trong khoảng thời gian này không kể dịch bệnh lây lan. Điều đó chứng tỏ công ty sử dụng tài sản rất hiệu quả.
Đi sâu vào chỉ tiêu này ta sẽ phân tích LNST và TTS của công ty trong giai đoạn này. Tuy nhiên LNST ta đã phân tích ở phần trên nên ở phần này sẽ đi sâu vào TTS của công ty.
Biểu đồ 2.7 — Tỷ trọng các khoản mục trong tổng tài sản giai đoạn 2018 — 2020
Năm 2018 Năm 2019
76,714 31,969 34,460
Năm 2020 30,499 20.434
■ Tiền và tương đương
tiền
■ Các khoản phải thu
■ Hàng tồn kho, ròng
■ Tài sản lưu động khác
■ Phải thu dài hạn
■ Tài sản cố định
■ Đầu tư dài hạn
Nguồn: tự tổng hợp từ Báo cáo tài chính công ty
Từ biểu đồ trên ta thấy cơ cấu tài sản của công ty có biết động qua ba năm từ 2018 - 2020.
Chiếm phần lớn tỷ trọng trong TTS là hàng tồn kho. Năm 2018, giá trị hàng tồn kho trong công ty là 954.941 triệu đồng, chiếm 45,8% trong TTS. Tới năm 2019 tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên 54%, vượt quá nửa tổng số tài sản trong công ty với 4.252 triệu đồng tăng thêm. Năm 2020, tỷ trọng này giảm xuống còn 44,5% nhưng giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu này lại tăng mạnh 43.965 triệu đồng. Điều này là hợp lý đối với một doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu hóa chất phụ liệu, việc cần phải lưu kho các lô hàng vì cần phải kiểm định và trải qua các quy trình nghiêm ngặt tại hải qua về xuất và nhập khẩu. Đặc biệt ta có thể thấy khi covid-19 bùng phát vào năm 2020, hàng tồn kho của công ty tăng mạnh như đã nhận xét
Các khoản phải thu của công ty giảm mạnh vào năm 2019. Cụ thể năm 2018 con số phải thu là 666.287 triệu đồng chiếm 32% TTS, tới năm 2019 con số này giảm đột ngột hơn 1/2 còn 322.475 triệu đồng và tỷ trọng trong TTS chỉ còn 18,2%. Năm 2020 có một sự tăng nhẹ ở chỉ số này với mức tăng chỉ 3.287 triệu đồng lên 325.762 triệu đồng, nhưng tỷ trọng trong TTS lại giảm còn 14,5%. Điều này chứng tỏ chính sách thương mại của công ty đang phát huy tác dụng, các đối tác nhanh trong thanh toán tiền. Từ đó giúp công ty sớm thu được tiền hơn và quay vòng nhanh hơn. Tuy nhiên khi covid-19 xảy ra, việc kích thích thanh toán bằng chính sách thương mại không phải là hướng đi hợp lý, công ty đã chuyển qua chấp nhận cho đối tác nợ tiền hàng để gia tăng mối quan hệ với đối tác trong thời kỳ khó khăn.
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng tương đối cao trong TTS của doanh nghiệp và có xu hướng tăng dần tỷ trọng qua các năm. Năm 2018 TSCĐ chiếm 15,4% trong TTS, sang năm 2019 tăng lên thanh 19,4% và nam 2020 là 21,5%. Thường đối với một công ty thương mại, giá trị TSCĐ thường không quá cao và chiếm tỷ trọng không quá lớn, tuy nhiên do đặc thù nghành kinh doanh là xuất nhập khẩu hóa chất phụ liệu, yêu cầu đặt ra là cần được bảo quản và kiểm định nghiêm ngặt, dẫn đến công ty phải đầu tư vào nhà kho bến bãi thuộc sở hữu của mình. Việc đầu tư cho kho bãi càng phải tăng lên khi dịch bệnh ngăn cả việc giao thương buôn bán giữa các đối tác trong và ngoài nước.
Biểu đồ 2.8 - Tổng tài sản công ty từ 2018 - 2020
2,300,000 2,200,000 2,100,000
Với biểu đồ này, ta thấy về tổng quan thì TTS của công ty vẫn có chiều hướng tăng lên. Năm 2018 với giá trị TTS là 2.083.615 triệu đồng, tới năm 2019 thì giảm 307.870 triệu đồng, nhưng tới năm 2020 thì tăng cao hơn mức giảm của năm trước là 478.066 triệu đồng, đạt giá trị 2.253.811 triệu đồng. Mà như phân tích ở phần cơ cấu của TTS, ta thấy phần lớn sự tăng trong giai đoạn covid-19 của TTS là tài sản dài hạn, hay cụ thể là TSCĐ. Mức tăng TSCĐ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra tăng mạnh mẽ của TTS trong thời kỳ “bình thường mới”. Và cũng khi nhìn tổng thể vào cả cơ cấu thì có thể thấy trong thời dịch bệnh, công ty có xu hướng sử dụng tài sản dài hạn nhiều hơn tài sản ngắn hạn. Minh chứng ở các chỉ tiêu tài sản dài hạn đều tăng tỷ trọng trong khi các chỉ tiêu tài sản ngắn hạn giảm đi. Điều đó cho thấy công ty xác định chống covid-19 là cuộc chiến lâu dài, và việc dựa vào tài sản ngắn hạn quá lớn đã không còn là phù hợp trong thời kỳ “bình thường mới” này nữa.
Thứ hai, từ bảng 2.6 ta sẽ tiếp tục phân tích các chỉ tiêu ROA còn lại ta thấy
tỷ suất sinh lời sau thuế điều chỉnh trên TTS có cộng với chi phí lãy vay ở phần tử số như trong công thức ở phần cơ sở lý thuyết bằng so với tỷ suất lợi nhuận trên TTS. Nguyên nhân à bởi chi phí lãi vay của công ty luôn không đổi qua các kỳ và bằng 0. Điều đó cho thấy công ty không hề sử dụng tới vay ngân hàng để phục vụ cho công ty, cho thấy một tiềm lực tài chính vô cùng lớn. Và vì vậy sự khác biệt giữa tỷ suất lợi nhuận trước thuế điều chỉnh trên TTS và lợi nhuận sau thếu trên TTS chỉ là thuế thu nhập doanh nghiệp. điều đó khiến cho xu hướng biến đổi của chỉ tiêu này rất giống với chỉ tiêu ROA ta mới tính toán trước đó.
Cùng với đó ta có thể so sanh với chỉ số ngành hóa chất của ROA. Ta thấy về cơ bản chỉ số ROA của công ty vẫn thấp hơn chỉ số của ngành khá nhiều khi ROA của công ty chỉ dao động trong khoảng hơn 1,5% tới 1,7%, trong khi đó ROA ngành luôn dao động từ 4% trở lên. Điều này cho thấy công ty chưa thực sự sử dụng