Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Một phần của tài liệu 203 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại trung tâm viễn thông 2 – viễn thông hà nội (Trang 78 - 80)

a, Cải cách quy trình quản lý tài sản cố định

Thứ nhất, để sử dụng nguồn tài sản dài hạn có hiệu quả công ty cần quản lý sát sao tài sản cố định của mình. Đội ngũ quản lý cần thực hiện công tác thống kê TSCĐ theo hàng năm, phân loại TSCĐ theo từng danh mục cụ thể. Mục đích cảu việc phân loại TSCĐ là giúp công ty nắm bắt được tình trạng của tài sản thường xuyên. Đối với những TSCĐ có tính hiệu quả thấp cần được thanh lý, nhượng bán để tránh tình trạng ứ đọng vốn. Đồng thời, cần bảo trì bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay đầu tư mua sắm thêm TSCĐ mới để phục vụ cho công việc sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, Trung tâm Viễn thông 2 cần tăng cường công tác quy trình quyết định mua sắm TSCĐ. Việc công ty đưa ra quyết định mua sắm TSCĐ sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào nguồn vốn của công ty, đồng thời nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến quy

trình sản xuất và dẫn đến là hoạt động kinh doanh của công ty. Vậy nên, đưa ra quyết định mua sắm TSCĐ là một quyết định rất quan trọng, cần được xem xét thật kĩ lưỡng. Tránh tình trạng mua thừa TSCĐ, điều này sẽ dẫn đến tình trạng bị ứ đọng vốn của doanh nghiệp.

Thứ ba, bên cạnh việc mua sắm thêm TSCĐ, công ty luôn chú ý quan tâm đến việc thanh lý và xử lý TSCĐ không dùng đến. Mỗi năm, các nhà quản lý doanh nghiệp nên kiểm kê lại hàng hoá tài sản của mình. Nếu các TSCĐ ấy có dấu hiệu bị hỏng hóc, hao mòn hay không còn phù hợp với môi trường sản xuất của công ty thì nên được thanh lý, nhượng bán bớt. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cắt giảm được những chi phí phát sinh từ việc kho bãi để lưu trữ, chi phí quản lý hàng hoá bị tồn kho, chi phí bảo dưỡng sửa chữa các hàng hoá bị hao mòn. Từ đó, doanh nghiệp thu hồi lại được một phần giá trị khi thanh lý tài sản, sử dụng đồng vốn một cách hiệu quả hơn và có thêm khoản chi phí để mua sắm, nâng cấp những TSCĐ mới giúp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh.

Thứ tư, công ty thường xuyên đổi mới, bảo trì những thiết bị máy móc. Trong thời kì kinh tế hội nhập và thời kì công nghệ 4.0, công ty cần cập nhật các yếu tố công nghệ hiện đại nhất để phục vụ trong sản xuất kinh doanh, nó giúp khâu sản xuất làm việc năng suất có hiệu quả và giảm chi phí. Hơn nữa, việc cập nhật xu thế và cải tiến máy móc công nghệ cũng là một trong những việc làm hỗ trợ cho doanh nghiệp tăng trưởng năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo ra chất lượng tốt cho mỗi sản phẩm dịch vụ của mình và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.

Thứ năm, các nhà quản lý doanh nghiệp cũng như kế toán của công ty cần phải chú trọng quan tâm với việc quản lý tài sản bằng việc lên kế hoạc chi tiết cho từng TSCĐ, theo dõi nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ, lưu ý việc lập khấu hao chặt chẽ để tránh nguy cơ vốn đầu tư không được thu hồi đầy đủ. Do những tác động như: lạm phát, tỷ giá đồng tiền chênh lệch, công nghệ hiện đại đổi mới mà giá trị TSCĐ

thường bị hao mòn. Vì thế, công ty phải có công tác kiểm soát chặt chẽ TSCĐ, thường xuyên đánh giá lại giá trị của TSCĐ. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp thu hồi lại vốn một cách hiệu quả nhất và nhanh chóng có những biện pháp kịp thời để xử lý những TSCĐ hỏng hóc.

Một phần của tài liệu 203 giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại trung tâm viễn thông 2 – viễn thông hà nội (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w