Cú sốc COVID-19 đã mở đầu cho một thập kỷ mới theo một cách đầy biến động. Tại Việt Nam, dịch bệnh đã tạm lắng, nhưng không ai đủ tin tưởng để tuyên bố chắc nịch rằng nó đã qua và sẽ không quay lại.
"New normal" hay "trạng thái bình thường mới", là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh doanh để đề cập tới tình hình kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008 và sau cuộc Đại suy thoái. Từ đó, thuật ngữ cũng được sử dụng rộng rãi để nói đến một thứ bất thường nhưng lại trở nên bình thường sau đó. Giờ
đây, trong đại dịch COVID-19, cụm từ "new normal" được dùng để đề cập tới sự thay đổi hành vi con người sau đại dịch.
“Tôi cho rằng đó là bối cảnh ra đời thuật ngữ ‘trạng thái bình thường mới’ ” , PGS-TS Trịnh Hòa Bình1 nói. “Bình thường mới” có nghĩa là không phải cái bình thường xưa cũ, bình thường truyền thống và chắc chắn không phải bình thường đúng nghĩa. Nhưng cũng không có nghĩa là chúng ta bỏ hết các thói quen cũ, mà phải thay đổi để thích nghi với điều kiện mới, cuộc sống mới.
Còn theo TS. Nguyễn Đình Cung2 trong quan điểm về trạng thái “bình thường mới” ông có trả lời: “ “Bình thường mới” hiểu đơn giản là những điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây mọi người cho là bất bình thường thì nó sẽ trở nên bình thường. Hoặc cũng có thể là những điều mà trước đây, chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay, điều kiện mới bắt buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, vì nếu không thực hiện, sẽ không thể tồn tại trong thời đại mới. Dịch bệnh đã thay đổi về cấu trúc xã hội. Thay đổi này giống như một thời kỳ mới, không phải thay đổi nhất thời. “Bình thường mới” không phải cái gì cao xa, mà nó là những gì diễn ra xung quanh, từ chính trị ngoại giao, an ninh quốc phòng, kinh tế xã hội, đời sống sản xuất, cách thức tiêu dùng, cách thức sống, y tế, giáo dục... làm sao để thích ứng và phát triển. Khi mình xác định được các yếu tố, sẽ có cách ứng phó.”
Theo ông David Dapice3, về định hình “bình thường mới”, ông cho rằng điểm khác so với trạng thái cũ sẽ là mọi người hạn chế đi lại trong vài năm, tiết kiệm hơn và quyết định mua hàng được tính toán thận trọng hơn. Nói chung là mức độ toàn cầu hóa sẽ thấp hơn. Điều này thu hẹp hoạt động của các lĩnh vực dịch vụ, dù vẫn có du lịch nội địa ở các nước. Các chính phủ có thể trở nên độc đoán hơn. Bên cạnh đó, dự trữ công sẽ trở nên lớn hơn.
Với tác giả, trạng thái “bình thường mới” là trạng thái sẽ tồn tại khách quan nếu nhưng không có dịch bênh covid-19 xảy ra. Tức là trong tương lai đây sẽ là trạng thái hoạt động sinh hoạt bình hường của cả thế giới. Lý do để trạng thái này
lại được gọi với cái tên “bình thường mới” là vì mọi thứ đã chuyển dịch quá nhanh. Thế giới gặp phải một biến cố lớn khiến nhiều quốc gia tích chưa đủ lượng để thực hiện “bước nhảy” để sang một trình độ mới. Điếu đó khiến chúng ta và cả nền kinh tế có chút ngỡ ngang, chưa đủ thời gian để thích ứng nên mới ra đời khái niệm này. Trong tương lai, khi có vác-xin phòng covid-19, chúng ta cũng không quay lại “trạng thái cũ” mà đây chính là một trạng thái hoạt động bình thường của mọi nền kinh tế.